Đánh giá mức độ sao chép hMAM mRNA, survivin mRNA từ tế bào ung thư vú

Đánh giá mức độ sao chép hMAM mRNA, survivin mRNA từ tế bào ung thư vú

Luận án Đánh giá mức độ sao chép hMAM mRNA, survivin mRNA từ tế bào ung thư vú.Ung thư vú (breast cancer) làtên gọi của ung thư có nguồn gốc từ mô vú, phần lớn từ các ống dẫn sữa hoặc các tiểu thùy [1]. Được coi là loại ung thư hay gặp trên thế giới, ung thư vú đứng hàng đầu trong các lo ại ung thư ở nữ giới. Theo cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (The International Agency for Research on Cance-IARC), ung thư vú chiếm 23% tổng số các loại ung thư ở phụ nữ trên thế giới[2]. Hàng năm trên toàn thế giới có khoảng 1,15 triệu phụ nữ mắc bệnh ung thư vú mới được chẩn đoán và 465.000 ca tử vong[3]. Tại Việt Nam,người ta ước tính tỷ lệ mắc ung thư vú chuẩn theo tuổi năm 2000 là 17,4/100.000 dân, đến năm 2010 là 29,9/100.000 dân đứngđầu trong các loạiung thư ở phụ nữ[4]. Không những là loại ung thư phổ biến,ung thư vú còn là nguyên nhân chính gây tử vong đối với phụ nữ ở nhiều nước trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển. Theo các nhà ung thư học nguy cơ mắc ung thư vú theo suốt cuộc đời người phụ nữ từ 20 tuổi đến 70 tuổi, ung thư vú nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì tỷ lệ sống trên 5 năm cao hơn một cách rõ rệt. Một nghiên cứu về kết quả điều trị theo giai đoạn cho thấy tỷ lệ sống sau 5 năm là 97,4% khi bệnh còn ở tại chỗ, 77,4% khi bệnh ở tại vùng, 21,2% khi đã có di căn xa, vì vậy chẩn đoán sớm ung thư vúđược coi là vấn đề quan trọng, cấp thiết trong sự nghiệp phòng chống ung thư[5].

Đánh giá mức độ sao chép hMAM mRNA, survivin mRNA từ tế bào ung thư vú Từ hơn hai thập niên gần đây công nghệ sinh học, đặc biệt là sinh học phân tử đã có những tiến bộ vượt bậc trên nhiều lĩnh vực chẩn đoán, điều trịvà theo dõi sau điều trị ung thư vú nhờ đó mà việc phát hiện ung thư vú sớm hơn, đánh giá giai đoạn ung thư vú chính xác hơn, có nhiều phương thức điều trị chuyên biệt phù hợp cho từng bệnh nhân cải thiện kết quả sống thêm và chất lượng sống cho người bệnh. Một trong những phương pháp đó là phát hiệncác tế bào ung thư dựa vào sự sao chép của các mRNA bất thường đặc trưng khối u mà ở người bình thường không thấy sự sao chép này, từ đó có 2thể phát hiện tế bào ung thư từ mô ung thư và tế bào ung thư di chuyển trong máu (TBUTM)ngay từ giai đoạn rất sớm[6]. Các nghiên cứu trên thế giới đãchứng minhcó rất nhiều gen liên quan đến ung thư vú, trong đó survivin, hMAM, được coi là gen có độ nhạy và độ đặc hiệu cao.Theo nghiên cứu Shen Chang xing, độ nhạy của hMAM mRNA, survivinmRNAtrong huyết thanh của bệnh nhân ung thư vúlà 36,2%, 33%, khi kết hợp 2 gen này và hTERT thì độ nhạy là 70%, không thấy có sự biểu hiện của hMAM mRNA, survivinmRNA ở người không mắc ung thư vú [7]. Theo các nghiên cứu gần đây của Chen CC về bốn loại mRNA là PTT1,survivin, UbcH10, TK(thymidin kinase) từ các TBUTM cho thấy độ nhạy đạt 76%-85%, độ đặc hiệu 75%-79% khi sử dụng từng dấu ấn riêng biệt, khi kết hợp 3 loại dấu ấn độ nhạy đạt 86%, độ đặc hiệu đạt tới 88%. Sử dụng 3 dấu ấn là mRNA khả năng phát hiện khối u nhỏ hơn 2cm là 79%, lớn hơn 2cm là 100%, phát hiện khối u vú ở giai đoạn 1 là 73%, giai đoạn 2 là là 95%, giai đoạn 3 là 100%[8]. Việc phát hiện nhiều dấu ấn ung thư có bản chất là mRNA đặc hiệu từ các TBUTMđã mở ra triển vọng phát hiện khối u di căn từ giai đoạn sớm vì vậy nghiên cứu:

Đánh giá mức độ sao chép hMAM mRNA, survivin mRNA từ tế bào ung thư vú

Được tiến hành với các mục tiêu:
1. Đánh giá mức độ sao chép hMAM mRNA, survivin mRNA từ mô ung thư vú.

2. Đánh giá mức độ sao chép hMAM mRNA, survivin mRNAtừ tế bào ung thư vú lưu hành trong máu

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Minh Hiền, Phạm Thiện Ngọc, Lê Thị Minh Phúc, Lê Quang Huấn (2012), Nghiên cứu phát hiện Survivin mRNA, hMAM mRNA từ các tế bào ung thư trong máu,Tạp chí Y học Việt Nam, tháng 8-số 2/2012,
trang 5-12.
2. Nguyễn Minh Hiền, Phạm Thiện Ngọc, Lê Thị Minh Phúc, Lê Quang Huấn (2012), Nghiên cứu sự sao chép (Transcription) gen Survivin từ các tế bào ung thư vú lưu hành trong máu,Tạp chí Y học thực hành số
846-2012, trang 204-208.
3. Nguyễn Minh Hiền, Phạm Thiện Ngọc, Lê Thị Minh Phúc, Lê Quang Huấn(2013), Nghiên cứu phát hiện hMAM mRNA từ các tế bào ung thư vú trong máu, Tạp chí ung thư học Việt Nam, số 1-2013, trang 443-455

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thụy Liên (1991). Ung thư vú,Bách khoa thư bệnh học, 2, Hà Nội, Nhà xuất bản Y hoc.
2. Đặng Huy Quốc Thịnh (2013). Nhìn lại những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị ung thư vú.Tạp chí Ung Thư học Việt Nam,1,259-269.
3. Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Chấn Hùng (2005). Tình Hình bệnh ung thư ở Việt Nam giai đoạn 2001-2004 qua ghi nhận ung thư ở 5 tỉnh thành Việt Nam,Tạp chí Ung thư học, 8.
4. Bùi Diệu và CS (2012). Gánh nặng bệnh ung thư và chiến lược phòng chống ung thư quốc gia đến năm 2020. Tạp chí Ung thư học Việt Nam,1: 13-16.
5. Nguyễn Bá Đức (2003). Bệnh ung thư vú, Nhà xuất bản Y học.
9. Phạm Minh Thôngvà CS (2013). Điện quang can thiệp ứng dụng trong
chẩn đoán và điều trị ung thư. Tạp chí Ung thư học,1,17-21.
10. Hoàng Văn Sơn (2009). Đại cương về chỉ tố ung thư. Ý nghĩa lâm sàngcủa các xét nghiệm hóa sinh. Hà nội, Nhà xuất bản Y học, 287-337.11. Hoàng Văn Sơn (2004). On measurement of tumor markers in
Vietnam.Journal of Tumor Markers Oncology, 53.
13. Tạ Văn Tờ và CS (2001). Nghiên cứu thụ thể phát triển biểu mô trong ung thư vú bằng nhuộm hóa mô miễn dịch.Số đặc biệt chuyên đề ung bướu học, phụ bản số 4(5), 23-28.
14. Đặng Thị Tuyết Minh, Trần Thị Vân Khánh, Nguyễn Thị Hà, Tạ Thành Văn (2008). Tăng cường sao chép Heparansulfate Interacting Protein (HIP) ở mô ung thư vú.Tạp chí nghiên cứu y học, 53, 8-12

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment