Đánh giá năng lực thực hành của điều dưỡng viên theo Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương
Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Đánh giá năng lực thực hành của điều dưỡng viên theo Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương.Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới năm 2006, tại các nước công nghiệp phát triển số lượng điều dưỡng viên trên một vạn dân rất cao, chảng hạn như Hà Lan (137,3), Anh (122), Nhật (77,9), Singapore (42,4)…Trong khi ở Việt Nam chỉ có trung bình 6,7 điều dưỡng viên trên một vạn dân [16].
Hiện nay, cả nước Việt Nam có khoảng gần 93.000 điều dưỡng, chiếm khoảng gần 30 % nhân lực chuyên môn của ngành y tế [10]. Dịch vụ chăm sóc do điều dưỡng cung cấp là một trong những trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế, đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. VỊ trí và vai trò của điều dưỡng ngày càng được khẳng định về mọi mặt về trình độ chuyên môn cũng như năng lực thực hành chăm sóc [26].
Chất lượng chăm sóc người bệnh đã có nhiều chuyển biến rõ rệt thông qua việc đổi mới các mô hình phân công chăm sóc, tổ chức chăm sóc người bệnh toàn diện, chuẩn hoá các kỹ thuật điều dưỡng. Vai trò và vị thế nghề nghiệp của điều dưỡng viên đã có những thay đổi cơ bản [16].
Tuy nhiên, ngành điều dưỡng đang đứng trước nhiều thách thức của sự phát triển: thiếu đội ngũ giáo viên và thiếu chuyên gia đầu ngành về điều dưỡng [7]. Khoa học điều dưỡng trong nước chưa phát triển kịp với những tiến bộ của điều dưỡng thế giới trong đào tạo điều dưỡng. Người điều dưỡng chưa được đào tạo để thực hiện thiên chức chăm sóc mang tính chủ động và chuyên nghiệp. Nguồn nhân lực điều dưỡng mất cân đối về cơ cấu dẫn đến sử dụng chưa phân biệt rõ trình độ đào tạo, kỹ năng; vị trí và hình ảnh người điều dưỡng trong xã hội tuy đã có thay đổi nhưng chưa được định hình rõ ràng [16].
Nhằm tăng cường chất lượng nguồn nhân lực điều dưỡng làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình đào tạo và sử dụng nhân lực điều dưỡng có hiệu quả và đáp ứng yêu cầu hội nhập với các nước trong khu vực, Bộ Y tế đã phối hợp với hội điều dưỡng việt Nam xây dựng bộ Chuẩn năng ỉực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam [7]. Bộ chuẩn năng lực này được áp dụng cho điều dưỡng viên (ĐDV) có trình độ từ cao đẳng điều dưỡng trở lên.
Dựa vào chuẩn năng lực, ĐDV sẽ đánh gỉá được năng lực làm việc và làm tốt hơn công việc của mình, giúp cho việc đánh giá điều dưỡng được khách quan hơn, từ đó cũng sẽ nâng cao vai trò, vị trí của người điều dưỡng trong nghề nghiệp và xã hội [7].
Dù Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam đã được triển khai và áp dụng ở hầu hết các bệnh viện bắt đầu từ tháng 04 năm 2012, nhưng hiện nay có một số nghiên cứu chỉ ra rằng năng lực thực hành chăm sóc của ĐDV ở Việt Nam vẫn còn hạn chế.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn (2014) [34], tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh cho thấy vẫn còn không ít ĐDV thực hành chăm sóc khồng đạt theo Chuẩn năng lực cơ bản (CNLCB) của điều dưỡng Việt Nam (ĐDVN). Nghiên cứu của Châu Hồng Ngọc (2013) [21], về đánh giá năng lực và các yếu tố liên quan của điều dưỡng cao đẳng và điều dưỡng đại học đang công tác tại cơ sở Y tế Việt Nam cũng cho kết quả tương tự. Do vậy, thực trạng năng lực thực hành của ĐDV theo CNLCB của ĐDVN đang là vấn đề rất cần được sự quan tâm đánh giá của các bệnh viện trong đó có bệnh viện tuyến tỉnh.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương là bệnh viện tuyến tỉnh trực thuộc Sở Y tế Bình Dương. Tiền thân của Bệnh viện là Nhà thương Phú Cường xây dựng năm 1890. Qua các giai đoạn lịch sử, bệnh viện được mang tên là Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương (từ năm 1997 đến nay).
Hiện nay, bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương được xếp là bệnh viện đa khoa hạng II, có 18 khoa và 7 phòng chức năng với quy mô 1200 giưòng bệnh, đội ngũ nhân viên y tế đông, đặc biệt là ĐDV, là tuyến điều trị cao nhất của tỉnh, chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh.
Cũng giống như các bệnh viện tuyến tỉnh khác, tình trạng quá tải tại bệnh viện luôn ở mức cao, ảnh hưởng đến năng lực thực hành chăm sóc người bệnh . Mặc dù đã được tập huấn và áp dụng chuẩn năng lực, đặc biệt là năng lực thực hành chăm sóc người bệnh cho ĐDV tại các khoa trong bệnh viện, nhưng theo như quan sát của tôi tại nơi đây thì vẫn còn không ít điều dưỡng viên có trình độ từ cao đẳng trở lên chưa áp dụng chuẩn năng lực vào trong chăm sóc người bệnh.
Đe có những biện pháp nhằm tăng cường chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện nói chung và nâng cao năng lực thực hành của điều dưỡng viên nói riêng thì việc tiến hành đánh giá năng lực là điều cần thiết. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá năng lực thực hành của điều dưỡng viên theo Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương” năm 2015.
Câu hỏi nghiên cứu:
Năng lực thực hành chăm sóc người bệnh theo chuẩn nàng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương hiện nay có tỷ lệ điều dưỡng viên đạt là bao nhiêu? Yếu tố nào ảnh hưởng đến năng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡng viên?
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỷ lệ điều dưỡng viên đạt năng lực thực hành chăm sóc theo Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam
Mục tiêu cụ thể:
1. Khảo sát đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
2. Xác định tỷ lệ điều dưỡng viên đạt thực hành chăm sóc theo Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam
3. Xác định một số yếu tố liên quan đến năng lực thực hành chăm sóc của điều dưõng viên
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 :TỒNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Điều dưỡng 5
1.1.1. Định nghĩa, chức năng, vai trò và nhiệm vụ của Điều dưỡng 5
1.1.1.1. Định nghĩa về Điều dưỡng 5
1.1.1.2. Định nghĩa về Điều dưỡng viên 6
1.1.1.3. Chức năng của điều dưỡng viên 6
1.1.1.4. Vai trò của điều dưỡng viên 6
1.1.1.5. Nhiệm vụ của ĐDV 7
1.1.2. BỐÌ cảnh chung về chuyên ngành điều dưỡng 8
1.1.2.1. Bối cảnh quốc tế 8
1.1.2.2. Chuyên ngành điều dưỡng trong bối cảnh chung của hệ thống y tể Việt
Nam 9
1.2. Khái niệm năng lực và tiêu chuẩn năng lực thực hành chăm sóc của điều
dưỡng viên 10
1.2.1. Năng lực, năng lực điều dưỡng 10
1.2.2. Tiêu chuẩn năng lực thực hành của ngành điều dưỡng trên thế giới 11
1.2.3. Tiêu chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam 12
1.2.3.1. Đối với cơ sở đào tạo: 12
1.2.3.2. Đối với cơ sở sử dụng nhân lực điều dưỡng 13
1.2.3.3. Đối với các cơ quan quản lý điều dưỡng 13
1.2.3. Các yếu tổ ảnh hưởng đến năng lực 13
1.2.4. Sự cần thiết của việc đánh giá năng lực 15
1.2.5. Các phương pháp đánh giá năng lực điều dưỡng 15
1.2.5.1. Đánh giá theo các danh mục tiêu chuẩn 15
1.2.5.2. Đánh giá từ phía đồng nghiệp 15
1.2.5.3. Đánh giá từ phía người bệnh 16
1.2.5.4. Đánh giá thông qua khóa đào tạo 16
1.2.5.5. Tự đánh giá 16
1.2.5.6. Đánh giá theo bảng kiểm và quan sát trực tiếp 16
1.3. Các nghiên cứu về đánh giá năng lực và các yếu tố liên quan của ĐD trên
thế giới và Việt Nam 16
1.3.1. Trên thế giới 16
1.3.2. Tại Việt Nam 19
1.4. Lý thuyết về điều dưỡng của Pender và ứng dụng trong nghiên cứu 24
1.4.1. Vài nét giới thiệu về lý thuyết điều dưỡng Pender 24
1.4.2. ứng dụng mô hình nâng cao sức khỏe trong thực hành điều dưỡng của
lý thuyết Pender vào trong nghiên cứu 26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 29
2.1. Thiết kế nghiên cứu 29
2.2. Thời gian nghiên cứu 29
2.3. Địa điểm nghiên cứu 29
2.4. Đối tượng nghiên cứu 29
2.4.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.4.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu 29
2.4.2.1. Tiêu chí chọn mẫu: 29
2.4.2.2. Tiêu chí loại trừ 29
2.5. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu 30
2.5.1. Phương pháp chọn mẫu 30
2.5.2. Công cụ thu thập số liệu 30
2.5.3. Phương pháp thu thập số liệu 31
2.6. Kiểm soát sai lệch 31
2.7. Biến số và định nghĩa các biến số 32
2.8. Xử lý và phân tích số liệu 32
2.9. Vấn đề y đức 32
2.10. Hạn chế của đề tài 33
Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 34
3.1 .Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 34
3.1.1 .Đặc điểm nhóm tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn của ĐDV 34
3.1.2. Đặc điểm thâm niên công tác của ĐDV 35
3.1.3. Khoa công tác của ĐDV 36
3.1.4. Đặc điểm số bệnh nhân/lĐD chăm sóc một ngày 37
3.1.5. Đặc điểm về đào tạo của ĐDV 38
3.1.6. Tỷ lệ ĐDV cập nhật kiến thức chuyên môn 39
3.2. Năng lực thực hành chăm sóc (NLTHCS) của ĐDV theo từng tiêu chuẩn
trong CNLCB của ĐDVN 40
3.3. Năng lực thực hành chăm sóc của ĐDV theo CNLCB của ĐDVN 42
3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng lực thực hành chăm sóc của ĐDV .. 43
3.4.1. Ảnh hưởng của giới tính lên năng lực thực hành của ĐDV 43
3.4.2. Ảnh hưởng của nhóm tuổi lên năng lực thực hành của ĐDV 44
3.4.3. Ảnh hưởng của trình độ học vấn lên năng lực thực hành của ĐDV 45
3.4.4. Ảnh hưởng của thâm niên công tác lên năng lực thực hành của ĐDV. 46
3.4.5. Ảnh hưởng của khoa phòng công tác với NLTHCS của ĐDV 47
3.4.6. Ảnh hưởng của số lượng bệnh nhân được ĐDV chăm sóc mỗi ngày lên
NLTHCS của ĐDV 49
3.4.7. Ảnh hưởng của việc đào tạo về CNLCB của ĐDVN với NLTHCS của
ĐDV 50
3.4.8. Ảnh hưởng của việc cập nhật kiến thức chuyên môn với NLTHCS của
ĐDV 51
Chương 4: BÀN LUẬN 53
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 53
4.1.1. Giới tính của ĐDV: 53
4.1.2. Tuổi của ĐDV: 53
4.1.3. Trình độ chuyên môn của ĐDV: 54
4.1.4. Thâm niên công tác của ĐDV 54
4.1.5. Khoa công tác của ĐDV 54
4.1.6. Số bệnh nhân/1 ĐD chăm sóc mỗi ngày 55
4.1.7. Đào tạo của ĐDV 55
4.1.8. Cập nhật kiến thức chuyên môn của ĐDV 56
4.2. Năng lực thực hành chăm sóc của ĐDV theo CNLCB của ĐDVN 56
4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng lực thực hành chăm sóc của ĐDV .. 63
4.3.1. Ảnh hưởng của giới tính lên năng lực thực hành chăm sóc của ĐDV. 63
4.3.2. Ảnh hưởng của nhóm tuổi lên năng lực thực hành chăm sóc của ĐDV63
4.3.3. Ảnh hưởng của trình độ lên năng lực thực hành chăm sóc của ĐDV… 64
4.3.4. Ảnh hưởng của thâm niên công tác lên năng lực thực hành chăm sóc
của ĐDV 64
4.3.5. Ảnh hưởng của khoa công tác lên năng lực thực hành chàm sóc của
ĐDV 65
4.3.6. Ảnh hưởng số lượng bệnh nhân được ĐDV chăm sóc mỗi ngày lên năng
lực thực hành chăm sóc của ĐDV 66
4.3.7. Ảnh hưởng của đào tạo lên năng lực thực hành chăm sóc của ĐDV… 66
4.3.8. Ảnh hưởng của việc ĐDV cập nhật kiến thức chuyên môn lên năng lực
thực hành chăm sóc của ĐDV 67
KẾT LUẬN 69
KIẾN NGHỊ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG Trang
Bảng 3.1. Đặc điểm nhóm tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn 34
Bảng 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân chăm sóc/ngày 37
Bảng 3.3. Tỷ lệ ĐDV được tập huấn và hướng dẫn về CNLCB của
ĐDVN…………. …………………………………………….1. 38
Bảng 3.4 . Tỷ lệ điều dưỡng viên đạt các tiêu chuẩn năng lực thực
hành chăm sóc 40
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa giới tính với năng lực thực hành của
ĐDV 43
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa nhóm tuổi với năng lực thực hành của
ĐDV 44
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa trình độ học vấn với năng lực thực
hành của ĐDV 45
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa thâm niên công tác với năng lực thực
hành của ĐDV 46
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa khoa phòng công tác với năng lực thực
hành với của ĐDV 47
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa số lượng bệnh nhân được ĐDV chăm
sóc mỗi ngày lên năng lực thực hành của ĐDV 49
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa việc được đào tạo về CNLCB của
ĐDVN với NLTHCS của ĐDV 50
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa năng lực thực hành với việc cập nhật
kiến thức chuyên môn của ĐDV 51
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐÒ
Biếu đồ 3.1. Phân bố thâm niên công tác 3 5
Biểu đồ 3.2. Phân bố khoa công tác 36
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ điều dưỡng viên cập nhật kiến thức chuyên môn
trong 1 năm vừa qua 39
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ điều dưỡng viên đạt năng lực thực hành chăm sóc
theo CNLCB của ĐDVN 42
Nguồn: https://luanvanyhoc.com