Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành tiêm vắc xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung ở phụ nữ 15-49 tuổi tại TP cần Thơ năm 2020 – 2021

Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành tiêm vắc xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung ở phụ nữ 15-49 tuổi tại TP cần Thơ năm 2020 – 2021

Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành tiêm vắc xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung ở phụ nữ 15-49 tuổi tại TP cần Thơ năm 2020 – 2021.Ung thư cổ tử cung là một loại ung thư phổ biến ở phụ nữ trên toàn thế giới, là mối quan tâm đặc biệt của ngành y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng [71]. Trên toàn cầu, vào năm 2020, ước tính có 604 000 trường hợp mới mắc ung thư cổ tử cung và 342 000 trường họp tử vong do ung thư cổ tử cung xảy ra [46].
Human papillomavirus(HPV) là một nhóm virus cực kỳ phổ biến trên toàn thế giới. Có hom 100 loại HPV, trong đó ít nhất 14 loại gây ung thư (còn được gọi là loại có nguy cơ cao). Hai type HPV chính là HPV 16, 18 là các type lây nhiễm và gây ung thư cổ tử cung (UTCTC) phổ biến nhất chiếm khoảng 70% trường hợp gây ung thư cổ tử cung. Tại Hoa Kỳ, có khoảng 20 triệu người nhiễm HPV, trong đó có 50 -70% nhiễm type HPV có nguy cơ cao biến thành ung thư cổ tử cung [33],[73].


Tại Việt Nam, theo báo cáo của HPV Information Center năm 2018, UTCTC phổ biến thứ ba ở phụ nữ trong độ tuổi 15 đến 44. Năm 2018, Việt Nam ghi nhận khoảng 4.177 ca mắc mới và 2.420 ca tử vong do căn bệnh này, tức mỗi ngày có 7 phụ nữ Việt tử vong do căn bệnh này [31]. Theo “Kế hoạch hành động quốc gia về Dự phòng và Kiểm soát ung thư cổ tử cung giai đoạn 2016-2025” của Bộ Y tế, 80% phụ nữ có nguy cơ nhiễm virus HPV ít nhất 1 lần trong đời, tỷ lệ nhiễm cao nhất xảy ra ở độ tuổi 20-30, có thể lên đến 20-25% [2]. Một nghiên cứu của Cao Minh Chu và Lê Trung Thọ (2013) tỉ lệ nhiễm HPV chung trong cộng đồng TP. cần Thơ là 10,2%; tỷ lệ nhiễm HPV cao nhất ở nữ trong độ tuổi 40-49 tuổi và thấp ở nhóm dưới 29 tuổi [6].
Cùng với sự tăng nhanh tỷ lệ nhiễm HPV trong cộng đồng, UTCTC thực sự trở thành gánh nặng bệnh tật toàn cầu, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và tâm lý của nữ giới, gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội. Ngày nay với tiến bộ của y học đã tìm ra vắc xin ngừa virus HPV có nguy cơ cao gây UTCTC, vắc xin đã được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Gánh nặng liên quan đến UTTC là một vấn đề quan trọng ở các nước Đông Nam Á, việc thực hiện tiêm phòng HPV sẽ tạo ra lợi ích kinh tế và sức khỏe đáng kể ở các nước Đông Nam Á vì số ca ung thư cổ tử cung ở khu vực này nói chung là cao. Vì vậy, một khuyến nghị rõ ràng về cách thức tiêm phòng HPV nên được thực hiện ở một quốc gia, chẳng hạn như liều lượng, chi phí, trường học hoặc trên lâm sàng, là cần thiết [39]. Tuy nhiên, một nghiên cứu cắt ngang đã được thực hiện ở các nước Ả Rập: Jordan, Qatar, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Iraq nhằm để điều tra kiến thức và nhận thức về vắc-xin HPV của phụ nữ và sự chấp nhận của họ để nhận vắc xin, có 3658 cá nhân tham gia vào nghiên cứu những người tham gia trẻ hon (18-25 tuổi), có trình độ học vấn sau đại học hoặc nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực y tế có xu hướng có kiến thức cao hon về vắc-xin HPV so với những người khác [56].
Vắc xin HPV được giới thiệu ở nước ta từ năm 2008 nhung mới được người dân quan tâm nhiều vài năm gần đây. Theo nghiên cứu của Trần Thụy Nhã Phưong, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang tại quận Gò vấp, Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ nữ sinh 11-18 tuổi đã tiêm ngừa vắc xin là 10,45%, các yếu tố liên quan đến việc quyết định con tiêm ngừa là học vấn của mẹ và bà mẹ có nghe về HPV có con tiêm ngừa cao gấp 10 lần các bà mẹ không biết vắc xin HPV [24]. Điều này cho thấy kiến thức về bệnh lý UTCTC mặc dù là bệnh đứng hàng thứ hai trên thế giới nhưng phụ nữ lại không biết nhiều và không biết được yếu tố dự phòng ung thư cổ tử cung là vắc xin. vấn đề này chưa được nghiên cứu nhiều ở nước ta, trong đó có cần Thơ. Xuất phát từ đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành tiêm vắc xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung ở phụ nữ 15-49 tuổi tại TP cần Thơ năm 2020 – 2021 ” với 2 mục tiêu:
1.    Xác định tỷ lệ phụ nữ có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về tiêm vắc xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung ở phụ nữ 15-49 tuổi tại thành phố cần Thơ năm 2020-2021
2.    Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành tiêm vắc xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung ở phụ nữ 15-49 tuổi tại thành phố cần Thơ năm 2020-2021

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIÊU ĐỒ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT    4
MỞ ĐẦU    1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.    Tổng quan về ung thư cổ tử cung và human papillomavirus    3
1.2.     Dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung    8
1.3 Một số nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành tiêm vắc xin HPV phòng
ngừa ung thư cổ tử cung    14
1.4. Sơ lược về Thành phố càn Thơ    18
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU    19
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    19
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    19
2.3.    Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu    29
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN cứu    30
3.1.    Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    30
3.2.    Kiến thức, thái độ, thực hành của PN 15-49 tuổi về tiêm ngừa vắc xin HPV
phòng ngừa UTCTC    35
3.3.    Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về tiêm vắc xin HPV
phòng ngừa UTCTC    43
Chương 4 BÀN LUẬN    57
4.1    Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    57
4.2    Kiến thức, thái độ, thực hành của PN 15-49 tuổi về tiêm vắc xin HPV phòng
ngừaUTCTC    61
4.3 Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành tiêm vắc xin HPV
phòng ngừa UTCTC ở PN 15-49 tuổi    70
KÉT LUẬN    79
KIẾN NGHỊ    80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm chung tuổi, dân tộc, tôn giáo trình độ học vấn    30
Bảng 3.2. Đặc điểm chung về nghề nghiệp, nơi sống, tình trạng kinh tế và thu nhập cá nhân    31
Bảng 3.3. Đặc điểm chung về tuổi quan hệ tình dục, tình trạng hôn nhân, số con trong gia đình của đối tượng nghiên cứu    31
Bảng 3.4. Các đặc điểm chung về tiền sử gia đình có mắc UTCTC    32
Bảng 3.5. Tiếp cận thông tin về vắc xin HPV    32
Bảng 3.6. Nhu cầu cung cấp thông tin về vắc xin HPV phòng UTCTC    33
Bảng 3.7. Các nguồn nhận thông tin về vắc xin HPV    33
Bảng 3.8. Nguồn cung cấp thông tin về vắc xin HPV dễ tiếp cận và dễ hiểu    34
Bảng 3.9. Lời khuyên có ảnh hưởng đến quyết định tiêm vắc xin của đối tượng     34
Bảng 3.10. Đối tượng biết về virus HPV gây ung thư cổ tử cung    35
Bảng 3.11. Kiến thức về virus HPV gây ung thư cổ tử cung    36
Bảng 3.12. Đối tượng nghiên cứu biết có vắc xin HPV phòng ngừa UTCTC    36
Bảng 3.13. Kiến thức về mục đích và đối tượng tiêm ngừa vắc xin HPV    36
Bảng 3.14. Kiến thức về vắc xin HPV    37
Bảng 3.15. Kiến thức về tiêm vắc xin HPV    37
Bảng 3.16. Thái độ của PN 15-49 tuổi về tiêm vắc xin HPV    39
Bảng 3.17. Thực hành của PN 15-49 tuổi về tiêm vắc xin HPV    40
Bảng 3.18. Thực hành tiêm vắc xin HPV phòng ngừa UTCTC của PN 15-49    41
Bảng 3.19. Lý do chưa tiêm vắc xin phòng UTCTC cho con gái    42
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tuổi, dân tộc, tôn giáo với kiến thức chung    43
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa trình độ học vấn, nghề nghiệp với kiến thức chung .43
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân, kinh tế gia đình, nơi sống với kiến thức chung    44
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa tiếp cận truyền thông với kiến thức chung    45
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa tuổi, dân tộc, tôn giáo với thái độ chung    45
Bảng 3.25 Mối liên quan giữa trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, tình trạng hôn nhân, tiền sử, nơi sống, QHTD với thái độ chung    46
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa tiếp cận truyền thông với thái độ chung    47
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa tuổi, dân tộc, tôn giáo trình độ học vấn, nghề nghiệp với thực hành chung    48
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân, kinh tế gia đình, nơi sống, QHTD với thực hành chung    49
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa tiếp cận truyền thông với thực hành chung    49
Bảng 3.30. Mối liên quan giữa nhận lời khuyên với TH tiêm vắc xin của đối tượng..50 Bảng 3.31. Mối liên quan giữa TH tiêm vắc xin cho bản thân với TH tiêm vắc xin cho con gái    50
Bảng 3.32. Mối liên quan giữa KT và TH tiêm vắc xin HPV phòng ngừa UTCTC 51 Bảng 3.33. Mối liên quan giữa kiến thức chung với thái độ chung    51
Bảng 3.34. Mối liên quan giữa kiến thức chung với thực hành chung    52
Bảng 3.35. Mối liên quan giữa thái độ chung với thực hành chung    52
Bảng 3.36. Phân tích hồi quy đa biến giữa một số yếu tố liên quan với kiến thức chung của đối tượng nghiên cứu    53
Bảng 3.37. Phân tích hồi quy đa biến giữa một số yếu tố liên quan với thái độ chung của đối tượng nghiên cứu    54
Bảng 3.38. Phân tích hồi quy đa biến giữa một số yếu tố liên quan với thực hành chung của đối tượng nghiên cứu    55

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment