ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ CĂNG THẲNG CÔNG VIỆC CỦA CÁC ĐIỀU DƯỠNG LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2020
ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ CĂNG THẲNG CÔNG VIỆC CỦA CÁC ĐIỀU DƯỠNG LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2020
Học viên: Nguyễn Thị Hương
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Lê Thị Thanh Xuân
Trong xã hội hiện đại, căng thẳng công việc ngày càng trở nên phổ biến. Căng thẳng công việc có nguy cơ cao ở nhân viên y tế, nhất là điều dưỡng tại các bệnh viện. Do đó, nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu mô tả nguy cơ căng thẳng công việc và phân tích một số yếu tố liên quan đến nguy cơ căng thẳng công việc của các điều dưỡng lâm sàng của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình năm 2020.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành từ tháng 11/2019 đến tháng 09/2020 trên 261 điều dưỡng đang làm việc tại 22 khoa lâm sàng thuộc bệnh viện. Nghiên cứu thu thập các thông tin về nhân khẩu học, đặc điểm gia đình, xã hội, đặc điểm công việc và mối quan hệ trong công việc. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng Bộ câu hỏi môi trường tâm lý công việc (JCQ) đã được dịch và chuẩn hoá tiếng Việt để thu thập các thông tin liên quan tới môi trường tâm lý trong công việc của điều dưỡng viên. Số liệu được nhập và mã hóa vào máy tính bằng phần mềm Epidata 3.1, làm sạch bằng phần mềm Microsoft Excel 16.0 trước khi được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0.
Kết quả cho thấy, tỷ lệ có nguy cơ căng thẳng công việc của điều dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình là 13,0%. Điểm trung bình khả năng kiểm soát/tự chủ trong công việc là: 66,9 ± 5,8; Điểm trung bình mức độ yêu cầu công việc, là: 29,4 ± 3,6; Điểm trung bình sự hỗ trợ về mặt xã hội, là: 24,0 ± 2,0. Những yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với nguy cơ căng thẳng của các điều dưỡng viên được chỉ ra: Những điều dưỡng có thu nhập dưới 5 triệu đồng một tháng thì có xu hướng gặp căng thẳng trong công việc cao gấp 2,7 lần so với những điều dưỡng có thu nhập trên 5 triệu đồng (p= 0,04). Điều dưỡng khối Nội, khối Nhi và các chuyên khoa ii
khác thì có nguy cơ căng thẳng công việc thấp hơn lần lượt 6,7 lần, 1,96 lần và 3,1 lần so với điều dưỡng khối Ngoại, tuy nhiên chỉ có sự khác biệt ở điều dưỡng khối Ngoại là có ý nghĩa thống kê (p = 0,03).
Vì vây, việc nâng cao đời sống, cải thiện thu nhập cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện là việc làm cần thiết. Bệnh viện có thể triển khai khám sàng lọc hoặc lồng ghép các khảo sát để phát hiện nhanh những điều dưỡng gặp căng thẳng trong công việc trong các lần khám sức khỏe định kỳ, đồng thời tổ chức các buổi tập huấn, cung cấp các tài liệu hướng dẫn về ứng phó căng thẳng để các điều dưỡng được nâng cao nhận thức và khả năng ứng phó với căng thẳng công việc.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………….3
Chương 1……………………………………………………………………………………………………..4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………………………..4
1.1. Đại cương về căng thẳng công việc…………………………………………………………4
1.1.1. Định nghĩa căng thẳng công việc ………………………………………………………4
1.1.2. Mô hình yêu cầu – kiểm soát công việc (job demand – control model) ….4
1.1.3. Các yếu tố liên quan đến nguy cơ của căng thẳng công việc…………………5
1.2. Thực trạng căng thẳng công việc ở điều dưỡng trên Thế giới và tại Việt Nam
…………………………………………………………………………………………………………………7
1.2.1. Trên thế giới …………………………………………………………………………………..7
1.2.2. Tại Việt Nam ………………………………………………………………………………….8
1.3. Một số yếu tố liên quan đến nguy cơ căng thẳng công việc ở điều dưỡng ……9
1.3.1. Yếu tố liên quan đến môi trường làm việc………………………………………….9
1.3.2. Yếu tố liên quan đến cá nhân, gia đình, xã hội ………………………………….13
1.4. Các thang đo căng thẳng và giới thiệu về bộ câu hỏi JCQ ………………………..14
1.5. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………….16
1.6. Khung lý thuyết ………………………………………………………………………………….18
Chương 2……………………………………………………………………………………………………19
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………19
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………….19
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………19
2.2.1. Thời gian nghiên cứu…………………………………………………………………….19
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu: ……………………………………………………………………19
2.3. Thiết kế nghiên cứu: …………………………………………………………………………..19
2.4. Cỡ mẫu:…………………………………………………………………………………………….19
2.5. Phương pháp chọn mẫu ……………………………………………………………………….20
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ……………………………………………………………….20iii
2.7. Các biến số nghiên cứu………………………………………………………………………..21
2.8. Tiêu chuẩn đánh giá căng thẳng công việc và sự hỗ trợ tại nơi làm việc…….22
2.9. Phương pháp phân tích số liệu:…………………………………………………………….23
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu…………………………………………………………..24
Chương 3……………………………………………………………………………………………………25
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………….25
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………25
3.2. Đặc điểm về môi trường làm việc …………………………………………………………28
3.3. Nguy cơ căng thẳng công việc của điều dưỡng……………………………………….34
3.4. Các yếu tố liên quan đến nguy cơ căng thẳng công việc ở điều dưỡng ………35
3.4.1. Các yếu tố nhân khẩu học………………………………………………………………….35
3.4.2. Các yếu tố gia đình xã hội …………………………………………………………………36
3.4.3. Các yếu tố về đặc điểm công việc ………………………………………………………37
3.4.4. Các yếu tố về môi trường làm việc……………………………………………………..39
3.4.5. Các yếu tố về mối quan hệ trong công việc………………………………………….39
Chương 4……………………………………………………………………………………………………56
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………..56
1. Nguy cơ căng thẳng công việc của điều dưỡng lâm sàng – Bệnh viện đa khoa
tỉnh Hòa Bình……………………………………………………………………………………………56
2. Các yếu tố liên quan đến nguy cơ căng thẳng công việc của điều dưỡng lâm
sàng – Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. ……………………………………………………..56
Chương 5……………………………………………………………………………………………………57
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………57
Khuyến nghị đối với lãnh đạo bệnh viện………………………………………………………57
Khuyến nghị đối với cán bộ điều dưỡng tại bệnh viện…………………………………5
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu: …………………………………..25
Biểu đồ 3.1: Đặc điểm về bộ phận làm việc……………………… …………………………….24
Bảng 3.2: Đặc điểm về gia đình, xã hội của đối tượng nghiên cứu……………………..27
Bảng 3.3: Đặc điểm về công việc……………………………………………………………………28
Bảng 3.4: Đặc điểm về môi trường làm việc ……………………………………………………30
Bảng 3.5: Đặc điểm về mối quan hệ trong công việc ……………………………………….31
Bảng 3.6: Đặc điểm sự hỗ trợ ở nơi làm việc đánh giá theo bộ câu hỏi tính chất
công việc (JCQ)………………………………………………………………………………………….332
Bảng 3.7: Đặc điểm khả năng kiểm soát/tự chủ trong công việc đánh giá theo bộ
câu hỏi tính chất công việc………………………………………………………………..32
Bảng 3.8: Đặc điểm yêu cầu công việc đánh giá theo bộ câu hỏi tính chất công việc
(JCQ)…………………………………………………………………………………………32
Biểu đồ 3.2: Phân loại công việc theo mức độ căng thẳng ………………………………..34
Biểu đồ 3.3: Nguy cơ căng thẳng công việc theo khoa lâm sàng…………………….35
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa nguy cơ căng thẳng công việc và đặc điểm nhân khẩu
học của điều dưỡng ………………………………………………………………………………………35
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa nguy cơ căng thẳng công việc và đặc điểm gia đình,
xã hội………………………………………………………………………………………………………….36
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa nguy cơ căng thẳng công việc và đặc điểm công
việc …………………………………………………………………………………………………………….37
Bảng 3.12:Mối liên quan giữa nguy cơ căng thẳng công việc và đặc điểm môi
trường làm việc ……………………………………………………………………………………………39
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa nguy cơ căng thẳng công việc và mối quan hệ trong
công việc……………………………………………………………………………………………………..39
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa nguy cơ căng thẳng công việc và sự hỗ trợ tại nơi
làm việc ………………………………………………………………………………………………………40
Bảng 3.15: Hồi quy logistic đa biến mối liên hệ giữa nguy cơ căng thẳng công việc
và các yếu tố liên quan………………………………………………………………………………….4
Nguồn: https://luanvanyhoc.com