Đánh giá sự thay đổi kiến thức của bà mẹ về vàng da sơ sinh tại bệnh viện Phụ Sản tỉnh Nam Định
Đánh giá sự thay đổi kiến thức của bà mẹ về vàng da sơ sinh tại bệnh viện Phụ Sản tỉnh Nam Định.Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi kiến thức của bà mẹ về vàng da sơ sinh sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện Phụ Sản tỉnh Nam Định. Phương pháp: Can thiệp một nhóm có so sánh trước sau trên 151 bà mẹ về vàng da sơ sinh tại bệnh viện Phụ Sản tỉnh Nam Định từ tháng 1/2015 đến tháng 9/2015. Kết quả: Kiến thức của bà mẹ về vàng da sơ sinh trước giáo dục sức khoẻ còn thấp. Sau giáo dục sức khoẻ, kiến thức của bà mẹ được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức tốt tăng từ 4,6% lên 48,3%, kiến thức trung bình giảm từ 37,1% xuống 15,2%, kiến thức yếu giảm từ 30,5% xuống 6,6%. Kiến thức có sự thay đổi nhiều nhất là đáp ứng của bà mẹ về cách xử trí làm giảm vàng da cho trẻ (41,1% – 78,8%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Kết luận: Kiến thức của bà mẹ về vàng da sơ sinh còn thấp. Sau giáo dục sức khoẻ, kiến thức của bà mẹ được cải thiện rõ rệt.
da là sự nhuộm màu vàng của da, niêm mạc và kết mạc mắt do sự gia tăng sắc tố mật Bilirubin trong máu quá giới hạn bình thường [3]. Vàng da sơ sinh bệnh lý nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ để lại biến chứng rất nặng nề cho trẻ. Các bà mẹ còn chưa tiếp cận được với các nguồn thông tin khoa học. Do chưa hiểu đúng về mối đe dọa của vàng da sơ sinh nên họ coi thường và đánh đồng mọi trường hợp đều là vàng da sinh lý. Các bà mẹ cũng chưa biết cách phát hiện vàng da. Các niềm tin sai lệch về hiệu quả của phơi nắng trên vàng da, tập quán nằm buồng tối cũng như kiêng ra khỏi nhà trong thời kỳ hậu sản… cản trở bà mẹ đưa trẻ đi khám để được điều trị kịp thời vàng da nặng. Theo nghiên cứu năm 2009, có 38,8% trẻ sơ sinh vàng da tăng Bilirubin tự do bệnh lý trong tổng số trẻ sơ sinh nhập viện điều trị tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Đây là một tỉ lệ rất cao và đáng báo động trong khu vực [6]. Theo Cam Ngọc Phượng “cứ khoảng 25 trẻ sơ sinh bị vàng da do bệnh lý có 1 trẻ bị biến chứng não”. Biến chứng vàng nhân não có xu hướng tăng dần [6]. Tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định, nhiều trẻ phải nhập viện do vàng da nặng hoặc vàng da kéo dài. Theo thông tư số 07/2011/TT- BYT, quy định rõ nhiệm vụ của điều dưỡng đối với công tác giáo dục sức khoẻ [1]. Do đó phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe đến mọi người dân đặc biệt là bà mẹ sau sinh có con trong giai đoạn sơ sinh là một biện pháp hữu hiệu nhằm: Phát hiện sớm vàng da sơ sinh bệnh lý để đưa trẻ nhập viện điều trị kịp thời. Bà mẹ có kiến thức tốt khi chăm sóc trẻ bị vàng da sơ sinh, đặc biệt là trẻ bị vàng da bệnh lý góp phần hạn chế tối đa các biến chứng do bệnh lý vàng da sơ sinh. Với mục đích đó, nhóm nghiên cứu tiến hành hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá sự thay đổi kiến thức của bà mẹ về vàng da sơ sinh tại bệnh viện Phụ Sản tỉnh Nam Định ”. Với mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi kiến thức của bà mẹ về vàng da sơ sinh sau giáo dục sức khỏe tại bệnh viện Phụ Sản tỉnh Nam Định
https://thuvieny.com/danh-gia-su-thay-doi-kien-thuc-cua-ba-me-ve-vang-da-so-sinh/