Đánh giá sự thay đổi một số chỉ số tuần hoàn, hô hấp, cơ học phổi của phương thức hỗ trợ áp lực
Đánh giá sự thay đổi một số chỉ số tuần hoàn, hô hấp, cơ học phổi của phương thức hỗ trợ áp lực (psv) so với phương thức hỗ trợ đồng thì cách quãng (simv) ở bệnh nhân bỏ thở máy sau mổ
Vũ Hoàng Phương1, Nguyễn Thị Vân1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá sự thay đổi một số chỉ số tuần hoàn, hô hấp và cơ học phổi của phương thức PSV so với phương thức SIMV ở bệnh nhân bỏ thở máy sau mổ. 70 bệnh nhân thở máy sau phẫu thuật > 24h được chia làm 2 nhóm: 35 bệnh nhân bỏ thở máy theo phương thức PSV và 35 35 bệnh nhân bỏ thở máy theo phương thức SIMV tại Khoa Gây mê Hồi sức và Chống đau – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 7 năm 2020. Sự thay đổi các chỉ số về tuần hoàn, hô hấp và cơ học phổi (VT, MV, PIP) của người bệnh chuyển từ thở máy kiểm soát hoàn toàn sang thở máy hỗ trợ bằng phương thức PSV và SIMV được ghi lại ở các thời điểm 30 phút, 60 phút và 90 phút. Ở nhóm SIMV, chỉ số mạch, huyết áp, tần số hô hấp tăng lên có ý nghĩa thống kê so với nhóm PSV khi chuyển từ A/C sang PSV/SIMV và cả khi giảm dần mức áp lực hỗ trợ. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phương thức SIMV có thể làm cho người bệnh gắng sức nhiều hơn so với phương thức PSV khi bỏ máy thở sau mổ.
Bỏ máy thở là quá trình chuyển từ thở máy sang thở tự nhiên, chuyển từ công hô hấp của máy thở sang công hô hấp của bệnh nhân. Quá trình này được thực hiện bằng các phương thức hỗ trợ một phần với mục đích giảm dần sự kiểm soát thông khí của máy thở xuống. Thông khí bắt buộc đồng thì ngắt quãng (Synchronized Intermittent Mandatory Ventilation – SIMV) là một phương thức kinh điển để thở máy và bỏ thở máy trong nhiều đơn vị hồi sức.1 SIMV cho phép bỏ thở máy bằng cách giảm dần các nhịp thở kiểm soát của máy, để bệnh nhân dần dần tự quản lý nhịp thở của mình. Trong khi đó, phương thức hỗ trợ áp lực (Pressure Support Ventilation – PSV) hỗ trợ áp lực cho mỗi nhịp thở được khởi phát bởi nỗ lực hít vào của bệnh nhân để làm giảm công hô hấp. Áp lực hỗ trợ này sẽ được điều chỉnh giảm dần trong quá trình cai máy thở. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng PSV là phương thức bỏ máy thở có nhiều lợi ích hơn so SIMV.2,3 Tác giả Leung cho thấy bệnh nhân phải nỗ lực ít hơn ở phương thức PSV so với SIMV.4Tuy nhiên, một nghiên cứu quan sát, hồi cứu khảo sát về các phương thức thở máy được áp dụng ở 12 đơn vị ICU từ 2010 đến 2016 cho thấy SIMV vẫn là phương thức thở máy được sử dụng rộng rãi.5El-Khatib cho thấy sự thay đổi ít hơn về hô hấp và chuyển hóa trên bệnh nhân thở máy bằng phương thức PSV so với phương thức SIMV khi giảm sự hỗ trợ ở các mức tương đương nhau.6 Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào đánh giá thay đổi về tuần hoàn, hô hấp và cơ học phổi của phương thức PSV và SIMV trên.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com