Đánh giá tác dụng của bài thuốc CRHV kết hợp điện châm trong hỗ trợ điều trị nghiện rượu
Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng của bài thuốc CRHV kết hợp điện châm trong hỗ trợ điều trị nghiện rượu.Nghiện rượu là vấn nạn đang phổ biến gây ra nhiều gánh nặng về sức khoẻ, kinh tế và xã hội nghiêm trọng. Theo thống kê, có tới 3,3 triệu ca tử vong là do sử dụng rượu mỗi năm trên toàn thế giới [54]. Việc sử dụng rượu được coi là yếu tố nguy cơ hàng thứ ba góp phần vào gánh nặng bệnh tật toàn cầu ở nam giới [44]. Nghiện rượu vẫn rất phổ biến ở các nước phát triển và chúng cũng là yếu tố chính trong bệnh xơ gan [52]. Rượu ảnh hưởng đến sức khỏe của không chỉ cá nhân uống mà cả thai nhi ở phụ nữ mang thai. Tác dụng gây độc thần kinh của rượu có thể gây ra một loạt các khuyết tật bẩm sinh, bao gồm rối loạn phổ rượu ở thai nhi và tử vong thai nhi, thai chết lưu, tử vong ở trẻ sơmsinh và trẻ em [36]. Việt Nam, theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới năm 2011, được xếp vào nhóm 25 quốc gia tiêu thụ rượu bia nhiều nhất, đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á [54]. Theo thống kê tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai có đến hơn 40% số bệnh nhân bệnh gan là do rượu [25]. Viện Sức khỏe Tâm thần Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương đã điều tra ở 15 xã, phường trong cả nước cho thấy: tỷ lệ lạm dụng rượu cao ở khu vực thành phố, đô thị, chiếm khoảng 5 – 10% dân số [13]. Đa số người lạm dụng rượu và nghiện rượu có độ tuổi từ 21 – 30 tuổi [13],[31].
Hiện nay, các biện pháp can thiệp điều trị nghiện rượu khác nhau đều hướng tới mục đích giảm lạm dụng rượu. Đơn cử như tâm lý trị liệu được mô tả là các can thiệp dựa trên tâm lý – loại trừ mọi phương pháp điều trị dược lý và nhằm mục đích giảm hành vi tiêu thụ hoặc các vấn đề liên quan đến rượu
[46]. Nó bao gồm trị liệu liên tục có hệ thống và từng bước nhưng đòi hỏi sự hỗ trợ tốn kém từ các nhà tâm lý học có kinh nghiệm. Dược trị liệu cũng được coi là có hiệu quả sinh lý, và một số loại thuốc đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt [35]. Ngoài ra, một số can thiệp ngắn đã được áp dụng trong cộng đồng, chẳng hạn như tư vấn nhóm đơn giản và thậm chí các can thiệp giáo dục ngắn có nguồn gốc từ tâm lý trị liệu [47].
Tất cả các phương pháp này hiện đang được sử dụng để điều trị nghiện rượu, nhưng hiệu quả của các can thiệp vẫn chưa chứng minh được ưu thế tuyệt đối.
Điện châm điều trị cai nghiện rượu là một trong số những phương pháp mới hiện đang được áp dụng tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương mang lại hiệu quả khá khả quan. Bên cạnh đó, việc sử dụng thêm các bài thuốc kinh nghiệm có tác dụng hỗ trợ điều trị cũng mang lại hiệu quả tốt. Sự phối hợp của điện châm và thuốc y học cổ truyền trong điều trị thường mang lại hiệu quả giúp nâng cao tác dụng. Dựa trên kinh nghiệm lâm sàng, PGS.TS. Đoàn Quang Huy đã xây dựng nên bài thuốc CRHV với thành phần gồm các vị thuốc có tác dụng bình thần, thanh can, khứ ứ có tác dụng hỗ trợ cai nghiện rượu. Nhằm có thêm bằng chứng khoa học để đưa bài thuốc vào sử dụng cùng điện châm trên lâm sàng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng của bài thuốc CRHV kết hợp điện châm trong hỗ trợ điều trị nghiện rượu” với 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá độc tính cấp của bài thuốc CRHV trên thực nghiệm.
2. Đánh giá tác dụng của bài thuốc CRHV kết hợp điện châm trong hỗ
trợ điều trị nghiện rượu trên một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng và theo dõi tác dụng không mong muốn
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………. 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………….. 3
1.1. Dịch tễ học nghiện rượu…………………………………………………………….. 3
1.2. Nghiện rượu theo y học hiện đại …………………………………………………. 4
1.2.1. Khái niệm nghiện rượu………………………………………………………… 4
1.2.2. Yếu tố thuận lợi………………………………………………………………….. 4
1.2.3. Ảnh hưởng của rượu đối với cơ thể ……………………………………….. 5
1.2.4. Triệu chứng lâm sàng ………………………………………………………….. 7
1.2.5. Chẩn đoán nghiện rượu ……………………………………………………… 10
1.2.6. Điều trị nghiện rượu ………………………………………………………….. 10
1.3. Nghiện rượu theo y học cổ truyền……………………………………………… 12
1.3.1. Bệnh danh ……………………………………………………………………….. 12
1.3.2. Bệnh nguyên bệnh cơ ………………………………………………………… 12
1.3.3. Pháp điều trị …………………………………………………………………….. 12
1.4. Tổng quan về bài thuốc CRHV …………………………………………………. 12
1.4.1. Xuất xứ và thành phần……………………………………………………….. 12
1.4.2. Quy trình bào chế……………………………………………………………… 13
1.4.3. Dạng thuốc sử dụng…………………………………………………………… 13
1.4.4. Phân tích bài thuốc ……………………………………………………………. 13
1.5. Tổng quan về điện châm ………………………………………………………….. 20
1.5.1. Lịch sử phát triển………………………………………………………………. 20
1.5.2. Định nghĩa……………………………………………………………………….. 21
1.5.3. Áp dụng điều trị ……………………………………………………………….. 21
1.5.4. Các tác dụng không mong muốn của điện châm…………………….. 22
1.6. Các nghiên cứu về điều trị nghiện rượu………………………………………. 231.6.1. Nghiên cứu trên thế giới…………………………………………………….. 23
1.6.2. Nghiên cứu tại Việt Nam……………………………………………………. 25
Chương 2 CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 27
2.1. Chất liệu nghiên cứu ……………………………………………………………….. 27
2.1.1. Bài thuốc CRHV ………………………………………………………………. 27
2.1.2. Phác đồ huyệt điện châm……………………………………………………. 28
2.2. Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu………………………………… 28
2.3. Nghiên cứu thực nghiệm………………………………………………………….. 29
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………… 29
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………. 29
2.3.3. Phương pháp tiến hành………………………………………………………. 29
2.3.4. Phương pháp đánh giá kết quả…………………………………………….. 30
2.4. Nghiên cứu lâm sàng ………………………………………………………………. 31
2.4.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………… 31
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………. 32
2.5. Phương pháp xử lý số liệu………………………………………………………… 36
2.6. Đạo đức nghiên cứu………………………………………………………………… 36
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………. 38
3.1. Độc tính cấp của cao lỏng CRHV ……………………………………………… 38
3.2. Đặc điểm dịch tễ học chung của đối tượng nghiên cứu …………………. 39
3.2.1. Các yếu tố nhân khẩu học…………………………………………………… 39
3.2.2. Đặc điểm tiền sử gia đình…………………………………………………… 40
3.2.3. Yếu tố liên quan đến tiền sử sử dụng rượu…………………………….. 41
3.2.4. Đặc điểm thói quen sinh hoạt ……………………………………………… 42
3.3. Hiệu quả của bài thuốc CRHV kết hợp điện châm trong hỗ trợ điều trị
nghiện rượu ………………………………………………………………………….. 423.3.1. Nhóm biến số định lượng …………………………………………………… 42
3.3.2. Nhóm biến số định tính ……………………………………………………… 43
3.3.3. Sự thay đổi triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng………………….. 44
3.3.4. Sự thay đổi theo phân loại chất lượng cuộc sống trước-sau điều trị
……………………………………………………………………………………….. 46
3.3.5. Mô hình tiên lượng điểm chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiện
rượu trong nghiên cứu ………………………………………………………… 47
3.3.6. Tác dụng không mong muốn của phương pháp can thiệp ………… 48
Chương 4 BÀN LUẬN ……………………………………………………………………. 51
4.1. Độc tính cấp của bài thuốc CRHV …………………………………………….. 51
4.2. Hiệu quả và tác dụng không mong muốn của bài thuốc CRHV kết hợp
điện châm trong hỗ trợ điều trị nghiện rượu……………………………….. 51
4.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu……………………………. 51
4.2.2. Hiệu quả của bài thuốc CRHV kết hợp điện châm trong hỗ trợ điều
trị nghiện rượu…………………………………………………………………… 55
4.2.3. Tác dụng không mong muốn của phương pháp can thiệp ………… 61
KẾT LUẬN…………………………………………………………………62
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần bài thuốc CRHV ………………………………………………. 27
Bảng 3.2. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu…………………. 39
Bảng 3.3. Đặc điểm tiền sử sử dụng rượu của bệnh nhân nghiên cứu (n=45) 41
Bảng 3.4. Đặc điểm thói quen sinh hoạt (n=45)…………………………………….. 42
Bảng 3.5. Sự thay đổi việc sử dụng thức uống kèm theo (n=45)………………. 43
Bảng 3.6. Sự thay nồng độ rượu sử dụng hàng ngày (n=45) ……………………. 44
Bảng 3.7. Sự xuất hiện các biểu hiện hội chứng cai (n=45) …………………….. 44
Bảng 3.9. Kết quả 5 mô hình Bayesian tốt nhất sau phân tích………………….. 48
Bảng 3.10. Tác dụng không mong muốn của bài thuốc CRHV (n=45) ……… 48
Bảng 3.11. Tác dụng không mong muốn của điện châm (n=45) ………………. 49
Bảng 3.12. Sự thay đổi dấu hiệu sinh tồn (n=45)…………………………………… 49DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu (n=45) …………… 40
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm tiền sử gia đình………………………………………………… 40
Biểu đồ 3.3. Sự thay đổi tần suất sử dụng rượu/ngày (n=45) …………………… 42
Biểu đồ 3.4. Sự thay đổi lượng rượu uống/ngày (n=45)………………………….. 43
Biểu đồ 3.5. Sự thay đổi chỉ số enzyme gan của đối tượng nghiên cứu……… 45
Biểu đồ 3.6. Sự thay đổi phân loại điểm SF-36 trước-sau điều trị…………….. 46
Biểu đồ 3.7. Tần suất xuất hiện của các biến tiên lượng trong mô hình …….. 47
Biểu đồ 3.8. Sự thay đổi chỉ số công thức máu trước và sau can thiệp (n=45)
……………………………………………………………………………………………………… 50
Biểu đồ 3.9. Sự thay đổi chỉ số ure, creatinine trước và sau can thiệp (n=45)5
Nguồn: https://luanvanyhoc.com