Đánh giá tác dụng của bài thuốc “Đại tràng – HV” điều trị hội chứng ruột kích thích trên động vật thực nghiệm

Đánh giá tác dụng của bài thuốc “Đại tràng – HV” điều trị hội chứng ruột kích thích trên động vật thực nghiệm

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng của bài thuốcĐại tràng – HV” điều trị hội chứng ruột kích thích trên động vật thực nghiệm.Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn chức năng mạn tính của hệ thống tiêu hóa [37]. Bệnh nhân thường biểu hiện bằng đau bụng và thay đổi thói quen đại tiện (hoặc tiêu chảy, hoặc táo bón, hoặc cả hai) [16]. Tuy nhiên, bởi các dấu ấn sinh học chưa thực sự mạnh mẽ, hội chứng ruột kích thích vẫn được chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng [39].
Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích khá thường gặp trong cộng đồng, tuy nhiên, biểu hiện bệnh thường dễ bị bỏ qua bởi diễn biến âm thầm và đặc biệt là bởi không nhất định cần đến một chăm sóc y tế bắt buộc [47]. Điều
này dẫn đến sự khác biệt về tần suất mắc bệnh giữa cộng đồng và trong bệnh viện [41]. Tỷ lệ này tại Pháp là 1,123-4,724; Singapore là 2,336-11,037; Nhật là 6,145-14,406; Đài Loan là 17,556-22,156; Hồng Kong là 3,727-6,628 [40].


Tại Việt Nam, con số này được ghi nhận qua một số nghiên cứu là khoảng 7,2% – năm 2006 [59]; 10,3% (trên sinh viên) – năm 2016 [62].
Trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng thảo mộc trong điều trị đang ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong một số bệnh lý mạn tính. Xuất phát từ nền tảng các bài thuốc cổ phương, nghiệm phương được gia giảm phù hợp với tình hình lâm sàng của từng bệnh nhân theo hướng cá thể hóa trong điều trị nhằm giảm thiếu triệu chứng lâm sàng, giải quyết một số căn nguyên và nâng cao chất lượng cuộc sống.
“Hương sa lục quân” là một trong số những bài thuốc được chỉ định đầu tay trong điều trị các chứng bệnh liên quan đến tiêu hóa nói chung và rối loạn chức năng đại tràng – hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích nói riêng đem lại hiệu quả cao. Toàn phương có tác dụng kiện tỳ ích khí, sướng trung, điều lý khí cơ, chủ trị chứng tỳ vị suy yếu, đau bụng lâm râm. Dựa trên nền tảng đó, nhóm nghiên cứu xây dựng “Đại tràng – HV” với thành phần là “Hương sa lục quân” gia thêm bạch thược 20gam (dưỡng huyết, chỉ thống và thần khúc 12gam (tiêu thực hòa vị) [10] giúp hỗ trợ tăng tác dụng của “Hương sa lục quân” trong điều trị hội chứng ruột kích thích trên lâm sàng. Để có cơ sở khoa học cho bài thuốc “Đại tràng – HV”, bên cạnh việc xác định độc tính cấp theo quy định chung của Bộ Y tế trong việc sử dụng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu đảm bảo an toàn, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá tác dụng của bài thuốcĐại tràng – HV” điều trị hội chứng ruột kích thích trên động vật thực nghiệm” nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng giảm nhu động ruột, tái hấp thu nước và các ion của bài thuốc “Đại tràng – HV” trên động vật thực nghiệm.
2. Đánh giá tác dụng phục hồi tổn thương hội chứng ruột kích thích trên động vật thực nghiệm

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………….…..1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………. 3
1.1. Tổng quan về hội chứng ruột kích thích ………………………………………… 3
1.1.1. Theo y học hiện đại……………………………………………………………….. 3
1.1.2. Theo y học cổ truyền …………………………………………………………….. 6
1.2. Tổng quan về thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích …………………….. 7
1.2.1. Thuốc y học hiện đại …………………………………………………………….. 7
1.2.2. Thuốc y học cổ truyền …………………………………………………………… 9
1.3. Tổng quan về bài thuốc “Đại tràng – HV” sử dụng trong nghiên cứu . 10
1.3.1. Thành phần bài thuốc…………………………………………………………… 10
1.3.2. Phân tích cơ chế tác dụng của bài thuốc “Đại tràng – HV”……….. 10
1.4. Tổng quan về các mô hình gây hội chứng ruột kích thích trên thực
nghiệm được sử dụng phổ biến hiện nay…………………………………………….. 12
1.4.1. Mô hình gây hội chứng ruột kích thích bằng stress …………………. 12
1.4.2. Mô hình gây hội chứng ruột kích thích bằng TNBS ………………… 12
1.4.3. Mô hình gây hội chứng ruột kích thích bằng acid acetic ………….. 13
1.4.4. Mô hình gây hội chứng ruột kích thích kèm viêm ruột bằng ấu
trùng Trichinella spiralis ………………………………………………………………. 14
1.4.5. Mô hình gây hội chứng ruột kích thích bằng dầu mù tạt sử dụng
trong nghiên cứu ………………………………………………………………………….. 15
CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU …………………………………………………………………..18
2.1. Chất liệu nghiên cứu………………………………………………………………….. 18
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu……………………………………………….. 19
2.3. Động vật thí nghiệm………………………………………………………………….. 19
2.4. Phương tiện và hóa chất sử dụng trong nghiên cứu ……………………….. 192.4.1. Phương tiện nghiên cứu……………………………………………………….. 19
2.4.2. Hóa chất sử dụng trong nghiên cứu……………………………………….. 20
2.4.3. Thuốc đối chứng sử dụng trong nghiên cứu……………………………. 20
2.5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………. 21
2.5.1. Đánh giá tác dụng giảm nhu động ruột ………………………………….. 21
2.5.2. Đánh giá sự hấp thu nước và điện giải …………………………………… 24
2.5.3. Đánh giá tác dụng phục hồi tổn thương hội chứng ruột kích thích
gây ra do mù tạt (isothiocianat) trên chuột nhắt trắng……………………….. 26
2.6. Phương pháp xử lý số liệu………………………………………………………….. 29
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………… 30
3.1. Đánh giá tác dụng giảm nhu động ruột, tái hấp thu nước và các ion của
bài thuốc “Đại tràng – HV” trên động vật thực nghiệm ………………………… 30
3.1.1. Đánh giá tác dụng làm giảm nhu động ruột của “Đại tràng – HV”
trên ruột thỏ cô lập……………………………………………………………………….. 30
3.1.2. Tác dụng của “Đại tràng – HV” lên nhu động ruột thông qua độ di
động của chất chỉ thị màu trong lòng ruột nhắt trắng………………………… 31
3.1.3. Đánh giá tác dụng của “Đại tràng – HV” lên thể tích dịch và nồng
độ các ion trong đoạn ruột ếch bị thắt. ……………………………………………. 33
3.2. Đánh giá tác dụng phục hồi tổn thương hội chứng ruột kích thích trên
động vật thực nghiệm ………………………………………………………………………. 36
3.2.1. Ảnh hưởng của “Đại tràng – HV” lên sự phát triển cân nặng của
chuột gây hội chứng ruột kích thích. ………………………………………………. 36
3.2.2. Ảnh hưởng của “Đại tràng – HV” trên nhu động ruột thông qua độ
di động của chất chỉ thị màu trong lòng ruột……………………………………. 37
3.2.3. Ảnh hưởng của “Đại tràng – HV” lên chỉ số đại thể đại tràng chuột .. 38
3.2.4. Ảnh hưởng của “Đại tràng – HV” lên chỉ số vi thể đại tràng chuột
…………………………………………………………………………………………………… 403.2.5. Hình ảnh vi thể đại tràng các lô chuột nghiên cứu tại thời điểm kết
thúc nghiên cứu……………………………………………………………………………. 42
BÀN LUẬN………………………………………………………………………. 43
4.1. Về tác dụng giảm nhu động ruột, tái hấp thu nước và các ion của bài
thuốc “Đại tràng – HV” trên động vật thực nghiệm ……………………………… 44
4.1.1. Tác dụng giảm nhu động ruột trên thỏ cô lập ex vivo và ghi nhu
động ruột theo phương pháp Magnus của bài thuốc “Đại tràng – HV”
trên động vật thực nghiệm …………………………………………………………….. 44
4.1.2. Tác dụng của “Đại tràng – HV” lên nhu động ruột thông qua độ di
động của chất chỉ thị màu trong lòng ruột nhắt trắng………………………… 49
4.1.3. Đánh giá tác dụng của “Đại tràng – HV” lên thể tích dịch và nồng
độ các ion trong đoạn ruột ếch bị thắt. ……………………………………………. 50
4.2. Về tác dụng phục hồi tổn thương hội chứng ruột kích thích trên động
vật thực nghiệm ………………………………………………………………………………. 51
4.3. Phân tích đánh giá chung về bài thuốc…………………………………………. 55
KẾT LUẬN……………………………………..…………………………..57
KIẾN NGHỊ…………………………..…………………………………….58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤ

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment