Đánh giá tác dụng của bài thuốc Đan chi tiêu dao tán trong điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản

Đánh giá tác dụng của bài thuốc Đan chi tiêu dao tán trong điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng của bài thuốc Đan chi tiêu dao tán trong điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản.Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như Việt Nam, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trào ngược dạ dày – thực quản là tình trạng trào ngược bất thường các chất trong dạ dày, tá tràng lên thực quản gây ra những triệu chứng hoặc biến chứng cho bệnh nhân [51]. Bệnh nhân thường có các triệu chứng như: nóng rát sau xương ức, ợ nóng, ợ trớ, nuốt khó, nuốt vướng, đau ngực, ho kéo dài hoặc biểu hiện như hen phế quản… Nếu không được chẩn đoán và điều trị, bệnh có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như viêm thực quản, loét thực quản, thực quản Barrett, thậm chí là ung thư biểu mô thực quản[52].


Tỷ lệ mắc GERD chung trên toàn thế giới chiếm khoảng 13%, tuy nhiên rất khác nhau giữa cách vùng, trong đó khu vực có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là Nam Á và Đông Nam châu Âu (trên 25%), thấp nhất là khu vực Đông Nam
Á, Canada và Pháp (dưới 10%) [49]. Hiện nay có nhiều phương pháp chẩn đoán GERD và các biến chứng của nó, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Các phương pháp thường dùng đó là: các bảng điểm lâm sàng, nội soi đánh giá trực tiếp hình ảnh tổn thương, mô bệnh học và đo pH thực quản 24 giờ [55]. Đối với các bộ câu hỏi, bệnh nhân thường không nhớ rõ thời điểm xuất hiện các triệu chứng, không phân biệt rõ các triệu chứng và dẫn đến sai lệch trong đánh giá mức độ của bệnh. Nội soi là phương pháp cận lâm sàng đầu tiên để đánh giá trực tiếp hình ảnh tổn thương tại thực quản, tuy nhiên có khoảng 50-60% số bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng trào ngược dạ dày thực quản không có tổn thương thực quản trên nội soi, đồng thời với nội soi thông thường, các tổn thương ở giai đoạn sớm rất khó phát hiện [48]. Đo pH thực quản 24 giờ, hay kết hợp đo pH – trở kháng thực quản 24 giờ được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán GERD, đặc biệt trong những trường hợp có triệu chứng ngoài thực quản hay không đáp ứng với điều trị thử[50].
Theo y học cổ truyền (YHCT), trào ngược dạ dày thực quản thuộc phạm vi chứng “Ẩu toan”, “Phản vị”, “Hung tý”, “Vị bĩ”, “Mai hạch khí”, “Ách nghịch”, “Khí nghịch”, “Vị quản thống”. Pháp điều trị chủ yếu là giáng khí hóa đàm, hòa trung ích khí, sơ can giải uất, lý khí hòa vị[6],[7].“Đan chi tiêu dao tán” là bài thuốc cổ phương hiện nay đang được ứng dụngđể điều trị các chứng đau trên đường tiêu hóa (hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng dạ dày tá tràng) mang lại kết quả khá khả quan. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại chưa có một khảo sát hay nghiên cứu nào đánh giá tác dụng của bài thuốc trong điều trị một bệnh hay hội chứng bệnh tiêu hóa cụ thể liên quan.
Xuất phát từ thực tiễn lâm sàng đó, cùng với mong muốn kế thừa và phát triển các bài thuốc, vị thuốc YHCT từ xa xưa, đồng thời đóng góp thêm một phương pháp điều trịcho các bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản,chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài“Đánh giá tác dụng của bài thuốc Đan chi tiêu dao tán trong điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản của bài thuốc “Đan chi tiêu dao tán”.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của bài thuốc trong quá trình điều trị

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………. 3
1.1. Hội chứng trào ngƣợc dạ dày thực quản theo y học hiện đại…………….. 3
1.1.1. Dịch tễ học trào ngƣợc dạ dày thực quản…………………………………. 3
1.1.2. Giải phẫu thực quản………………………………………………………………. 4
1.1.3. Sinh lý thực quản………………………………………………………………….. 6
1.1.4. Triệu chứng lâm sàng ……………………………………………………………. 7
1.1.5. Nguyên nhân trào ngƣợc dạ dày thực quản………………………………. 8
1.1.6. Bệnh sinh các tổn thƣơng của thực quản do trào ngƣợc …………….. 9
1.1.7. Các phƣơng pháp chẩn đoán trào ngƣợc dạ dày thực quản……….. 11
1.1.8. Nội soi trong trào ngƣợc dạ dày thực quản …………………………….. 15
1.1.9. Điều trị bệnh trào ngƣợc dạ dày thực quản …………………………….. 18
1.2. Hội chứng trào ngƣợc dạ dày thực quản theo y học cổ truyền ………… 21
1.2.1. Bệnh danh ………………………………………………………………………….. 21
1.2.2. Bệnh nguyên bệnh cơ ………………………………………………………….. 22
1.2.3. Phân thể lâm sàng và điều trị………………………………………………… 23
1.3. Bài thuốc “Đan chi tiêu dao tán” sử dụng trong nghiên cứu …………… 24
1.3.1. Xuất xứ ……………………………………………………………………………… 24
1.3.2. Thành phần ………………………………………………………………………… 24
1.3.3. Công năng chủ trị………………………………………………………………… 25
1.3.4. Phân tích bài thuốc………………………………………………………………. 251.4. Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về hội chứng trào ngƣợc
dạ dày thực quản……………………………………………………………………………… 28
1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới ………………………………………………………. 28
1.4.2. Nghiên cứu tại Việt Nam……………………………………………………… 29
1.4.3. Điều trị y học cổ truyền trong trào ngƣợc dạ dày thực quản……… 29
Chương 2 CHẤT LIỆU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 31
2.1. Chất liệu nghiên cứu………………………………………………………………….. 31
2.1.1. Bài thuốc “Đan chi tiêu dao tán”…………………………………………… 31
2.1.2. Thuốc đối chứng Omeprazol và Gastropulgite ……………………….. 32
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu………………………………………………………………… 32
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu …………………………………. 32
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân nghiên cứu ……………………………… 33
2.3. Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu…………………………………. 33
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………………………………. 33
2.4.1. Chỉ tiêu theo dõi………………………………………………………………….. 34
2.4.2. Biến số và chỉ số nghiên cứu………………………………………………… 35
2.4.3. Quy trình nghiên cứu…………………………………………………………… 35
2.4.4. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của bài thuốc Đan chi tiêu dao tán 36
2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu………………………………………………………….. 37
2.6. Đạo đức nghiên cứu…………………………………………………………………… 37
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………… 38
3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu …………………………………………………. 383.2. Kết quả điều trị bệnh trào ngƣợc dạ dày thực quản bằng Đan chi tiêu
dao tán……………………………………………………………………………………………. 42
3.2.1. Hiệu quả điều trị chung ……………………………………………………….. 42
3.2.2. Sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu. 43
3.2.3. Sự thay đổi giá trị trung bình điểm GERD-Q tại các thời điểm…. 44
3.3. Tác dụng không mong muốn của phƣơng pháp điều trị …………………. 46
3.3.1. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng ……………………………. 46
3.3.2. Sự thay đổi dấu hiệu sinh tồn ……………………………………………….. 46
3.3.3. Sự thay đổi chỉ số công thức máu trƣớc và sau điều trị ……………. 47
3.3.4. Sự thay đổi chỉ số sinh hóa máu ……………………………………………. 47
3.4. Sự ổn định hiệu quả điều trị ……………………………………………………….. 47
Chương 4 BÀN LUẬN ………………………………………………………………………. 48
4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu………………………………….. 48
4.1.1. Đặc điểm tuổi của bệnh nhân nghiên cứu ………………………………. 48
4.1.2. Đặc điểm giới tính của bệnh nhân nghiên cứu ………………………… 48
4.1.3. Thời gian mắc bệnh …………………………………………………………….. 49
4.1.4. Phân bố nghề nghiệp……………………………………………………………. 50
4.1.5. Thói quen sinh hoạt …………………………………………………………….. 50
4.1.6. Phƣơng pháp điều trị đã sử dụng…………………………………………… 50
4.1.7. Hình ảnh nội soi trƣớc can thiệp……………………………………………. 52
4.2. Kết quả điều trị trào ngƣợc dạ dày thực quản của bài thuốc Đan chi tiêu
dao tán……………………………………………………………………………………………. 52
4.2.1. Hiệu quả chung…………………………………………………………………… 524.2.2. Sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng…………………………………….. 53
4.2.3. Sự thay đổi giá trị trung bình điểm GERD-Q………………………….. 53
4.3. Tác dụng không mong muốn của phƣơng pháp can thiệp ………………. 57
4.4. Sự duy trì kết quả điều trị sau 7 ngày kết thúc điều trị …………………… 58
KẾT LUẬN………………………………………………………………….59
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi của bệnh nhân nghiên cứu…………………………. 38
Bảng 3.2. Phân bố thời gian mắc bệnh của bệnh nhân nghiên cứu ……………. 40
Bảng 3.3. Phân bố nghề nghiệp của bệnh nhân nghiên cứu ……………………… 40
Bảng 3.4. Đặc điểm thói quen sinh hoạt của bệnh nhân nghiên cứu………….. 41
Bảng 3.5. Đặc điểm hình ảnh nội soi dạ dày tá tràng ………………………………. 42
Bảng 3.6. Sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng……………………………………… 43
Bảng 3.7. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng …………………………….. 46
Bảng 3.8. Sự thay đổi dấu hiệu sinh tồn trƣớc-sau điều trị……………………….. 46
Bảng 3.9. Sự thay đổi chỉ số công thức máu trƣớc và sau điều trị …………….. 47
Bảng 3.10. Sự thay đổi chỉ số sinh hóa máu trƣớc và sau điều trị……………… 47DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính của bệnh nhân nghiên cứu ……………………….. 38
Biểu đồ 3.2. Tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu………………………….. 39
Biểu đồ 3.3. Phân bố chỉ số BMI tại thời điểm nhập viện………………………… 39
Biểu đồ 3.4. Phân bố phƣơng pháp điều trị đã sử dụng……………………………. 41
Biểu đồ 3.5. Hiệu quả điều trị chung …………………………………………………….. 42
Biểu đồ 3.6. Sự thay đổi giá trị trung bình điểm GERD-Q tại các thời điểm
nghiên cứu …………………………………………………………………………………………. 44
Biểu đồ 3.7. Sự thay đổi giá trị trung bình điểm GERD-Q tại các thời điểm
nghiên cứu …………………………………………………………………………………………. 4

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment