Đánh giá tác dụng của cao thuốc dán “Hoạt lạc HV” kết hợp xoa bóp bấm huyệt,điện châm trên bệnh nhân đau thắt lưngdo thoái hóa cột sống thắt lưng

Đánh giá tác dụng của cao thuốc dán “Hoạt lạc HV” kết hợp xoa bóp bấm huyệt,điện châm trên bệnh nhân đau thắt lưngdo thoái hóa cột sống thắt lưng

Luận văn thạc sĩ y học cổ truyền Đánh giá tác dụng của cao thuốc dán “Hoạt lạc HV” kết hợp xoa bóp bấm huyệt,điện châm trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng.Đau thắt lưng (ĐTL) là hiện tượng đau cấp tính hoặc mạn tính ởvùng từ ngang đốt sống L1 đến ngang đĩa đệm L5 đến S1[1],là hội chứng thường gặp ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ước tính có khoảng 65-85% những người trưởng thành trong cộng đồng có đau cột sống thắt lưng (CSTL) cấp tính hoặc từng đợt, xảy ra một vài lần trong cuộc đời và khoảng 10% trong số này chuyển thành đau CSTL mạn tính[1], [2], [3].Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó thoái hóa CSTL là nguyên nhân quan trọng và hay gặp. Ở Việt Nam, các vị trí thoái hóa theo thứ tự từ cao đến thấp: cột sống thắt lưng 31%, cột sống cổ 14%, gối 13%[4]. Theo Nguyễn Xuân Nghiên, số bệnh nhânĐTLdo thoái hóa cột sống (THCS) vào điều trị tại các khoa khớp, khoa vật lý trị liệu chiếm khoảng 50% so với các bệnh khác[5]. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến khả năng lao động, chất lượng công việc, kinh tế của người bệnh do người bệnh không đảm bảo được công việc, phải nghỉ việc, phải chi trả cho việc khám và điều trị bệnh. 


Theo Y học cổ truyền (YHCT), ĐTL được mô tả trong phạm vi “Chứng Tý” với bệnh danh “Yêu thống”.Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như phong, hàn, thấp, khí trệ huyết ứ, thấp nhiệt, can thận hư. Tùy theo từng nguyên nhân mà “Yêu thống” được điều trị theo phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt (XBBH),… kết hợp với dùng thuốc YHCT, trong đó châm cứu và XBBH đã khẳng định được hiệu quả trong điều trị ĐTL.
Dùng thuốc bên ngoài là một phương pháp đặc trưng và nổi bật của YHCT, đem lại hiệu quả cao trong điều trị, đã được chứng minh qua các nghiên cứu thực nghiệm. Bao gồm thuốc cao, thuốc ngâm, thuốc xông, thuốc xoa bóp….Trong đó cao đắp ngoài là phương pháp có lịch sử lâu đời. Khi dùng cao thuốc đắp tại chỗ, thuốc thẩm thấu qua da, tác dụng trực tiếp vào tổ chức bị bệnh, có thể mở rộng huyết quản, thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch cục bộ từ đó phát huy tác dụng khứ hàntrừ thấp, ôn kinh hoạt huyết, hoãn cấp chỉ thống. Cao thuốc dán“Hoạt lạc HV” có xuất xứ từ bài thuốc cổ phương “Hoạt Lạc Phương” của Trung Quốc, đã được nghiên cứu độctính cấp và thể hiện hiệu quả điều trị cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối, đồng thời chưa thấy có tácdụng phụ trong quá trình điều trị. Để có thể phát triển rộng rãi hơn về phạm vi sửdụng trên bệnh lý đau do nguyên nhân thoái hóa ở những vị trí khácnhư cột sống thắt lưng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng của cao thuốc dán “Hoạt lạc HV” kết hợp xoa bóp bấm huyệt,điện châm trên bệnh nhân đau thắt lưngdo thoái hóa cột sống thắt lưng” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng của cao thuốc dán “Hoạt lạc HV” kết hợpxoa bóp bấm huyệt,điện châmtrên bệnh nhânđau thắt lưngdo thoái hóa cột sống thắt lưng.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị.

ĐẶT VẤN ĐỀ    01
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN    03
1.1. Đau thắt lưng theo y học hiện đại    03
1.1.1. Định nghĩa đau thắt lưng    03
1.1.2. Nguyên nhân gây đau thắt lưng    03
1.1.3. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng    03
1.1.4. Chẩn đoán    05
1.1.5. Điều trị    06
1.2. Đau thắt lưngtheo y học cổ truyền    08
1.2.1. Bệnh danh    08
1.2.2. Bệnh nguyên và bệnh cơ    08
1.2.3. Các thể lâm sàng và điều trị    09
1.3. Phương pháp can thiệp sử dụng trong nghiên cứu    11
1.3.1. Điện châm    11
1.3.2. Xoa bóp bấm huyệt    15
1.3.3. Bàithuốc “Hoạt Lạc HV”    20
1.4. Một số nghiên cứu về đau thắt lưng tại Việt Nam và trên thế giới    23
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    26
2.1. Phương tiện nghiên cứu    26
2.1.1.Cao thuốc dán“Hoạt lạc HV”    26
2.1.2. Các vật liệu sử dụng trong nghiên cứu    27
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu    28
2.3. Đối tượng nghiên cứu    28
2.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân    28
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân    28
2.4. Phương pháp nghiên cứu    29
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu    29
2.4.2. Chỉ số nghiên cứu    29
2.4.3. Phương pháp theo dõi và lượng giá kết quả    30
2.4.4. Phương pháp tiến hành    34
2.5. Xử lý và phân tích số liệu    35
2.6. Khống chế sai số    35
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu    35
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    38
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    38
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi    38
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới    38
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp     39
3.1.4. Phân bố thời gian mắc bệnh của hai nhóm    39
3.2. Kết quả điều trị    40
3.2.1. Kết quả cải thiện mức độ đau theo thang điểm VAS    40
3.2.2. Kết quả cải thiện độ giãn cột sống thắt lưng    42
3.2.3. Kết quả cải thiện tầm vận động cột sống thắt lưng    44
3.2.4. Kết quả cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày (ODI)    47
3.2.5. Kết quả điều trị chung    50
3.3. Tác dụng không mong muốn của phương pháp can thiệp    51
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN    53
4.1. Bàn luận về đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu    53
4.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi    53
4.2. Phân bố bệnh nhân theo giới    54
4.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp    54
4.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh    55
4.2. Bàn luận về tác dụng của phương pháp điều trị    56
4.2.1. Kết quả cải thiện mức độ đau    56
4.2.2. Kết quả cải thiện độ giãn cột sống thắt lưng    57
4.2.3. Kết quả cải thiện tầm vận động cột sống thắt lưng    59
4.2.4. Kết quả cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày    61
4.2.5. Kết quả điều trị chung    63
4.3. Bàn luận về tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị    66
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………69
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………..70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Thành phần và liều lượng bài thuốc “Hoạt lạc HV”    20
Bảng 2.1. Thành phần bài thuốc “Hoạt lạc HV”    26
Bảng 2.2. Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS    31
Bảng 2.3. Đánh giá độ giãn cột sống thắt lưng    31
Bảng 2.4. Đánh giá tầm vận động cột sống thắt lưng    33
Bảng 2.5. Lượng giá và cho điểm ODI    33
Bảng 2.6. Đánh giá kết quả chung sau điều trị    34
Bảng 3.1. Biến đổi mức độ đau theo thang điểm VAS tại các thời điểm nghiên cứu    41
Bảng 3.2. Sự cải thiện độ giãn CSTL tại các thời điểm nghiên cứu    43
Bảng 3.3. Tầm vận động gấp trước và sau điều trị    44
Bảng 3.4. Tầm vận động duỗi trước và sau điều trị    44
Bảng 3.5. Tầm vận động nghiêng trước và sau điều trị    45
Bảng 3.6. Tầm vận động xoay trước và sau điều trị    45
Bảng 3.7. Sự cải thiện tầm vận động CSTL tại các thời điểm nghiên cứu    46
Bảng 3.8. Sự thay đổi giá trị trung bình điểm ODI tại các thời điểm nghiên cứu    47
Bảng 3.9. Sự cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày tại các thời điểm nghiên cứu    48
Bảng 3.10. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị    51
DANH MỤC BIỂU ĐỒ,SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Hình 1.1. Hình ảnh X-quang thoái hoá cột sống thắt lưng    05
Hình 2.1. Cao thuốc dán “Hoạt Lạc HV”    27
Hình 2.2. Quy trình bào chế cao thuốc dán “Hoạt Lạc HV”    27
Hình 2.3. Thước đo thang điểm VAS    30
Hình 2.4. Sơ đồ nghiên cứu    37
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi    38
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới    38
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp    39
Biểu đồ 3.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh    39
Biểu đồ 3.5. Giá trị trung bình điểm đau VAS tại các thời điểm nghiên cứu    40
Biểu đồ 3.6. Giá trị trung bình độ giãn CSTL tại các thời điểm nghiên cứu    42
Biểu đồ 3.8. Phân loại mức độ mất chức năng sinh hoạt hàng ngày theo điểm ODI trước và sau điều trị    49
Biểu đồ 3.9. Kết quả điều trị chung sau 5 ngày điều trị    50
Biểu đồ 3.10. Kết quả điều trị chung sau 10 ngày điều trị    50
Biểu đồ 3.11. Kết quả điều trị chung sau 15 ngày điều trị    51

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment