Luận văn thạc sĩ Đánh giá tác dụng của phương pháp cấy chỉ trong hỗ trợ điều trị chứng háo suyễn
Title: | Đánh giá tác dụng của phương pháp cấy chỉ trong hỗ trợ điều trị chứng háo suyễn |
Authors: | Đỗ Thi Thu, Huyền |
Advisor: | Bùi Tiến, Hưng |
Keywords: | cấy chỉ |
Issue Date: | 2022 |
Abstract: | Mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm của chứng háo suyễn thể phế tỳ khí hư ở người bệnh COPD tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an. 2. Đánh giá tác dụng cải thiện triệu chứng lâm sàng và mô tả tác dụng không mong muốn của phương pháp cấy chỉ kết hợp phác đồ nền của Bộ Y tế trên nhóm đối tượng nghiên cứu. Đối tượng: Người bệnh COPD có triệu chứng khó thở thuộc thể phế tỳ khí hư đến khám và điều trị từ tháng 07/2021 đến tháng 08/2022. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: 1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu trước điều trị Nhóm tuổi từ 60 – 69 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 44% với độ tuổi trung bình là 64,86 ± 8,62. Nam giới chiếm đa số là 86%. Người bệnh thuộc nhóm lao động chân tay chiếm tỷ lệ cao nhất 54%. Thời gian mắc bệnh trung bình của người bệnh là 5,3 ± 1,39 (năm). Hầu hết người bệnh có liên quan đến thuốc lá chiếm 88%, tỷ lệ người bệnh tiếp xúc khói bếp là 56% và bụi nghề nghiệp là 28%. Người bệnh được thu dung đều từ GOLD B trở lên, trong đó GOLD D chiếm tỷ lệ cao nhất là 82%. Khoảng cách đi bộ trung bình trước điều trị: 387,54 ± 55,99, điểm trung bình CAT trước điều trị 19,94 ± 5,11, điểm chất lượng cuộc sống SGRQ tổng quát trung bình trước điều trị là 50,53 ±9,80. Người bệnh khó thở chủ yếu mức độ 2 chiếm tỷ lệ 84%. Giá trị trung bình FEV1 (%) là 43,7 ± 10,27, chỉ số FEV1/ FVC là 47,69 ± 11,54. FEV1 có mối tương quan thuận với khoảng cách đi bộ 6 phút và tương quan nghịch với điểm chất lượng cuộc sống theo thang điểm CAT, có ý nghĩa thống kê p < 0,05. Tổng điểm CAT và khoảng cách đi bộ 6 phút, điểm khó thở mMRC, điểm chất lượng cuộc sống SGRQ đều có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 2. Kết quả điều trị. Kết quả điều trị của người bệnh về khả năng hoạt động thể lực (khoảng cách đi bộ 6 phút), điểm chất lượng cuộc sống theo bộ câu hỏi SGRQ và thang điểm CAT, mức độ khó thở theo mMRC đều đạt được sự cải thiện có ý nghĩa thống kê p < 0,05. Trong đó sự thay đổi trên lâm sàng đạt MCID của nghiệm pháp đi bộ 6 phút là 62% và điểm chất lượng cuộc sống SGRQ là 78%. Các chỉ số FVC, FEV1 sự thay đổi chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Trước điều trị số người bệnh có mạch trầm nhược, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng nhớt cao sau điều trị tỷ lệ này giảm và tỷ lệ người bệnh có mạch hòa hoãn, chất lưỡi hồng và rêu lưỡi trắng mỏng tăng lên. Hiệu quả điều trị chung: 20% người bệnh đạt kết quả điều trị tốt, 62% người bệnh đạt kết quả khá và 18% người bệnh đạt kết quả điều trị trung bình – kém. Nhóm người bệnh thuộc GOLD B đều có kết quả điều trị tốt trong khi người bệnh thuộc GOLD D có kết quả điều trị tốt chỉ chiếm 16%. Trong quá trình điều trị có 10% người bệnh gặp triệu chứng sưng nề nhẹ, 16% ngứa tại vị trí cấy chỉ. Không có trường hợp nào vựng châm, lộ chân chỉ, nhiễm trùng tại chỗ. |
URI: | |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Chuyên mục: luận văn thạc sĩ y học
Nguồn: https://dulieuso.hmu.edu.vn