Đánh giá tác dụng của phương pháp dưỡng sinh kết hợp cấy chỉ điều trị mất ngủ không thực tổn thể can khí uất kết
Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng của phương pháp dưỡng sinh kết hợp cấy chỉ điều trị mất ngủ không thực tổn thể can khí uất kết.Mất ngủ không thực tổn (còn gọi là mất ngủ mạn tính) là tình trạng không thỏa mãn về số lượng và hoặc chất lượng giấc ngủ. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính và do nhiều nguyên nhân khác nhau[10].
Tỉ lệ mất ngủ ngày càng tăng ở các nước trên thế giới. Theo kết quả điều tra của Viện nghiên cứu Vệ sinh tâm thần Mỹ có 1/3 dân số rối loạn giấc ngủ và 100% bệnh nhân cao tuổi có rối loạn trầm cảm có biểu hiện rối loạn giấc ngủ nặng[29]. Tại Việt Nam, rối loạn giấc ngủ cũng chiếm tỉ lệ cao (50-80%) và thường kèm theo rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu[3].
Mất ngủ tăng lên theo thời gian vì những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, trong công việc và những vấn đề khác trong xã hội cũng ngày một gia tăng. Mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới tình trạng suy giảm trí nhớ, giảm tập trung, giảm sự tỉnh táo, giảm khả năng học tập, hiệu quả làm việc thấp, rối loạn hành vi, ảo giác, hoang tưởng. Nếu bệnh nhân không được điều trị sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống, có thể dẫn đến suy nhược nặng, tai nạn hoặc tử vong [4].
Y học hiện đại điều trị mất ngủ không thực tổn bằng một số thuốc thuộc nhóm Benzodiazepin, thuốc chống trầm cảm,… tuy nhiên những thuốc này chủ yếu điều trị triệu chứng, bên cạnh đó khi dùng kéo dài đều dẫn đến tình trạng quen thuốc và hội chứng cai khi dừng thuốc [6].
Y học cổ truyền (YHCT) mất ngủ được gọi là chứng “Thất miên”. Nguyên nhân gây ra mất ngủ tuy khá phức tạp nhưng theo Cảnh Nhạc thì: “Ngủ là gốc ở phần âm mà thần làm chủ, thần yên thì ngủ được”. Thần sở dĩ không yên một là tà khí nhiễu động, hai là tinh khí không đủ: “tà” ở đây chủ yếu chỉ vào đờm, hỏa, ăn uống; “vô tà” là chỉ vào tức giận, sợ hãi lo nghĩ nguyên nhân là do nội nhân, ngoại nhân, bất nội ngoại nhân gây thành chứng mất ngủ. Chứng mất ngủ được tóm tắt thành năm nguyên nhân là: Tâm và Tỳ hư, Can đởm hỏa vượng, Khí của Tâm và Đởm hạ, Vị không điều hòa và bị suy nhược sau khi ốm[13].
Y học cổ truyền có nhiều phương pháp để điều trị chứng mất ngủ như: dùng thuốc YHCT, khí công dưỡng sinh, liệu pháp tâm lý, dưỡng sinh thư giãn, thôi miên, thể dục liệu pháp, bấm huyệt, châm cứu, nhĩ châm,… Mỗi phương pháp điều trị có ưu điểm riêng, ưu điểm của các phương pháp này là đưa bệnh nhân đến giấc ngủ tự nhiên. Vì vậy việc kế thừa và phát huy vốn quý của YHCT, tìm ra phương pháp điều trị mất ngủ có hiệu quả cao cho bệnh nhân là một điều cần thiết.
Trong các phương pháp trên, cấy chỉ đã được áp dụng có hiệu quả trong điều trị mất ngủ, nhưng cần nhiều thời gian điều trị để đạt được hiệu quả. Cấy chỉ là phương pháp đưa chỉ catgut vào huyệt châm cứu của hệ kinh lạc để duy trì sự kích thích lâu dài qua đó tạo tác dụng điều trị như châm cứu, bao gồm chôn chỉ, vùi chỉ, xuyên chỉ, thắt buộc chỉ[21].
Luyện tập dưỡng sinh cũng là phương pháp đơn giản, thuận tiện, có thể tiến hành tại các cơ sở khám chữa bệnh, trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu, thực hiện tại nhà. Bài tập thường được áp dụng là kỹ thuật thở bốn thì có kê mông và giơ chân của Bác sỹ Nguyễn Văn Hưởng. Bài tập có tác dụng cải thiện tốt các chức năng tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, bài tiết; giúp giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể chất, góp phần phòng và điều trị bệnh [7].
Đã có một số nghiên cứu về cấy chỉ, tập thư giãn trong việc cải thiện tình trạng mất ngủ, tuy nhiên cần tốn nhiều thời gian để từng phương pháp mang lại hiệu quả điều trị và cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá tác dụng phối hợp của các phương pháp trên để điều trị mất ngủ.
Nhằm phát huy vốn quý của Y học cổ truyền, với mong muốn kết hợp các phương pháp không dùng thuốc để nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị, đồng thời ít tốn kém, dễ ứng dụng ở các tuyến cơ sở, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá tác dụng của phương pháp dưỡng sinh kết hợp cấy chỉ điều trị mất ngủ không thực tổn thể can khí uất kết” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng của phương pháp dưỡng sinh kết hợp cấy chỉ điều trị mất ngủ không thực tổn thể can khí uất kết.
2. Đánh giá một số tác dụng không mong muốn của phương pháp dưỡng sinh kết hợp cấy chỉ
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………… 3
1.1. Định nghĩa mất ngủ…………………………………………………………………….. 3
1.2. Mất ngủ không thực tổn theo Y học hiện đại………………………………….. 3
1.3. Quan niệm của Y học cổ truyền về rối loạn giấc ngủ…………………….. 12
1.4. Phương pháp dưỡng sinh thở bốn thì có kê mông và giơ chân của Bác
sĩ Nguyễn Văn Hưởng……………………………………………………………………… 15
1.5. Tổng quan về phương pháp cấy chỉ …………………………………………….. 18
1.6. Một số nghiên cứu liên quan tới điều trị rối loạn giấc ngủ……………… 21
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………. 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………….. 24
2.2. Địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………………. 25
2.3. Thời gian nghiên cứu ………………………………………………………………… 25
2.4. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………… 25
2.5. Cỡ mẫu ……………………………………………………………………………………. 25
2.6. Trình bày phương pháp chọn mẫu ………………………………………………. 26
2.7. Các biến số nghiên cứu ……………………………………………………………… 26
2.8. Phương pháp thu thập số liệu/ phương tiện nghiên cứu …………………. 28
2.9. Phương pháp phân tích số liệu……………………………………………………. 32
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ………………………………………………… 32
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………….. 33
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ………………………………….. 333.2. Kết quả đánh giá tác dụng điều trị mất ngủ của dưỡng sinh kết hợp cấy
chỉ và cấy chỉ đơn thuần…………………………………………………………………… 37
3.3. Sự biến đổi một số chỉ số trên điện não đồ sau điều trị ………………….. 44
3.4. Một số tác dụng không mong muốn ……………………………………………. 45
Chƣơng 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………… 46
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ………………………………….. 46
4.2. Tác dụng điều trị mất ngủ của phương pháp dưỡng sinh (thở bốn thì có
kê mông và giơ chân của bác sĩ Nguyễn văn Hưởng) kết hợp cấy chỉ và cấy
chỉ đơn thuần………………………………………………………………………………….. 50
4.3. Sự thay đổi một số chỉ số trên điện não đồ sau điều trị ………………….. 57
4.4. Một số tác dụng không mong muốn ……………………………………………. 58
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 59
1. Tác dụng của phương pháp dưỡng sinh (thở bốn thì có kê mông và giơ
chân của bác sĩ Nguyễn văn Hưởng) kết hợp cấy chỉ điều trị mất ngủ không
thực tổn thể can khí uất kết ………………………………………………………………. 59
2. Tác dụng không mong muốn của phương pháp dưỡng sinh kết hợp cấy
chỉ…………………………………………………………………………………………………. 60
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………… 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………. 6
Nguồn: https://luanvanyhoc.com