Đánh giá tác dụng của viên khớp VINTONG kết hợp xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm quanh khớp vai thể đơn thuần
Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng của viên khớp VINTONG kết hợp xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm quanh khớp vai thể đơn thuần. Viêm quanh khớp vai là thuật ngữ dùng để chỉ tất cả những trường hợp đau và hạn chế vận động khớp vai do tổn thương ở phần mềm quanh khớp mà chủ yếu là gân, cơ, dây chằng và bao khớp. Do đó, viêm quanh khớp vai không bao gồm những bệnh có tổn thương đặc thù của đầu xương, sụn khớp, màng hoạt dịch, viêm khớp, chấn thương… [1], [2].
Viêm quanh khớp vai là bệnh khá phổ biến trong số các bệnh khớp thường gặp tại các Phòng khám Khoa khớp, Khoa Đông y và Khoa Phục hồi chức năng. Tuy bệnh không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, nhưng nó thường kéo dài nhiều tháng, thậm chí hàng năm, gây đau đớn và hạn chế vận động, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và khả năng làm việc của người bệnh [1], [2].
Trong 10 năm (1991 – 2000) số bệnh nhân VQKV điều trị ngoại trú tại Khoa cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai chiếm 13,24% tổng số bệnh nhân điều trị ngoại trú [3]. Theo một số nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh VQKV vào khoảng 2% đến 5% dân số [4]. Kết quả từ một nghiên cứu dân số dọc ở Na Uy trong vòng 14 năm từ 1990 đến 2004, tỷ lệ đau vai trong 1 năm là 46,7% vào năm 1990, 48,7% vào năm 1994 và 55,2% vào năm 2004 [5].
Trong thực tế lâm sàng việc điều trị viêm quanh khớp vai bằng nội khoa Y học hiện đại chủ yếu thường sử dụng thuốc kháng viêm, giãn cơ, giảm đau (nonsteroid, steroid và các dẫn xuất …). Các thuốc này thường không thể sử dụng dài ngày được [6]. Do đó việc tìm ra phương pháp điều trị không cần dùng thuốc đơn giản, hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân là vấn đề cấp thiết cần được đặt ra.
Theo Y học cổ truyền bệnh viêm quanh khớp vai thuộc phạm vi Chứng kiên tý. Dựa vào triệu chứng lâm sàng và nguyên nhân gây bệnh, bệnh được phân làm 3 thể: kiên thống, kiên ngưng và lậu kiên phong. Để điều trị bệnh này người xưa đã có nhiều phương pháp như châm cứu, giác lửa, xoa bóp bấm huyệt, dùng thuốc sắc uống… [7], [8]. Thực tế cho thấy việc phối hợp các phương pháp điều trị cho kết quả khả quan hơn nhiều.
2
Viên khớp VINTONG xuất xứ từ bài thuốc KNC là bài thuốc chữa xương khớp nghiệm phương của PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh dựa vào lý luận y học cổ truyền trong điều trị chứng thoái hóa, đau nhức xương khớp cũng như việc phối ngũ các vị thuốc theo pháp phương hài hòa với các vị dược liệu để nâng cao tác dụng điều trị đã được nghiên cứu thử nghiệm độc tính và ứng dụng điều trị trên lâm sàng cho thấy tác dụng chống viêm giảm đau hiệu quả [9], [10], [11].
Trong giai đoạn phát triển về khoa học kỹ thuật hiện nay, việc kết hợp giữa y học hiện đại và cổ truyền là xu thế tất yếu của thời đại. Việc sử dụng bài thuốc YHCT kết hợp phương pháp xoa bóp bấm huyệt đã được thực hiện từ rất lâu tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh mang lại hiệu quả rõ rệt cho bệnh nhân. Trên thực tế điều trị, chúng tôi thấy viên khớp VINTONG có hiệu quả chống viêm giảm đau rất tốt và ứng dụng điều trị VQKV có hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào nghiên cứu phương pháp điều trị viêm quanh khớp vai bằng viên khớp VINTONG kết hợp xoa bóp bấm huyệt mang tính hệ thống. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá tác dụng của viên khớp VINTONG kết hợp xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm quanh khớp vai thể đơn thuần”.
Nhằm mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng của Viên khớp VINTONG kết hợp xoa bóp bấm huyệt điều trị
viêm quanh khớp vai thể đơn thuần.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp trong quá trình điều trị
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………………………………..
LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………………………………………..
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN………………………………………………………………………….3
1.1. Sơ lược về chức năng khớp vai…………………………………………………………………………..3
1.2. Viêm quanh khớp vai theo Y học hiện đại…………………………………………………………3
1.2.1. Định nghĩa………………………………………………………………………………….3
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh viêm quanh khớp vai. …………………………………………3
1.2.3. Các thể bệnh của viêm quanh khớp vai theo Y học hiện đại. ……………5
1.2.4. Điều trị viêm quanh khớp vai theo Y học hiện đại …………………………10
1.3. Viêm quanh khớp vai theo Y học cổ truyền…………………………………………………….11
1.3.1. Quan niệm Y học cổ truyền về viêm quanh khớp vai……………………..11
1.3.2. Các thể bệnh và điều trị………………………………………………………………12
1.4. Tổng quan về viên khớp VINTONG ……………………………………………………………….14
1.4.1. Xuất xứ…………………………………………………………………………………….14
1.4.2. Dạng thuốc ……………………………………………………………………………….15
1.4.3. Thành phần……………………………………………………………………………….15
1.4.4. Phân tích bài thuốc…………………………………………………………………….16
1.4.5. Chỉ định và cách dùng, liều lượng ……………………………………………….18
1.4.6. Các nghiên cứu về Viên khớp VINTONG…………………………………….19
1.5. Tổng quan xoa bóp bấm huyệt…………………………………………………………………………20
1.5.1. Sinh lý xoa bóp bấm huyệt………………………………………………………….21
1.5.2. Chỉ định xoa bóp bấm huyệt ……………………………………………………….23
1.5.3. Chống chỉ định xoa bóp bấm huyệt ……………………………………………..23
1.6. Tình hình nghiên cứu điều trị Viêm quanh khớp vai………………………………………23
1.6.1. Trên thế giới……………………………………………………………………………..23
1.6.2. Tại Việt Nam…………………………………………………………………………….25CHƯƠNG 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Chất liệu nghiên cứu…………………………………………………………………………………………28
2.1.1. Viên khớp VINTONG………………………………………………………………..28
2.1.2. Phương pháp xoa bóp bấm huyệt…………………………………………………29
2.2. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………………….30
2.2.1. Đối tượng …………………………………………………………………………………30
2.2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại ……………………………30
2.2.3. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học cổ truyền………………………….31
2.2.4. Tiêu chuẩn loại trừ …………………………………………………………………….31
2.3. Địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………………………………………32
2.4. Thời gian nghiên cứu………………………………………………………………………………………..32
2.5. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………………………32
2.5.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………32
2.5.2. Cỡ mẫu …………………………………………………………………………………….32
2.5.3. Chọn mẫu …………………………………………………………………………………32
2.5.4. Chỉ tiêu nghiên cứu ……………………………………………………………………32
2.5.5. Sai số nghiên cứu ………………………………………………………………………37
2.6. Các bước tiến hành…………………………………………………………………………………………..38
2.6.1. Thăm khám lâm sàng …………………………………………………………………38
2.6.2. Cận lâm sàng…………………………………………………………………………….38
2.6.3. Tiến hành điều trị ………………………………………………………………………39
2.6.4. Đánh giá sau điều trị ………………………………………………………………….39
2.7. Xử lý số liệu ………………………………………………………………………………………………………40
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………………………………….40
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………..42
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………42
3.1.1. Đặc điểm về tuổi và nhóm tuổi bệnh nhân nghiên cứu……………………42
3.1.2. Đặc điểm về giới bệnh nhân nghiên cứu……………………………………….42
3.1.3. Đặc điểm nghề nghiệp của bệnh nhân nghiên cứu …………………………43
3.1.4. Đặc điểm thời gian mắc bệnh của bệnh nhân nghiên cứu ……………….443.1.5. Vị trí khớp vai mắc bệnh của bệnh nhân nghiên cứu………………………44
3.1.6. Phân bố mức độ đau theo thang điểm VAS trước điều trị……………….45
3.1.7. Đặc điểm tầm vận động khớp vai trước điều trị …………………………….45
3.1.8. Đặc điểm siêu âm khớp vai của bệnh nhân nghiên cứu…………………..47
3.1.9. Đặc điểm phim X-quang khớp vai của bệnh nhân nghiên cứu…………48
3.2. Kết quả điều trị của Viên khớp Vintong kết hợp xoa bóp bấm huyệt…………….49
3.2.1. Sự thay đổi điểm đau VAS trước và sau điều trị ……………………………49
3.2.2. Sự thay đổi tầm vận động khớp vai trước và sau điều trị. ……………….50
3.2.3. Sự thay đổi thang điểm Costant & Murley trước và sau điều trị ………56
3.2.4. Kết quả điều trị chung………………………………………………………………..57
3.3. Tác dụng không mong muốn……………………………………………………………………………58
3.3.1. Biến đổi một số chỉ số xét nghiệm cận lâm sàng……………………………58
3.3.2. Một số triệu chứng không mong muốn trên lâm sàng …………………….59
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………………..60
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………….60
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và nhóm tuổi bệnh nhân nghiên cứu……………………60
4.1.2. Đặc điểm về giới bệnh nhân nghiên cứu ………………………………………61
4.1.3. Đặc điểm nghề nghiệp của bệnh nhân nghiên cứu………………………….62
4.1.4. Đặc điểm thời gian mắc bệnh của bệnh nhân nghiên cứu ……………….62
4.1.5. Vị trí khớp vai mắc bệnh của bệnh nhân nghiên cứu………………………63
4.1.6. Phân bố mức độ đau theo thang điểm VAS trước điều trị……………….64
4.1.7. Đặc điểm tầm vận động khớp vai trước điều trị …………………………….65
4.1.8. Đặc điểm siêu âm khớp vai của bệnh nhân nghiên cứu…………………..66
4.1.9. Đặc điểm phim X-quang khớp vai của bệnh nhân nghiên cứu …………67
4.2. Kết quả điều trị của Viên khớp Vintong kết hợp xoa bóp bấm huyệt…………….68
4.2.1. Sự thay đổi điểm đau VAS trước và sau điều trị ……………………………68
4.2.2. Sự thay đổi tầm vận động khớp vai trước và sau điều trị………………..70
4.2.3. Sự thay đổi thang điểm Costant & Murley trước và sau điều trị. ……..74
4.2.4. Kết quả điều trị chung………………………………………………………………..754.3. Tác dụng không mong muốn………………………………………………………………………….78
4.3.1. Biến đổi một số chỉ số xét nghiệm cận lâm sàng ……………………………78
4.3.2. Một số triệu chứng không mong muốn trên lâm sàng …………………….78
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………..79
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………………….80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………………
PHỤ LỤC …………………………………………………………………………………………………….
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại mức độ đau theo thang điểm VAS …………………………………….33
Bảng 2.2. Đánh giá tầm vận động khớp vai theo McGill – Mc ROMI ………………..34
Bảng 2.3. Bảng đánh giá chức năng khớp vai theo Constant CR và Murley AHG 35
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi và nhóm tuổi bệnh nhân nghiên cứu ……………………….42
Bảng 3.2. Đặc điểm thời gian mắc bệnh của bệnh nhân nghiên cứu ……………………44
Bảng 3.3. Vị trí khớp vai mắc bệnh của bệnh nhân nghiên cứu. …………………………44
Bảng 3.4. Phân bố mức độ đau theo thang điểm VAS trước điều trị……………………45
Bảng 3.5. Đặc điểm tầm vận động khớp vai (động tác dạng) trước điều trị………….45
Bảng 3.6. Đặc điểm tầm vận động khớp vai (động tác xoay trong) trước điều trị …46
Bảng 3.7. Đặc điểm tầm vận động khớp vai (động tác xoay ngoài) trước điều trị…47
Bảng 3.8. Đặc điểm siêu âm khớp vai của bệnh nhân nghiên cứu ………………………47
Bảng 3.9. Đặc điểm phim X-quang khớp vai của bệnh nhân nghiên cứu …………….48
Bảng 3.10. Phân loại điểm đau VAS trước và sau điều trị. ………………………………..49
Bảng 3.11. Phân loại tầm vận động khớp vai trước và sau 10 ngày điều trị …………50
Bảng 3.12. Phân loại tầm vận động khớp vai trước và sau 20 ngày điều trị …………52
Bảng 3.13. Sự thay đổi thang điểm Costant & Murley trước và sau điều trị…………56
Bảng 3.14. Kết quả điều trị chung…………………………………………………………………..57
Bảng 3.15. Biến đổi một số chỉ số huyết học và sinh hóa máu trước và sau điều trị58
Bảng 3.16. Tác dụng không mong muốn của viên khớp Vintong ……………………….59
Bảng 3.17. Tác dụng không mong muốn của phương pháp XBBH …………………….5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về giới bệnh nhân nghiên cứu ……………………………………….42
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm nghề nghiệp của bệnh nhân nghiên cứu ………………………….43
Biểu đồ 3.3. Sự thay đổi giá trị trung bình điểm đau VAS trước và sau điều trị……50
Biểu đồ 3.4. Sự thay đổi giá trị trung bình tầm vận động khớp vai động tác dạng
trước và sau điều trị………………………………………………………………………………………53
Biểu đồ 3.5. Sự thay đổi giá trị trung bình tầm vận động khớp vai động tác xoay
trong trước và sau điều trị. …………………………………………………………………………….54
Biểu đồ 3.6. Sự thay đổi giá trị trung bình tầm vận động khớp vai động tác xoay
ngoài trước và sau điều trị……………………………………………………………………………..5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Ngọc Ân (1999). “Viêm quanh khớp vai”, Bệnh khớp, Nhà xuất bản Y
học, Hà Nội, tr. 334-344.
2. Trần Ngọc Ân (2002). Bệnh thấp khớp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,
tr. 364 – 374.
3. Trần Ngọc Ân và cs (2000). Tài liệu nghiên cứu khoa học, Bệnh viện Bạch
Mai, Hà Nội.
4. J. J. Luime, B. W. Koes, I. J. M. Hendriksen et al (2004). Prevalence and
incidence of shoulder pain in the general population, a systematic review,
Scandinavian Journal of Rheumatology, 33 (2), pp. 73-81.
5. Kaia B Engebretsen, Margreth Grotle, Bård Natvig (2015). Patterns of
shoulder pain during a 14-year follow-up: results from a longitudinal
population study in Norway, Shoulder Elbow, 7(1), pp 49–59.
6. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2000). Nghiên cứu tổn thương dạ dày tá tràng ở bệnh
nhân mắc bệnh khớp điều trị thuốc chống viêm không steroid, Luận án tiến sỹ
Y học, Trường đại học Y Hà Nội.
7. Bộ y tế (2013). Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc,
Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 327 – 329.
8. Học viện Trung y Nam Kinh (1992). Trung y học khái luận, Hội y học cổ
truyền dân tộc thành phố Hồ Chí Minh xuất bản.
9. Đậu Xuân Cảnh (2018). Nghiên cứu độc tính của viên khớp VINTONG trên
động vật thực nghiệm, Đề tài cấp cơ sở, Học viện dược học cổ truyền Việt
Nam.
10. Đậu Xuân Cảnh (2018). Nghiên cứu tác dụng chống viêm, giảm đau của viên
khớp VINTONG trên động vật thực nghiệm, Đề tài cấp cơ sở, Học viện dược
học cổ truyền Việt Nam.
11. Đậu Xuân Cảnh (2019). Nghiên cứu tác dụng chống thoái hóa khớp gối của
cao đặc “KNC” trên động vật thực nghiệm, Đề tài cấp cơ sở, Học viện dược
học cổ truyền Việt Nam.
12. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2011). Bệnh học cơ xương khớp nội khoa, Nhà xuất
bản Y học, Hà Nội, tr. 165 – 176.
13. Nguyễn Thị Lực (1999). Các thể bệnh của viêm quanh khớp vai (Dựa vào lâm
sàng, Xquang và siêu âm), Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, Trường đại học Y
Hà Nội.
14. Dương Xuân Đạm (2004). Vật lý điều trị – Đại cương – Nguyên lý và thực
hành, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội, tr. 49 – 63, 164 – 185.
15. Katthagen. B. D (1990). Ultrasonography of the shoulder, thieme medical
publishers, Inc, Newyork, 1 – 118.
16. Peric P. (2003). The painful shoulder – functional anatomy and clinical
diagnosis, Reumatizam 50 (2), 36-7.
17. A F de Winter, M P Jans, R J Scholten, W Devillé, D van Schaardenburg, L
M Bouter (1999). Diagnostic classification of shoulder disorders:
interobserver agreement and determinants of disagreement, Ann Rheum Dis,
58 (5), 272 – 7.
18. Jajic Z. (2003). Painful shoulder syndrome, Reumatizam, 50 (2), 34 – 5.
19. Naredo E, Iagnocco A, Valesini G, et al (2003). Ultrasonographic study of
painful shoulder, Ann Rheum Dis, 62.
20. Tôn Thất Minh Đạt (2005). Hội chứng cơ chụp xoay, Thời sự y học, số 10
tháng 8 năm 2005.
21. D. A. Deeab, M. Walker (2010). Ultrasound guided glenohumeral joint
hydrodistention for (adhesive capsulitis) frozen shoulder, European society of
radiology.
22. Bộ môn y học cổ truyền – Trường đại học Y Hà Nội (2005). Bài giảng y học
cổ truyền, Tập II, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
23. Bộ môn y học cổ truyền – Trường đại học Y Hà Nội (2005). Châm cứu, Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội
24. Đỗ Tất Lợi (2015). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y
học, Hà Nội.
25. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương và cộng sự (2006). Cây
thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II, Nhà xuất bản khoa học và kỹ
thuật, Hà Nội.
26. Trần Văn Kỳ (2014). Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản Đồng Nai.
27. Bộ Y tế (2018). Dược điển Việt Nam, lần xuất bản thứ năm, tập 2, Nhà xuất
bản Y học, Hà Nội.
28. Hoàng Duy Tân, Hoàng Anh Tuấn (2016). Phương tễ học, Nhà xuất bản
Thuận Hóa.
29. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương và cộng sự (2006). Cây
thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, Nhà xuất bản khoa học và kỹ
thuật, Hà Nội.
30. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương và cộng sự (2006). Cây
thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập III, Nhà xuất bản khoa học và kỹ
thuật, Hà Nội.
31. Nguyễn Nhược Kim (2009). Phương tễ học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
32. Bộ môn y học cổ truyền – Trường đại học Y Hà Nội (2004). Xoa bóp bấm
huyệt, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
33.肖明辉 (1998). 中药, 推拿治疗肩周炎 269 例分析, 广东医学, 1998 年 11
期 第 883-884 页.
Tiêu Minh Huy (1998). Phân tích 269 trường hợp viêm quanh khớp vai được điều trị bằng thuốc bắc và xoa bóp, Tập san Y Học Quảng Đông, số phát hành 11 năm 1998, trang 883-884.
34. Klein G, Klulich W. (1999). Reducing pain by oral enzyme therapy in
rheumatic diseases, Wien Med Wochensechr, 149 (21-22), 577 – 580.
35.黄列英 (2000). 针刺、推拿治疗肩周炎 120 例临床观察, 中国针灸, 2000
年 S1 期 第 147-148 页.
Hoàng Liệt Anh (2000). Quan sát và điều trị trên lâm sàng 120 trường hợp viêm quanh khớp vai bằng phương pháp xoa bóp châm cứu. Tập san Châm Cứu Trung Quốc, phụ san kỳ thứ nhất năm 2000, trang 147-148.
36.杨国晶, 洪英杰 (2006). 半导体激光并按摩治疗肩周炎 98 例, 北大核心, 2006 年 03 期 第 209-210 页.
Dương Quốc Tinh, Hồng Anh Kiệt (2006). Điều trị 98 trường hợp viêm quanh khớp vai bằng phương pháp tia laser bán dẫn. Tập san Liên Hợp Thư Viện Đại Học Bắc Kinh, số phát hành 03 năm 2006, trang 209-210.
37.王洁伟, 曹玉娟, 寻治泉 (2008). 局部封闭加手法治疗肩周炎, 中国民间疗
法, 2008 年 第 6 期.
Vương Khiết Vĩ, Tào Ngọc Quyên, Tầm Trị Tuyền (2008). Điều trị phong bế cục bộ viêm quanh khớp vai kết hợp thủ pháp. Tập san Liệu Pháp Dân Gian Trung Quốc, phụ san kỳ 6 năm 2008.
38.罗正元 (2009). 针灸推拿结合治疗肩周炎疗效观察, 医学理论与实践, 2009 年 第 8 期.
La Chính Nguyên (2009). Quan sát hiệu quả điều trị viêm quanh khớp vai bằng phương pháp xoa bóp kết hợp châm cứu. Tập san Lý Luận Y Học Và Thực Tiễn, số phát hành thứ tám năm 2009.
39.魏汉菊, 罗君 (2010). 局部阻滞配合按摩治疗肩部撞击综合征, 中国康复, 2010 年 第 5 期.
Nguỵ Hán Cúc, La Quân (2010). Điều trị hội chứng viêm bao hoạt dịch trở trệ cục bộ dưới mỏm cùng vai kết hợp xoa bóp trị liệu. Tập san Khang Phục Trung Quốc, số phát hành thứ 5 năm 2010.
40.彭克坚 (2017). 针灸结合推拿治疗肩周炎疗效观察, 实用中医药杂志, 2017 年 第 4 期.
Bành Khắc Kiên (2017). Quan sát hiệu quả điều trị viêm quanh khớp vai bằng phương pháp xoa bóp kết hợp châm cứu. Tạp Trí Trung Y Dược Thực Dụng, số phát hành thứ 4 năm 2017.
41.王倩 (2018). 针灸与推拿结合治疗肩周炎的疗效观察, 世界最新医学信息
文摘, 2018 年 56 期 第 168 页.
Vương Sảnh (2018). Xoa bóp và châm cứu viêm quanh khớp vai kết hợp quan sát hiệu quả điều trị. Trích văn Thông Tin Y Học Tối Tân Thế Giới, số phát hành 56 năm 2018 trang 168.
42. Trần Thúy Và Cộng sự (1987). Kết quả điều trị viêm quanh khớp vai bằng châm ở loa tai, Thông tin Y học cổ truyền dân tộc, (57) tr. 40.
43. Dương Trọng Hiếu (1992). Kết hợp day bấm huyệt với điện xung điều trị viêm quanh khớp vai (kiên bối thống), Tổng hội Y dược học Việt Nam xuất bản, Nội khoa (2), tr. 20 – 22.
44. Đoàn Quang Huy (1999). Nghiên cứu tác dụng điều trị viêm quanh khớp vai của cây Bạch hoa xà, Luận văn thạc sỹ y học, Trường đại học Y Hà Nội.
45. Lê Thị Hoài Anh (2001). Nghiên cứu tác dụng điều trị viêm quanh khớp vai bằng điện châm, xoa bóp kết hợp vận động trị liệu, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
46. Lê Quang Đạo (2005). Nghiên cứu tác dụng phục hồi chức năng, Nhà xuất bản thể thao, Hà Nội, tr. 57 – 59.
47. Phạm Việt Hoàng (2005). Đánh giá tác dụng của phương pháp xoa bóp bấm huyệt y học cổ truyền trong điều trị viêm quanh khớp vai, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, Trường đại học Y Hà Nội.
48. Nguyễn Thị Thu Hiền, Phạm Quốc Toàn (2005). Đánh giá hiệu quả phương pháp xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm quanh khớp vai thể đơn thuần tại Khoa y học cổ truyền – Bệnh viện Xanh – pôn Hà Nội. Tạp chí nghiên cứu Y học, Năm 2005 Số 6 PB Trang: 193-200.
49. Nguyễn Thị Nga (2006). Đánh giá hiệu quả điều trị viêm quanhkhớp vai thể đơn thuần bằng thuốc kết hợp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội.
50. Đặng Ngọc Tân (2009). Đánh giá hiệu quả của phương pháp tiêm corticoid dưới hướng dẫn của siêu âm trong điều trị viêm quanh khớp vai, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
51. Nguyễn Hữu Huyền, Lê Thị Kiều Hoa (2011). Nghiên cứu hiệu quả điều trị
viêm quanh khớp vai thể đông cứng nghẽn tắc bằng vật lý trị liệu kết hợp tập
vận động, Tạp chí y học thực hành, số 772, tr. 128-131.
52. Lương Thị Dung (2014). Đánh giá tác dụng điều trị viêm quanh khớp vai thể
đơn thuần bằng bài thuốc “Quyên Tý Thang” kết hợp điện châm và vận động
trị liệu, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
53. Võ Đại Quỳnh (2017). Đánh giá hiệu quả của điện châm kết hợp với sóng
xung kích trong điều trị viêm quanh khớp vai thể đơn thuần, Luận văn thạc sĩ
y học, Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam.
54. Phạm Văn Minh (2018). Đánh giá hiệu quả vận động trị liệu kết hợp vật lý trị
liệu trong điều trị bệnh nhân viêm khớp vai thể đơn thuần tại Bệnh viện 108.
Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
55. Nguyễn Thị Tân, Nguyễn Thị Lệ Viên, Nguyễn Văn Hưng (2019). Đánh giá
hiệu quả điều trị viêm quanh khớp vai thể đơn thuần bằng điện châm kết hợp
bài thuốc “Quyên tý thang”. Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học y dược Huế.
56. Bộ Y tế (2015). Quy trình kỹ thuật châm cứu, Tài liệu hướng dẫn Quy trình
khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành châm cứu, Quy trình 42, Nhà xuất bản
Y học, Hà Nội.
57. M.C. Boissier (1992). Périarthrities Scapulo – Humérales, Conférence de
Rhumatologie de Paris, pp.21 – 28.
58. Victoria Quality Council (2007). Acute pain management measurement
toolkit, Rural and Regional Health and Aged Care Services Division,
Victorian Government Department of Human Services, Melbourne, Victoria,
Australia.
59. Nguyễn Xuân Nghiên (2002). Vật lý trị liệu phục hồi chức năng, Nhà xuất bản
Y học, Hà Nội.
60. Constant C.R., Murley A. H. G. (1987). A clinical method of functional
assessment of the shoulder, Clin. Orthop, 214, pp. 160 – 164.
61. Dương Xuân Đạm (2004). Vật lý điều trị – Đại cương – Nguyên lý và thực
hành, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội, tr. 49 – 63, 164 – 185.
62. Bộ môn phục hồi chức năng – Trường đại học Y Hà Nội (2009). Phục hồi chức
năng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 232 – 237, 268 – 269.
63. Đoàn Quốc Sỹ (1998). Đánh giá tác dụng của châm cứu, xoa bóp bấm huyệt
trên bệnh nhân viêm quanh khớp vai tắc nghẽn, Đề tài nghiên cứu khoa học,
Viện Y học cổ truyền, Hà Nội.
64. Chung Khánh Bằng (2001), Nghiên cứu tác dụng phương pháp tân châm trong
điều trị viêm quanh khớp vai, Trường đại học Y Hà Nội.
65. Vũ Thị Duyên Trang (2013), Đánh giá hiệu quả vận động trị liệu kết hợp vật
lý trị liệu trong điều trị viêm quanh khớp vai thể đơn thuần, Luận văn thạc sỹ
y học, Trường đại học Y Hà Nội.
66. Trương Văn Chúc (2016). Đánh giá tác dụng điện châm kết hợp chiếu đèn
hồng ngoại trong điều trị viêm quanh khớp vai thể đơn thuần, Luận văn thạc
sĩ y học, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.
67. Hoàng Huyền Châm (2018). Đánh giá kết quả điều trị viêm quanh khớp vai
thể đơn thuần của bài thuốc TK1 kết hợp xoa bóp bấm huyệt. Luận văn thạc sĩ
y học, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.
68. Bộ Y tế (2016). Bệnh học cơ xương khớp nội khoa, Nhà xuất bản giáo dục Việt
Nam, Hà Nội, tr. 165-176.
69. Hà Hoàng Kiệm (2015). Viêm quang khớp vai chẩn đoán và điều trị, Nhà xuất
bản Thể dục Thể thao, tr7, 35-36.
70. Viện Nghiên cứu Trung y (2013). Chẩn đoán phân biệt chứng trạng trong
Đông y, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội, tr. 768-776.
71. Cailliet.R (1998). Pericapsulitis shoulder pain, neck and arm pain, F.A Davis
company Philadelphia, 150 – 154.
72. Jon Jacobson (2013). Fundamentals of Musculoskeletal Ultrasound, Elsevier,
pp. 3 – 71.
73. Yoav Morag, David A Jamadar, Bruce Miller et al (2011). The subscapularis:
anatomy, injury, and imaging, Skeletal Radiol, 40 (3), 255 – 69.
74. Paternostro – Sluga T, Zoch C (2004). Conservative treatment and
rehabilitation of shoulder problems, Radiologe, 44 (6), 597 – 603.
75. Huỳnh Minh Đức (1990). Hoàng đế Nội kinh Linh khu, Hội Y học dân tộc cổ truyền Đồng Nai.
76. Nguyễn Thị Cẩm Châu (2000). Đánh giá tác dụng lâm sàng của Acid Tiaprofenic trong điều trị một số bệnh khớp, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
77. Hoàng Văn Lý, Nguyễn Minh Hùng (1998), Một số nhận xét qua 50 trường hợp viêm quanh khớp vai ở người có tuổi được điều trị bằng xoa bóp bấm huyệt tại bệnh viện Hữu Nghị năm 1996, Y học Việt Nam, 225, tr.102 – 104
Nguồn: https://luanvanyhoc.com