Đánh giá tác dụng điều trị của viên nang Thông xoang vương HV trên động vật thực nghiệm

Đánh giá tác dụng điều trị của viên nang Thông xoang vương HV trên động vật thực nghiệm

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng điều trị của viên nang Thông xoang vương HV trên động vật thực nghiệm.Viêm mũi xoang (VMX) được hiểu chung là tình trạng viêm niêm mạc lót trong các xoang [1]. Đây là một trong những bệnh lý phổ biến không chỉ các nước đang phát triển như Việt Nam mà ngay cả ở các nước có nền y tế phát triển thì tỉ lệ viêm mũi xoang mạn tính của người dân vẫn còn cao. Ở Mỹ, viêm mũi xoang ảnh hưởng đến 14% dân số (30 triệu người) với chi phí ước tính khoảng 3,4 tỉ đô la mỗi năm. Còn ở Việt Nam, bệnh nhân viêm mũi xoang chiếm 2 – 5% dân số [2], [3].
Viêm mũi xoang là một bệnh lý không trực tiếp đe dọa đến tính mạng người bệnh, nhưng có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, khả năng lao động và tập trung người bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng sống và sức khỏe của người bệnh về lâu dài [4].


Nhiễm khuẩn và dị ứng là một trong những nguyên nhân chính gây viêm mũi xoang. Sinh lý bệnh viêm mũi xoang bao gồm quá trình viêm, phù nề, xuất tiết dịch, làm cản trở sinh lý bình thường của niêm mạc mũi xoang, làm xuất hiện các triệu chứng khó chịu cho người bệnh như là ngạt mũi, tắc mũi, chảy mũi, đau đầu… Quá trình này kéo dài làm thay đổi cấu trúc và sinh lý mũi xoang, ảnh hưởng dến sức khỏe và tinh thần người bệnh [5].
Y học hiện đại có nhiều chế phẩm điều trị viêm mũi xoang, chủ yếu là kháng sinh và kháng Histamin, corticoid … bằng cả dạng uống, xịt, rửa trong với những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên các thuốc kháng Histamin H1 và corticoid mang lại hiệu quả cao và tức thời nhưng có nhiều tác dụng không mong muốn, một số bệnh nhân bị dị ứng thuốc hay phát sinh hiện tượng lờn thuốc sau một thời gian sử dụng… Vì vậy cần phải thận trọng khi dùng kéo dài, đó là một trong số những tồn tại cần được khắc phục[6], [7], [8].
Y học cổ truyền không có bệnh danh “viêm mũi xoang” nhưng có thể căn cứ vào các chứng trạng biểu hiện rõ nhất trên lâm sàng của bệnh nhân mà
2
xếp viêm mũi xoang vào phạm vi các chứng “tỵ uyên”, “tỵ cừu”, “não lậu”. Y học cổ truyền nước ta đã có lịch sử lâu đời về điều trị các bệnh lý nội khoa nói chung và viêm xoang mũi nói riêng, được lưu trữ và truyền bá rộng rãi trong quần chúng và trong các y văn cổ, với những hiệu quả ngày càng được chứng minh trên thực tiễn lâm sàng [9], [10].
Trong nhiều năm trở lại đây, các bác sỹ tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã kế thừa, nghiên cứu, ứng dụng nhiều kinh nghiệm quý báu từ ngàn xưa để lại, trong đó có bài thuốc “Thông xoang vương HV” đã được sử dụng theo phương pháp kê đơn truyền thống điều trị cho bệnh nhân viêm xoang mũi ở các mức độ khác nhau, đạt được hiệu quả cao trên lâm sàng.
Chúng tôi nhận thấy bài thuốc có tác dụng cải thiện tốt các triệu chứng lâm sàng như hắt hơi, chảy nước mũi, nước mũi hôi… Tuy nhiên, sử dụng thuốc dưới dạng cao lỏng theo phương pháp kê đơn và sắc thuốc truyền thống còn nhiều bất tiện như bảo quản khó khăn, bất cập cho người sử dụng khi phải di chuyển…Vì vậy, chúng tôi đã cải dạng sử dụng bài thuốc dưới dạng viên nang và có tên là “Thông xoang vương HV”, với nhiều tiềm năng về điều trị cũng như giá trị kinh tế, hứa hẹn có thể đem lại một giải pháp mới trong điều trị viêm mũi xoang.
Để có thêm cơ sở khoa học, mở rộng phạm vi sử dụng thuốc, mang lại sự tiện dụng cho người bệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng điều trị của viên nang Thông xoang vương HV trên động vật thực nghiệm”, với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng chống viêm cấp và mạn của viên nang Thông xoang vương HV trên động vật thực nghiệm.
2. Đánh giá tác dụng điều trị viêm xoang của viên nang Thông xoang vương HV trên động vật thực nghiệm

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………….. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………….. 3
1.1. Tổng quan về viêm mũi xoang theo y học hiện đại………………………………. 3
1.1.1. Dịch tễ và khái niệm …………………………………………………………………………. 3
1.1.1.1. Dịch tễ học viêm mũi xoang ………………………………………………………. 3
1.1.1.2. Khái niệm viêm mũi xoang………………………………………………………… 3
1.1.2. Nguyên nhân gây viêm mũi xoang ……………………………………………………… 4
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh………………………………………………………………………………. 5
1.1.4. Triệu chứng chính trong viêm mũi xoang…………………………………………….. 6
1.1.4.1. Triệu chứng cơ năng …………………………………………………………………. 6
1.1.4.2. Triệu chứng thực thể…………………………………………………………………. 6
1.1.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm mũi xoang ……………………………………………….. 6
1.1.6. Điều trị…………………………………………………………………………………………….. 7
1.2. Tổng quan về viêm mũi xoang theo y học cổ truyền…………………………….. 8
1.2.1. Viêm mũi xoang mạn tính theo y học cổ truyền……………………………………. 8
1.2.1.1. Bệnh danh ……………………………………………………………………………….. 8
1.2.1.2. Bệnh nguyên ……………………………………………………………………………. 8
1.2.1.3. Bệnh sinh và thể bệnh……………………………………………………………….. 8
1.2.2. Một số bài thuốc điều trị viêm mũi xoang theo y học cổ truyền ……………. 10
1.3. Tổng quan về quá trình viêm trong cơ thể ………………………………………… 11
1.3.1. Khái niệm ………………………………………………………………………………………. 11
1.3.2. Nguyên nhân ………………………………………………………………………………….. 11
1.3.3. Phân loại………………………………………………………………………………………… 12
1.3.4. Những rối loạn trong quá trình viêm …………………………………………………. 12
1.3.5. Điều trị viêm ………………………………………………………………………………….. 14
1.3.5.1. Viêm do vi khuẩn……………………………………………………………………. 141.3.5.2. Viêm vô khuẩn……………………………………………………………………….. 14
1.4. Tình hình nghiên cứu về viêm mũi xoang………………………………………….. 14
1.4.1. Một số công trình nghiên cứu về viêm mũi xoang ………………………………. 14
1.4.2. Một số mô hình nghiên cứu tác dụng chống viêm, tác dụng điều trị
viêm mũi xoang trên động vật thực nghiệm ………………………………………………… 16
1.4.2.1. Mô hình đánh giá tác dụng chống viêm cấp ……………………………….. 16
1.4.3.2. Mô hình đánh giá tác dụng chống viêm mạn………………………………. 18
1.4.3.3. Mô hình đánh giá tác dụng chống viêm khác ……………………………… 20
1.4.3.4. Mô hình nghiên cứu tác dụng điều trị viêm xoang- mũi trên động
vật thực nghiệm……………………………………………………………………………………….. 20
1.5. Tổng quan về viên nang Thông xoang vƣơng HV ……………………………… 21
1.5.1. Xuất xứ viên nang Thông xoang vương HV……………………………………….. 21
1.5.2. Công thức viên nang Thông xoang vương HV……………………………………. 21
1.5.3. Phân tích tác dụng của các vị thuốc …………………………………………………… 24
1.6. Tổng quan về thuốc sử dụng đối chứng trong nghiên cứu………………….. 25
1.6.1. Carrageenin ……………………………………………………………………………………. 25
1.6.2. Diclofenac ……………………………………………………………………………………… 25
1.6.3. Prednisolon…………………………………………………………………………………….. 25
CHƢƠNG 2:CHẤT LIỆU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU………………………………………………………………………………………………………. 27
2.1. Chất liệu, đối tƣợng nghiên cứu………………………………………………………… 27
2.1.1. Chế phẩm nghiên cứu………………………………………………………………………. 27
2.1.2. Động vật nghiên cứu ……………………………………………………………………….. 28
2.1.3. Thuốc tham chiếu và hóa chất dùng trong nghiên cứu…………………………. 29
2.1.4. Phương tiện và trang thiết bị dùng trong nghiên cứu …………………………… 30
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………………………………… 30
2.2.1. Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp và mạn của viên Thông xoang
vương HV trên động vật thực nghiệm ………………………………………………………… 302.2.1.1. Đánh giá tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây viêm màng
bụng trên chuột nhắt trắng…………………………………………………………………………. 30
2.3.1.2. Đánh giá tác dụng chống viêm mạn trên mô hình gây u hạt ở
chuột cống trắng………………………………………………………………………………………. 31
2.3.2. Đánh giá tác dụng chống viêm của viên Thông xoang vương HV trên
mô hình gây viêm xoang – mũi ở thỏ ………………………………………………………….. 33
2.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu …………………………………………………………………. 35
2.5. Các biện pháp khắc phục sai số ………………………………………………………… 35
2.6. Địa điểm và thời gian nghiên cứu……………………………………………………… 35
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………… 36
3.1. Kết quả nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp……………………………………. 36
3.2. Kết quả đánh giá tác dụng chống viêm mạn ……………………………………… 39
3.2.1. Kết quả đánh giá trọng lượng u hạt trước khi sấy khô………………………….. 39
3.2.2. Kết quả đánh giá trọng lượng u hạt sau khi sấy khô…………………………….. 40
3.3. Kết quả đánh giá tác dụng của viên Thông xoang vƣơng HV trên mô
hình gây viêm xoang – mũi (Rhinosinusitis) ở thỏ…………………………………….. 41
3.3.1. Kết quả đánh giá các triệu chứng phù nề, xuất tiết………………………………. 41
3.3.2. Kết quả đánh giá mức độ viêm niêm mạc xoang…………………………………. 42
3.3.3. Kết quả đánh giá mức độ viêm xương xoang ……………………………………… 44
3.3.4. Kết quả xét nghiệm bạch cầu, công thức bạch cầu trong máu……………….. 46
3.3.5. Kết quả nuôi cấy đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn của chất tiết từ xoang
hàm trên………………………………………………………………………………………………….. 47
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ………………………………………………………………………. 48
4.1. Về tác dụng chống viêm cấp và mạn của viên nang Thông xoang
vƣơng HV trên động vật thực nghiệm. ……………………………………………………. 49
4.1.1. Tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây viêm màng bụng chuột nhắt
trắng……………………………………………………………………………………………………….. 50
4.1.2. Tác dụng chống viêm mạn trên mô hình gây u hạt thực nghiệm……………. 554.2. Về tác dụng điều trị viêm xoang của viên nang Thông xoang vƣơng
HV trên động vật thực nghiệm ……………………………………………………………….. 57
4.2.1. Về mô hình gây viêm xoang trên thực nghiệm……………………………………. 57
4.2.2. Về tác dụng điều trị viêm xoang của viên nang Thông xoang vương HV
trên động vật thực nghiệm…………………………………………………………………………. 58
4.2.2.1. Về kết quả đánh giá các triệu chứng phù nề, xuất tiết………………….. 58
4.2.2.2. Về kết quả đánh giá mức độ viêm niêm mạc và viêm xương
xoang hàm trên………………………………………………………………………………………… 59
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục: HÌNH ẢNH NGHIÊN CỨU
Phụ lục: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÓM TẮT VIÊN NANG THÔNG
XOANG VƢƠNG HVDANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần bài thuốc Thông xoang vương HV……………………….. 22
Bảng 2.1. Công thức viên nang Thông xoang vương HV hàm lượng 500mg 27
Bảng 2.2. Số lượng động vật thực nghiệm……………………………………………… 29
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của Thông xoang vương HV đến thể tích dịch rỉ viêm 36
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của Thông xoang vương HV đến số lượng bạch cầu … 37
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của Thông xoang vương HV đến hàm lượng protein .. 38
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của Thông xoang vương HV đến khối lượng u hạt….. 39
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của Thông xoang vương HV đến mức độ viêm niêm
mạc xoang …………………………………………………………………………………………. 40
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của Thông xoang vương HV đến mức độ viêm xương
xoang ………………………………………………………………………………………………… 41
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của Thông xoang vương HV đến bạch cầu, công thức bạch cầu
trong máu…………………………………………………………………………………………………………….42
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của Thông xoang vương HV đến tình trạng nhiễm
khuẩn của chất tiết từ xoang hàm trên …………………………………………………… 44
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của viên nang Thông xoang vương HV đến bạch cầu,
công thức bạch cầu trong máu chuột (Mean ± SD, n = 08)………………………. 46
Bảng 3.10. Tỷ lệ % cấy khuẩn dương tính……………………………………………… 47DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Phân loại viêm mũi xoang……………………………………………………….. 4
Hình 1.2. Diễn biến phản ứng viêm ………………………………………………………. 13
Hình 2.1. Viên nang Thông xoang vương HV………………………………………… 28
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp của “Thông xoang
vương HV” trên mô hình gây viêm màng bụng trên chuột nhắt trắng ……….. 31
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ nghiên cứu tác dụng chống viêm mạn của “Thông xoang
vương HV” trên mô hình gây u hạt ở chuột cống trắng……………………………. 32
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ nghiên cứu tác dụng viên Thông xoang vương HV trên mô
hình gây viêm xoang – mũi (Rhinosinusitis) ở thỏ…………………………………… 3

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment