ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ ĐAU VAI GÁY DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP VỚI XÔNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ ĐAU VAI GÁY DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP VỚI XÔNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ  ĐAU VAI GÁY DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP  VỚI XÔNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN.Thoái hóa cột sống cổ (THCSC – Cervical spondylosis) là bệnh lý mạn tính, tổn thương cơ bản là tình trạng thoái hóa sụn khớp và/hoặc đĩa đệm ở cột sống cổ. Nguyên nhân chính của THCSC là quá trình lão hóa và tình trạng chịu áp lực quá tải, kéo dài của sụn khớp, đĩa đệm. Biểu hiện lâm sàng của THCSC rất đa dạng, liên quan tới nhiều thành phần, cơ, xương, khớp, các dây chằng, mạch máu, thần kinh. Đau vai gáy là triệu chứng thường gặp và là một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh nhân khó chịu phải đi khám [1], [2], [3].
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Trần Ngọc Ân, tỷ lệ mắc THCSC đứng hàng thứ hai sau THCS thắt lưng và chiếm 14% trong các bệnh thoái hóa khớp [4]. Theo Allan I Binder, 2/3 dân số bị đau vai gáy ít nhất 1 lần trong cuộc đời. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở tuổi trung niên [5].

Hiện nay, đau vai gáy do THCSC không chỉ phổ biến ở người cao tuổi mà còn hay gặp ở độ tuổi lao động. Nguyên nhân thường liên quan đến tư thế lao động: Ngồi tại chỗ nhiều, phải tiếp xúc với máy tính nhiều, làm các động tác biên độ hẹp lặp đi lặp lại kéo dài vượt quá sự thích nghi và chịu đựng của cột sống cổ [2], [4], [6], [7]. THCSC không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân, giảm năng suất lao động mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Vì vây, đây là căn bệnh đang thu hút nhiều sự quan tâm nghiên cứu.
Việc điều trị thoái hóa khớp nói chung và THCSC nói riêng theo Y học hiện đại (YHHĐ) chủ yếu điều trị triệu chứng (bằng các nhóm thuốc giảm đau chống viêm, giãn cơ…) và phục hồi chức năng. Khi điều trị nội khoa không có kết quả hoặc chèn ép thần kinh nặng, phẫu thuật sẽ được cân nhắc [3], [6]. Tuy nhiên, các phương pháp này có khá nhiều tác dụng phụ cũng như chống chỉ định..
Theo Y học cổ truyền (YHCT), đau vai gáy do THCSC thuộc phạm vi chứng tý ở vai gáy. Chứng tý phát sinh do vệ khí cơ thể không đầy đủ, các tà khí bên ngoài (phong, hàn, thấp) thừa cơ xâm phạm cân, cơ, kinh, lạc làm bế tắc kinh lạc, khí huyết không lưu thông gây đau; hoặc do người cao tuổi chức năng tạng phủ suy yếu, thận hư không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân gây ra xương khớp đau nhức, co cứng cơ, vận động khó khăn… [8]. YHCT có nhiều phương pháp điều trị như điện châm, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt, dùng thuốc… trong đó điện châm là một phương pháp được áp dụng phổ biến và đã khẳng định được kết quả điều trị.
Xông hơi trị liệu là phương pháp dùng hơi nước nóng tác động lên bề mặt cơ thể làm giãn nở lỗ chân lông. Cơ chế tác dụng của xông hơi trị liệu là gây phản ứng được gọi là “cơn sốt nhân tạo”. Sốt kích thích hệ thống miễn dịch, tăng sản xuất bạch cầu, tăng sản xuất interferon, tăng tuần hoàn máu, giảm đau; làm mở các lỗ chân lông và các tuyến mồ hôi, bài tiết các độc tố ra khỏi cơ thể… [9], [10]. Xông thuốc YHCT là phương pháp kết hợp giữa xông hơi trị liệu và dược trị liệu. Các vị thuốc được sắc với nước tạo thành dung dịch thuốc xông. Phương pháp này có ưu điểm là có thể hạn chế các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa) so với dạng thuốc sắc thang. Phương pháp xông thuốc đã được áp dụng ở bệnh viện YHCT Trung ương để điều trị các bệnh lý cơ xương khớp mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá tác dụng phối hợp của điện châm và xông thuốc YHCT trên bệnh nhân đau vai gáy do THCSC. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm hai mục tiêu:
1.Đánh giá tác dụng giảm đau và cải thiện hoạt động sinh hoạt hàng ngày do đau của phương pháp điện châm kết hợp với xông thuốc Y học cổ truyền trên bệnh nhân đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ.
2.Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp can thiệp điện châm kết hợp với xông thuốc Y học cổ truyền trên lâm sàng.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN    3
1.1. Tổng quan về thoái hóa cột sống cổ theo Y học hiện đại    3
1.2. Tổng quan thoái hóa cột sống cổ theo YHCT    9
1.3. Tình hình nghiên cứu về điều trị THCSC trên thế giới và Việt Nam    12
1.4. Tổng quan về phương pháp điện châm và xông thuốc YHCT    14
1.5. Cơ sở khoa học của việc kết hợp điện châm với xông thuốc YHCT………19
CHƯƠNG 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    20
2.1. Chất liệu và phương tiện nghiên cứu    20
2.2. Đối tượng nghiên cứu    21
2.3. Phương pháp nghiên cứu    22
2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu    29
2.5. Phương pháp xử lý số liệu    29
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu    30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    31
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    31
3.2. Kết quả điều trị    37
3.3. Các tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị trên lâm sàng    42
CHƯƠNG 4: BÀNLUẬN    43
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    43
4.2. Kết quả điều trị    49
4.3. Các tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị trên lâm sàng    55
KẾT LUẬN    56
KIẾN NGHỊ    57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thang điểm VAS    25
Bảng 2.2. Đánh giá hội chứng cột sống cổ    26
Bảng 2.3. Đánh giá hội chứng rễ    26
Bảng 2.4. Tầm vận động cột sống cổ sinh lý và bệnh lý    28
Bảng 2.5. Mức độ hạn chế tầm vận động cột sống cổ    28
Bảng 2.6. Đánh giá mức độ hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày     29
Bảng 2.7. Đánh giá kết quả điều trị chung    29
Bảng 3.1. Đặc điểm chung về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu    32
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân từng nhóm theo mức độ đau trước điều trị    33
Bảng 3.3. Đặc điểm về vị trí đau của đối tượng nghiên cứu trước điều trị    33
Bảng 3.4. HC cột sống cổ và HC rễ thần kinh trước điều trị    34
Bảng 3.5. Mức độ hạn chế tầm vận động cột sống cổ trước điều trị    34
Bảng 3.6. Bảng phân bố bệnh nhân theo điểm bộ câu hỏi NDI trước điều trị    35
Bảng 3.7. Phân bố bệnh nhân theo thể lâm sàng YHCT    35
Bảng 3.8. Hình ảnh trên phim X- quang cột sống cổ    36
Bảng 3.9. Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau VAS sau điều trị    37
Bảng 3.10. Kết quả giảm đau theo các vị trí sau điều trị    38
Bảng 3.11. Hội chứng cột sống và hội chứng rễ trước và sau điều trị    38
Bảng 3.12. Hiệu quả giảm mức độ hạn chế tầm vận động cột sống cổ    39
Bảng 3.13. Hiệu quả cải thiện hoạt động sinh hoạt hàng ngày sau điều trị.    40

DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm chung về tuổi của đối tượng nghiên cứu    31
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm chung về giới của đối tượng nghiên cứu    31
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm chung về thời gian đau của đối tượng nghiên cứu    32
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ hình ảnh gai xương các vị trí trên phim X – quang    36
Biểu đồ 3.5. Điểm đau VAS ở các thời điểm T0, T1, T2    37
Biểu đồ 3.6. Điểm bộ câu hỏi NDI ở các thời điểm T0, T1, T2    40
Biểu đồ 3.7. Kết quả điều trị chung theo YHHĐ    41
Biểu đồ 3.8. Kết quả điều trị theo YHCT    41

 

https://thuvieny.com/danh-gia-tac-dung-dieu-tri-dau-vai-gay-do-thoai-hoa-cot-song-co-bang-phuong-phap-dien-cham/

Leave a Comment