ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIỀN MÃN KINH VÀ MÃN KINH CỦA CỐM TAN TƯ THỦY THANH CAN THEO CÁC TRIỆU CHỨNG Y HỌC CỔ TRUYỀN

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIỀN MÃN KINH VÀ MÃN KINH CỦA CỐM TAN TƯ THỦY THANH CAN THEO CÁC TRIỆU CHỨNG Y HỌC CỔ TRUYỀN

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIỀN MÃN KINH VÀ MÃN KINH CỦA CỐM TAN TƯ THỦY THANH CAN THEO CÁC TRIỆU CHỨNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
Phùng Thị Phương Lan1, Lê Mạnh Cường1
1 Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng điều trị rối loạn tiền mãn kinh và mãn kinh của cốm tan Tư thủy thanh can theo các triệu chứng Y học cổ truyền. Đối tượng và phương pháp: 45 bệnh nhân được chẩn đoán tiền mãn kinh và mãn kinh tại Bệnh viện YHCT Trung ương. Phương pháp can thiệp lâm sàng, tiến cứu, so sánh trước sau điều trị, lấy mẫu có chủ đích. Kết quả: Cốm tan Tư thủy thanh can cải thiện hiệu quả các triệu chứng, cơ năng và các đặc điểm về mạch và lưỡi trên bệnh nhân mãn kinh và tiền mãn kinh. Kết luận: Cốm tan Tư thủy thanh can chứng minh hiệu quả điều trị rối loạn tiền mãn kinh và mãn kinh trên các triệu chứng lâm sàng YHCT.

Tiềnmãn kinh (TMK) là giai đoạn  có  rối  loạn kinh  nguyệt  trước  khi  xảy  ra  mãn  kinh,  người phụnữcó  rối  loạn  hoặc  hết  kinh  nguyệt,  không còn  hiện tượng  phóng  noãn,  nồng độhormone sinh  dục  giảm  thấp  [1,2].  Mãn  kinh  (MK)  là  sựkết thúc vĩnh viễn kinh nguyệt và khảnăng sinh sản,  được  xác  định  là  xảy  ra  12  tháng  sau  kỳkinh nguyệt cuối cùng [3, 4]. Bài thuốc cổ phương “Tư thủy thanh can ẩm” được  ghi  lại  trong  y  thư  cổ  “Y  Tông  Kỷ  Nhâm Biên”  chủ  yếu  tư  bổ  thận  âm,  sơ  can,  dưỡng huyết. Trong bài, vị Thục địa tư thận dưỡng tinh là chủ dược, Sơn thù dưỡng can sáp tinh, Sơn dược bổ tỳ cố tinh, Trạch tả thanh tả thận hỏa giảm bớt nê trệ của Thục địa, Đan bì thanh can hỏa giảm bớt tính ôn của Sơn thù, Bạch linh kiện tỳ trừ thấp, giúp Hoài sơn kiện tỳ. Sáu vị thuốc kết hợp lại vừa bổ vừa tả giúp cho tácdụng bổ tốt hơn.Trên cơ sở đó lại thêm vị Sài hồ có tác dụng sơ can, giải uất; Chi tử để thanh nhiệt trị mất ngủ, buồn phiền, bứt rứt. Gia thêm Đương quy bổ huyết, Bạch thược có tác dụng dưỡng can huyết, giúp cho can huyết đầy đủ; Táo nhân giúp dưỡng tâm an thần, bổ âm liễm hãn, càng làm tăng hiệu quả điều trị của bài thuốc nghiên. Các triệu chứng này cũng thường xuất hiện ở phụ nữ TMK  và  MK,  chính  vì  vậy,  chúng  tôi  tiến  hành đánh giá bài thuốc này ở dạng cốm tan để điều trị các rối loạn trong thời kì TMK và MK theo các triệu chứng Y học cổ truyền

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tư Thủy Thanh Can, mãn kinh, tiền mãn kinh

Tài liệu tham khảo
1. Phạm Thị Minh Đức (2011). Sinh lý học, Nhà xuất bản y học, tr. 362. 
2. Vương Tiến Hòa (2001). Sức khỏe sinh sản, NXB Y học,tr.43. 
3. Bộ môn sinh lý học – Trường Đại học Y Hà Nội (2003), Bài giảng sinh lý sau đại học, Nhà xuất bản Y học. 
4. Nguyễn Khắc Liêu (2000), chẩn đoán và điều trị phụ nữ tuổi mãn kinh, Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh, tr. 1-11. 
5. Đỗ Văn Bách (2003). Đánh giá tác dụng của viên nén Tiêu dao đan chi trong điều trị hội chứng mãn kinh. Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 55 – 70. 
6. Nguyễn Thị Hương Giang (2017). Đánh giá tác dụng điều trị mất ngủ của bài thuốc Hậu thiên lục vị phương ở phụ nữ mãn kinh. Luận văn Thạc sỹ Y học Trường Đại học Y Hà Nội, 2017, tr. 35 – 45. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment