Đánh giá tác dụng điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính của bài thuốc “Hoàng kỳ bổ huyết thang” kết hợp xoa bóp bấm huyệt
Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính của bài thuốc “Hoàng kỳ bổ huyết thang” kết hợp xoa bóp bấm huyệt.Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính (mã ICD-10: I67.8) là tình trạng bệnh lý có nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau, nhưng có cùng một cơ chế bệnh sinh, đó là thiếu máu nuôi não, nguyên nhân chính là do xơ vữa mạch máu não và các nguyên nhân khác gây giảm lưu lượng tuần hoàn não, bệnh tiến triển nặng dần có thể gây thiếu máu não cục bộ tạm thời, mức độ nặng nhất là nhồi máu não [1],[2].
Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính (TNTHNMT) có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở người cao tuổi đặc biệt là ở người lao động trí óc. Theo tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ mắc TNTHNMT chiếm từ 0,2% đến 2,5% dân số. Thống kê khoảng 2/3 người cao tuổi mắc bệnh này, chiếm 9-25% tổng số các bệnh nhân tai biến mạch máu não. Chẩn đoán sớm và điều trị TNTHNMT kịp thời và tích cực là một vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì có thể hạn chế quá trình tiến triển của bệnh, hạn chế tỷ lệ tai biến mạch máu não [1] .
Theo y học hiện đại (YHHĐ), việc điều trị TNTHNMT chủ yếu là điều trị nội khoa, kết hợp với các biện pháp dự phòng. Việc điều trị bằng YHHĐ có ưu điểm là tác động nhanh có tính đa dạng theo nhiều cơ chế bệnh, nhưng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và tác dụng không được lâu dài nên kết quả điều trị vẫn hiện nay còn có những hạn chế nhất định [5].
Y học cổ truyền (YHCT), tuy không có bệnh danh TNTHNMT nhưng những biểu hiện lâm sàng hay gặp của bệnh như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ… đã được các Y gia thời xưa mô tả trong các phạm trù: “huyễn vựng” (hoa mắt chóng mặt); “đầu thống” (đau đầu); “thất miên” (mất ngủ); “kiện vong” (hay quên, giảm trí nhớ)…Cơ chế bệnh sinh do tỳ khí hư, thận hư, can huyết hư và tâm huyết hư kết hợp với đàm ẩm, huyết ứ. Phương pháp điều trị chủ yếu là kiện tỳ, ích thận, bổ can huyết dưỡng tâm, an thần, hóa đàm, hành khí, hoạt huyết. Một số phương pháp điều trị của YHCT như dùng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, dưỡng sinh, mỗi phương pháp điều trị đều cho kết quả nhất định [4],[5],[6].
Bài thuốc cổ phương “Hoàng kỳ bổ huyết thang” có tên gọi khác là Phù tỳ sinh mạch tán. Bài thuốc có tác dụng kiện tỳ, phục mạch được chỉ định: dùng cho những người khí hư, âm suy biểu hiện triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, tim hay hồi hộp, thở đoản hơi, mất ngủ, mạch hư tế…tương tự các triệu chứng thường gặp ở người bệnh TNTHNMT [56].
Trên thực tế, việc điều trị bệnh lý TNTHNMT hiện nay tuy đã được chú trọng nhưng vẫn còn hạn chế nhất định, chưa đem lại hiệu quả như kì vọng và cũng chưa phát huy được hết các thế mạnh vốn có của YHCT. Điều này cho thấy vẫn cần có những nghiên cứu sâu hơn, tìm ra các phương pháp điều trị mới, hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị với nhau, hy vọng sẽ có một phương pháp mới điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân TNTHNMT nhằm mục tiêu rút ngắn thời gian điều trị, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân và góp phần nâng cao hiệu quả điều trị trên lâm sàng. Với mục đích chứng minh tác dụng lâm sàng của bài thuốc cổ phương “Hoàng kỳ bổ huyết thang” kết hợp xoa bóp bấm huyệt đối với người bệnh TNTHNMT trên cơ sở khoa học, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài ‘‘Đánh giá tác dụng điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính của bài thuốc “Hoàng kỳ bổ huyết thang” kết hợp xoa bóp bấm huyệt’’ với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính của bài thuốc “Hoàng kỳ bổ huyết thang” kết hợp xoa bóp bấm huyệt
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………….1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………3
1.1. Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính theo YHHĐ…………………….………….3
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý ĐM sống nền và hệ ĐM nuôi não……………3
1.1.2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh thiểu năng tuần hoàn não mạn tính………3
1.1.3. Triệu chứng lâm sàng của thiểu năng tuần hoàn não mạn tính…………….4
1.1.4. Chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não mạn tính……………………………6
1.1.5. Điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính………………………………9
1.2. Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính theo YHCT……………………..…………10
1.2.1. Bệnh danh……………………………………………………………….10
1.2.2. Bệnh nguyên…………………………………………………………….11
1.2.3. Cơ chế bệnh sinh………………………………………………………..12
1.2.4. Phân loại thể bệnh và điều trị……………………………………………13
1.2.5. Tổng quan về bài thuốc “Hoàng kỳ bổ huyết thang”…………………………14
1.2.6. Các nghiên cứu TNTHNMT theo YHCT……………………………….15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………19
2.1. Chất liệu nghiên cứu…………..……………………………………………….19
2.1.1. Thành phần bài thuốc “Hoàng kỳ bổ huyết thang”………………………….19
2.1.2. Thuốc đối chứng………………………………………………………..20
2.1.3. Phác đồ, thủ thuật xoa bóp bấm huyệt sử dụng trong nghiên cứu………….21
2.2. Đối tượng nghiên cứu………….………………………………………………23
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân…………………………………………….23
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ khỏi diện nghiên cứu…………………………………25
2.3. Địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………………………..25
2.4. Thời gian nghiên cứu………………………………………………………………………….25
2.5. Phương pháp nghiên cứu………….………………………………………….252.5.1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………25
2.5.2. Cỡ mẫu nghiên cứu……………………………………………………..25
2.5.3. Cách chọn mẫu…………………………………………………………..25
2.6. Quy trình tiến hành nghiên cứu…………………..…………………………….26
2.7. Các chỉ số và biến số nghiên cứu…………….…………………………………26
2.7.1. Chỉ số đánh giá hiệu quả của bài thuốc “Hoàng kỳ bổ huyết thang” trên
bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn não mạn tính…………………………………………………26
2.7.2. Theo dõi tác dụng không mong muốn………………………………………………27
2.8. Phương pháp thu thập thông tin và đánh giá………………………………………..27
2.8.1. Điểm triệu chứng theo bảng chẩn đoán lâm sàng TNTHNMT của
Khadjev……………………………………………………………………………………………………27
2.8.2. Mức độ đau đầu theo thang điểm VAS……………………………………………..28
2.8.3. Trắc nghiệm Wechsler (Đánh giá khả năng nhìn nhớ)………………………..29
2.8.4. Đánh giá khả năng tập trung di chuyển chú ý Schulter………………………..30
2.8.5. Hiệu quả điều trị chung………………………………………………………………….30
2.9. Phương pháp xử lý số liệu……….……………………………………..………31
2.10. Khống chế sai số……………………………………………………………………………….31
2.11. Đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………………………………31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………..34
3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu………………………………………………..34
3.2. Đánh giá kết quả điều trị….……………………………….………………….40
3.3. Tác dụng không mong muốn…………….……………………………………..45
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………..47
4.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu……………………………………………………..47
4.2. Hiệu quả điều trị TNTHNMT của bài thuốc ‘‘Hoàng kỳ bổ huyết
thang’’ kết hợp xoa bóp bấm huyệt……………………………………………………………51
4.3. Tác dụng không mong muốn…………………………………………………………..64
KẾT LUẬN………………………………………………………………………….66KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………….67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng điểm chẩn đoán lâm sàng của Khadjev……………………………………..6
Bảng 2.1. Thành phần bài thuốc “Hoàng kỳ bổ huyết thang”…………………………….19
Bảng 2.2. Bảng đánh giá triệu chứng theo lâm sàng của Khadjev………………………27
Bảng 2.3. Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS (Visual Analog Scale)……..29
Bảng 2.4. Đánh giá khả năng nhìn nhớ bằng trắc nghiệm Wechsler……………………29
Bảng 2.5. Đánh giá khả năng tập trung di chuyển chú ý bằng phương pháp của
Schulter……………………………………………………………………………………………………30
Bảng 2.6. Phân loại hiệu quả điều trị chung……………………………………………………30
Bảng 3.1. Đặc điểm giới tính của bệnh nhân nghiên cứu…………………………………..34
Bảng 3.2. Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu………………………………………….34
Bảng 3.3. Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu………………………………35
Bảng 3.4. Đặc điểm thời gian mắc bệnh mạn tính kèm theo của đối tượng nghiên
cứu…………………………………………………………………………………………………………..35
Bảng 3.5. Đặc điểm thời gian mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não mạn tính của đối
tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………………….35
Bảng 3.6. Đặc điểm phân bố thể bệnh YHCT của đối tượng nghiên cứu……………..36
Bảng 3.7. Đặc điểm tần suất xuất hiện triệu chứng lâm sàng của đối tượng nghiên
cứu trước điều trị……………………………………………………………………………………….36
Bảng 3.8. Đặc điểm mức độ đau đầu theo thang điểm VAS của đối tượng nghiên
cứu trước điều trị……………………………………………………………………………………….37
Bảng 3.9. Đặc điểm mức độ giảm trí nhớ theo điểm trắc nghiệm Wechsler của đối
tượng nghiên cứu trước điều trị…………………………………………………………………….37
Bảng 3.10. Đặc điểm khả năng tập trung di chuyển chú ý bằng phương pháp
Schulter của đối tượng nghiên cứu trước điều trị…………………………………………….38
Bảng 3.11. Đặc điểm mức độ nặng nhẹ theo điểm Khadjev của đối tượng nghiên
cứu trước điều trị ……………………………………………………………………………………….38
Bảng 3.12. Đặc điểm về chỉ số sinh tồn trước điều trị ở hai nhóm………………………39Bảng 3.13. So sánh đặc điểm triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị ở 2 nhóm
nghiên cứu………………………………………………………………………………………………..40
Bảng 3.14. So sánh sự cải thiện mức độ đau đầu theo thang điểm VAS trước và sau
điều trị ……………………………………………………………………………………………………..41
Bảng 3.15. So sánh mức độ giảm trí nhớ theo điểm trắc nghiệm Wechsler trước và
sau điều trị………………………………………………………………………………………………..41
Bảng 3.16. So sánh khả năng tập trung di chuyển chú ý bằng phương pháp Schulter
trước và sau điều trị……………………………………………………………………………………42
Bảng 3.17. So sánh sự thay đổi điểm Khadjev trước và sau điều trị……………………42
Bảng 3.18. Sự thay đổi dấu hiệu sinh tồn trước và sau điều trị (n=60)…………………43
Bảng 3.19. Hiệu quả cải thiện các triệu chứng lâm sàng theo y học cổ truyền sau
điều trị……………………………………………………………………………………………………..44
Bảng 3.20. Hiệu quả điều trị chung……………………………………………………………….45
Bảng 3.21. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng…………………………………….4
Nguồn: https://luanvanyhoc.com