Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị của chế phẩm “Viên xương khớp Vương Hoạt” kết hợp điện châm trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống
Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị của chế phẩm “Viên xương khớp Vương Hoạt” kết hợp điện châm trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống.Thoái hóa cột sống thắt lưng (Spondylosis hoặc Osteoarthritis of lumbar spine) là bệnh lý cột sống mạn tính thường gặp và có liên quan mật thiết đến tuổi và vị trí đốt sống bị tổn thương [1]. Thoái hóa cột sống thắt lưng được chia thành “Thoái hóa cột sống thắt lưng trên X – quang” – với biểu hiện hình ảnh thoái hóa trên phim chụp X – quang và “Thoái hóa cột sống thắt lưng trên lâm sàng” – thường biểu hiện bằng đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện viêm [2],[3]. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch [4],[5].
Theo thống kê năm 2012 của tác giả Yoshihito Sakai khoảng 80% dân số từng đau thắt lưng ít nhất 1 lần trong đời, tỷ lệ đau thắt lưng trên thế giới lên tới 65 triệu người mỗi năm; Khoảng 177% người trên 60 tuổi mắc bệnh đau lưng và con số này là 30% ở các bệnh nhân tuổi từ 20 – 55 tuổi [6]. Tại bệnh viện Bạch Mai (số liệu thống kê 2012), tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh lý xương khớp trong đó có đau thắt lưng chiếm tới 10,4% tổng lượt khám hàng năm [7].
Theo Y học hiện đại (YHHĐ), chức năng chính của cột sống thắt lưng là chịu tải trọng, trụ vững và xoay đều theo các hướng. Khi bị thoái hóa với các triệu chứng chức năng đau, hạn chế chức năng đi lại và chức năng sinh hoạt, hạn chế sự giao tiếp với xã hội, nó có thể gây tổn hại đến kinh tế và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc chẩn đoán sớm và điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng là vấn đề đang được nhiều tác giả quan tâm.
Theo Y học cổ truyền (YHCT), với quan điểm quy nạp triệu chứng, không có một bệnh danh cụ thể cho thoái hóa cột sống thắt lưng. Dựa trên chứng trạng lâm sàng, bệnh được mô tả trong phạm vi các chứng yêu thống, yêu cước thống, tọa cốt phong. Các phương pháp điều trị bao gồm dùng thuốc
2
và không dùng thuốc (điện châm, xoa bóp bấm huyệt, tác động cột sống). Bên cạnh việc sử dụng các nhóm thuốc đặc hiệu thì việc sử dụng thêm các thuốc điều trị hỗ trợ cùng với thời gian và thực tế lâm sàng cũng đã chứng minh được những hiệu quả nhất định.
Chế phẩm “Viên xương khớp Vương Hoạt” là một sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần là các loại thảo dược thiên nhiên gồm chiết xuất Myrrh từ cây Một dược, cao Nhàu, cao Thiên niên kiện, chiết xuất vỏ Liễu, kết hợp với methylsulfonylmethane (MSM), chế phẩm có tác dụng hỗ trợ giảm nguy cơ thoái hóa cột sống, gai đốt sống, thoát vị đĩa đệm, đau cổ vai gáy, hỗ trợ tăng khả năng vận động ở người bị bệnh xương khớp đặc biệt là bệnh ở cột sống, hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm dùng trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các trường hợp thoái hoá cột sống, đau cột sống. Sản phẩm này của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm FOBIC, sản xuất bởi Công ty Trách nhiệm hữu hạn công nghệ dược phẩm Lotus, đã được Cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp phép đăng ký. Đã được đánh giá độc tính cấp, bán trường diễn cho kết quả an toàn, tuy nhiên chưa được đánh giá tác tụng trên lâm sàng, việc nghiên cứu trên lâm sàng là cần thiết. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị của chế phẩm “Viên xương khớp Vương Hoạt” kết hợp điện châm trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống”.
Với mục tiêu nghiên cứu:
1. Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị giảm đau và cải thiện tầm vận động của chế phẩm “Viên xương khớp Vương Hoạt” kết hợp điện châm trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………….. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………… 3
1.1. Quan điểm của Y học hiện đại về thoái hóa cột sống thắt lưng……… 3
1.1.1. Định nghĩa…………………………………………………………………… 3
1.1.2. Đặc điểm giải phẫu vùng thắt lưng…………………………………. 3
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh………………………………………………………….. 4
1.1.4. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng……………………………….. 5
1.1.5. Phân loại đau thắt lưng………………………………………………….. 6
1.1.6. Chẩn đoán……………………………………………………………………. 7
1.1.7. Điều trị……………………………………………………………………….. 7
1.2. Quan điểm của Y học cổ truyền về thoái hóa cột sống thắt lưng….. 8
1.2.1. Bệnh danh……………………………………………………………………. 8
1.2.2. Bệnh nguyên………………………………………………………………… 8
1.2.3. Thể bệnh và điều trị của đau thắt lưng do thoái hóa cột sống
theo Y học cổ truyền…………………………………………………………………… 9
1.3. Tổng quan về điện châm……………………………………………………. 10
1.3.1. Định nghĩa…………………………………………………………………… 10
1.3.2. Cơ chế và tác dụng của điện châm………………………………….. 10
1.3.3. Chỉ định và chống chỉ định……………………………………………. 11
1.3.4. Tai biến thường gặp và xử trí…………………………………………. 11
1.3.5. Kỹ thuật bổ tả của điện châm…………………………………………. 12
1.4. Tổng quan về chế phẩm “Viên xương khớp Vương Hoạt”…. 12
1.4.1. Chế phẩm “Viên xương khớp Vương Hoạt”…………………….. 12
1.4.2. Phân tích thành phần của sản phẩm nghiên cứu………………… 13
1.5. Tổng quan về huyệt vị 161.6. Tình hình nghiên cứu vấn đề trên thế giới và Việt Nam……… 17
1.6.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề trên thế giới……………………….. 17
1.6.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam………………………… 18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……. 20
2.1. Chất liệu nghiên cứu…………………………………………………………. 20
2.1.1. Thành phần………………………………………………………………….. 20
2.1.2. Chế phẩm “Viên xương khớp Vương Hoạt”…………………….. 20
2.1.3. Cách dùng……………………………………………………………………. 21
2.1.4. Phương pháp điều trị nền………………………………………………. 21
2.1.5. Máy móc và phương tiện………………………………………………. 22
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu………………………………………. 22
2.3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………… 23
2.3.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân……………………………………………. 23
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân………………………………………… 24
2.3.3. Cỡ mẫu nghiên cứu………………………………………………………. 24
2.3.4. Các loại sai số và khống chế sai số…………………………………. 24
2.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………… 25
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………. 25
2.4.2. Trình tự tiến hành…………………………………………………………. 26
2.4.3. Phương pháp lượng giá kết quả………………………………………. 27
2.4.4. Quy trình nghiên cứu……………………………………………………. 34
2.5. Phương pháp xử lý số liệu…………………………………………………. 34
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu………………………………………. 35
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………. 36
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu…………………………. 36
3.1.1. Một số đặc điểm dịch tễ………………………………………………… 36
3.1.2. Một số đặc điểm về bệnh tật………………………………………….. 383.2. Tác dụng giảm đau và cải thiện tầm vận động…………………… 39
3.2.1. Tác dụng giảm đau theo thang điểm VAS……………………….. 39
3.2.2. Cải thiện độ giãn cột sống thắt lưng………………………………… 41
3.2.3. Biến đổi tầm vận động cột sống thắt lưng………………………… 45
3.2.4. Tác dụng cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày…………… 53
3.2.5. Sự thay đổi chứng trạng y học cổ truyền…………………………. 55
3.3. Kết quả điều trị chung của nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng…. 58
3.4. Theo dõi tác dụng không mong muốn ở cả 2 nhóm trước và
sau 28 ngày điều trị…………………………………………………………………….. 60
Chương 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………….. 64
4.1. Bàn luận về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu………………… 64
4.1.1. Đặc điểm về tuổi………………………………………………………….. 64
4.1.2. Đặc điểm về giới………………………………………………………….. 65
4.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp……………………………………………… 65
4.1.4. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh……………………………………. 66
4.1.5. Đặc điểm lâm sàng trước điều trị……………………………………. 67
4.1.6. Hình ảnh X – quang vùng cột sống thắt lưng…………………… 69
4.2. Bàn luận về kết quả điều trị………………………………………………. 70
4.2.1. Sự thay đổi về mức độ đau theo thang điểm VAS…………….. 70
4.2.2. Sự thay đổi về độ giãn cột sống thắt lưng………………………… 73
4.2.3. Sự cải thiện về tầm vận động cột sống thắt lưng………………. 74
4.2.4. Sự cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày…………………….. 76
4.2.5. Sự thay đổi chứng trạng y học cổ truyền…………………………. 77
4.2.6. Bàn luận về kết quả điều trị chung…………………………………. 78
4.3. Bàn luận về tác dụng không mong muốn…………………………… 81
4.3.1. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng……………………… 81
4.3.2. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng……………….. 81KẾT LUẬN………………………………………………………………………………… 82
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại đau thắt lưng theo phương pháp Mooneny…………… 6
Bảng 2.1. Bảng đánh giá mức độ đau………………………………………………. 28
Bảng 2.2. Bảng đánh giá mức độ hạn chế vận động cột sống thắt lưng… 29
Bảng 2.3. Cách tính điểm và phân loại khoảng cách tay đất……………….. 29
Bảng 2.4. Cách tính điểm và phân loại độ gấp cột sống……………………… 30
Bảng 2.5. Cách tính điểm và phân loại độ duỗi cột sống…………………….. 31
Bảng 2.6. Cách tính điểm và phân loại độ nghiêng cột sống……………….. 31
Bảng 2.7. Cách tính điểm và phân loại độ xoay cột sống……………………. 31
Bảng 2.8. Bảng đánh giá ảnh hưởng của đau thắt lưng tới chức năng
sinh hoạt hàng ngày………………………………………………………………………. 32
Bảng 2.9. Bảng đánh giá kết quả điều trị………………………………………….. 32
Bảng 3.1. Đặc điểm nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu………………….. 36
Bảng 3.2. Đặc điểm thời gian mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu……… 38
Bảng 3.3. Đặc điểm bệnh lý trước điều trị của 2 nhóm………………………. 38
Bảng 3.4. Đặc điểm hình ảnh X – quang của 2 nhóm trước điều trị…….. 39
Bảng 3.5. Mức độ đau theo thang điểm VAS của 2 nhóm qua các thời
điểm…………………………………………………………………………………………….. 40
Bảng 3.6. Mức độ giãn cột sống thắt lưng của 2 nhóm qua các thời
điểm (theo Schober) ……………………………………………………………………… 42
Bảng 3.7. Mức độ khoảng cách tay đất của 2 nhóm qua các thời điểm…. 44
Bảng 3.8. Độ gấp trung bình của 2 nhóm qua các thời điểm……………….. 45
Bảng 3.9. Mức độ gấp cột sống của 2 nhóm qua các thời điểm…………… 46
Bảng 3.10. Độ duỗi cột sống trung bình của 2 nhóm qua các thời
điểm…………………………………………………………………………………………….. 47
Bảng 3.11. Mức độ duỗi cột sống của 2 nhóm qua các thời điểm………… 48Bảng 3.12. Độ nghiêng cột sống bên đau của 2 nhóm qua các thời
điểm…………………………………………………………………………………………….. 49
Bảng 3.13. Mức độ nghiêng cột sống bên đau của 2 nhóm qua các thời
điểm……………………………………………………………………………………………. 50
Bảng 3.14. Độ xoay cột sống trung bình bên đau của 2 nhóm qua các
thời điểm……………………………………………………………………………………… 51
Bảng 3.15. Mức độ xoay cột sống bên đau của 2 nhóm qua các thời
điểm…………………………………………………………………………………………….. 52
Bảng 3.16. Mức độ cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày của 2
nhóm qua các thời điểm…………………………………………………………………. 54
Bảng 3.17. Sự thay đổi về mạch theo y học cổ truyền của 2 nhóm sau
điều trị…………………………………………………………………………………………. 55
Bảng 3.18. Sự thay đổi về lưỡi theo y học cổ truyền của 2 nhóm sau
điều trị…………………………………………………………………………………………. 56
Bảng 3.19. Sự thay đổi một số chứng trạng theo y học cổ truyền của 2
nhóm sau điều trị…………………………………………………………………………… 57
Bảng 3.20. Chỉ số cận lâm sàng trước và sau điều trị ở nhóm nghiên
cứu………………………………………………………………………………………………. 60
Bảng 3.21. Chỉ số cận lâm sàng trước và sau điều trị ở nhóm đối
chứng…………………………………………………………………………………………… 61
Bảng 3.22. Chỉ số cận lâm sàng sau 28 ngày điều trị giữa 2 nhóm………. 62
Bảng 3.23. Theo dõi tác dụng không mong muốn trên lâm sàng…………. 63DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu………………… 37
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu…………… 37
Biểu đồ 3.3. Sự thay đổi điểm VAS trung bình của 2 nhóm………………. 39
Biểu đồ 3.4. Sự thay đổi độ giãn cột sống thắt lưng trung bình theo
Schober của 2 nhóm……………………………………………………………………… 41
Biểu đồ 3.5. Sự thay khoảng cách tay đất trung bình của 2 nhóm……….. 43
Biểu đồ 3.6. Sự thay đổi điểm Oswestry trung bình của 2 nhóm…………. 53
Biểu đồ 3.7. Kết quả điều trị chung sau 14 ngày điều trị của 2 nhóm….. 58
Biểu đồ 3.8. Kết quả điều trị chung sau 28 ngày điều trị của 2 nhóm….. 5
Nguồn: https://luanvanyhoc.com