Đánh giá táo dụng của bài thuốc “Thái sơn bàn thạch thang” trũng điều trị dọa sẩy thai từ 8 – 12 tuẩn
Sẩy thai là hiên tượng thai bị tống ra khỏi buồng tử cung (TC) trước khi thai có thể sống được. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) -1997, giới hạn tuổi thai bị sẩy là dưới 20 tuần hay cân nặng dưới 500gr [ 6]. Ở Việt Nam, theo tiêu chuẩn Quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, tuổi thai bị sẩy được tính là dưới 22 tuần theo ngày kinh cuối cùng.
Sẩy thai bình thường diễn biến qua 2 giai đoạn là: dọa sẩy thai và sẩy thai thực sự.
Dọa sẩy thai là giai đoạn đầu của sẩy thai. Trong giai đoạn này trứng còn sống chưa bong khỏi niêm mạc tử cung. Nếu điều trị sớm thì có khả năng giữ được thai [ 6], [ 36]. Sẩy thai là một cấp cứu thường gặp trong ba tháng đầu của thời kỳ thai nghén. Theo Hertz JB (1982), tỷ lệ này ước chừng từ 20 – 30% [ 62]. Theo Charles R. B. Beckmann (2006), tỷ lệ dọa sẩy thai là 25% [ 57]. Ở Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính xác về tỷ lệ dọa sẩy thai.
Nguyên nhân của dọa sẩy thai rất đa dạng và khó xác định, cho đến nay vẫn còn nhiều tranh luận về vấn đề này. Chẩn đoán nguyên nhân dọa sẩy thai là một vấn đề hết sức khó khăn. Để chẩn đoán nguyên nhân dọa sẩy thai, ngoài thăm khám lâm sàng kỹ lưỡng còn phải làm xét nghiệm và các thăm dò khác. Ở Việt Nam còn nhiều hạn chế về kinh tế và phương tiện kỹ thuật để chẩn đoán nguyên nhân dọa sẩy thai.
Dọa sẩy thai có rất nhiều biến chứng như: thiếu máu, nhiễm trùng, sẩy thai tự nhiên, thai chết …, làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và gây sang chấn tinh thần cho người mẹ. Để tránh những biến chứng này, cầm phải phát hiện sớm những dấu hiệu của dọa sẩy và điều trị sớm ở giai đoạn này mới có khả năng giữ được thai.
Nguyên tắc điều trị chủ yếu đối với dọa sẩy thai là để thai phụ nằm nghỉ ngơi tuyệt đối, dùng thuốc giảm co cơ tử cung và nếu tìm được nguyên nhân thì điều trị nguyên nhân [ 6], [ 36].
Với Y học cổ truyền (YHCT), dọa sẩy thai được ghi trong các sách cổ với các tên gọi “tử thống”, “tử lậu”, “thai lậu”, “thai đông bất an”, “đông thai”. Theo YHCT có nhiều nguyên nhân gây nên đông thai, do đó cũng có rất nhiều bài thuốc được áp dụng để điều trị. Các bậc danh y của YHCT từ trước cho đến nay đã sử dụng nhiều bài thuốc hay để an thai, dưỡng thai. Khoa Phụ – Bệnh viện YHCT Trung ương trong hơn 50 năm qua cũng đã kế thừa kinh nghiệm đó trên lâm sàng, song chưa có môt công trình nghiên cứu cụ thể nào về tác dụng của các bài thuốc điều trị dọa sẩy thai. Năm 2008, Phan Thị Lưu đã tiến hành nghiên cứu hồi cứu đánh giá kết quả và xác định môt số vị thuốc thường dùng để điều trị dọa sẩy thai tại Khoa Phụ – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Kết quả cho thấy các vị thuốc thường được dùng điều trị tập trung vào bài thuốc “Thái sơn bàn thạch thang”. Với lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng điều trị dọa sẩy thai từ 8 đến 12 tuần của bài thuốc “Thái sơn bàn thạch thang”.
2. Xác định tác dụng không mong muốn của bài thuốc .
MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Chương 1: Tổng quan 3
1.1. Y học hiên đại quan niêm về dọa sẩy thai 3
1.1.1. Sự thụ tinh làm tổ và phát triển của trứng 3
1.1.2. Giải phẫu, sinh lý của tử cung và sự biến đổi khi có thai 4
1.1.3. Vai trò của hormon sinh dục đối với thai nghén 5
1.1.4. Một số nguyên nhân gây dọa sẩy thai 7
1.1.5. Chẩn đoán dọa sẩy thai 11
1.1.6. Các phương pháp thăm dò và xét nghiêm 11
1.1.7. Phương pháp điều trị dọa sẩy thai 15
1.2. Y học cổ truyền quan niêm về dọa sẩy thai 15
1.2.1. Sinh lý thụ thai 15
1.2.2. Các mạch Xung, Nhâm, Đốc, Đới 16
1.2.3. Dọa sẩy thai theo y học cổ truyền 16
1.3. Tổng quan về bài thuốc “Thái sơn bài thạch thang” 22
1.3.1. Xuất xứ, nguồn gốc của bài thuốc 22
1.3.2. Thành phần bài thuốc 22
1.3.3. Tác dụng của bài thuốc 22
1.3.4. Phân tích các vị thuốc 22
1.4. Tình hình nghiên cứu dọa sẩy thai trên thế’ giới và trong nước 26
1.4.1. Trên thế’ giới 26
1.4.2. Ở Viêt Nam 28
Chương 2: Chất liệu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 30
2.1. Chất liêu nghiên cứu 30
2.1.1. Thuốc nghiên cứu 30
2.1.2. Các máy dùng trong nghiên cứu 31
2.2. Đối tượng nghiên cứu 31
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bênh nhân theo YHHĐ 32
2.2.2. Tiêu chuẩn chọn bênh nhân theo YHCT 32
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ 32
2.3. Phương pháp nghiên cứu 33
2.3.1. Thiết kế’’nghiên cứu 33
2.3.2. Chọn cỡ mẫu nghiên cứu 33
2.3.3. Thiết kế’ nghiên cứu lâm sàng 34
2.3.4. Các chỉ số theo dõi 35
2.3.5. Phương pháp đánh giá kết quả 37
2.4. Phương pháp khống chế’ sai số 37
2.5. Xử lý phân tích số liêu 38
2.6. Địa điểm nghiên cứu 38
2.7. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 38
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 40
3.1. Đạc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 40
3.1.1. Phân bố theo tuổi 40
3.1.2. Nghề nghiệp của thai phụ 40
3.1.3. Trình đô học vấn của các thai phụ 41
3.1.4. Tiền sử sẩy thai của các thai phụ 41
3.1.5. Tiền sử phụ khoa của các thai phụ 42
3.1.6. Tình hình điều trị trước khi vào viện của các thai phụ 42
3.1.7. Phân bố thai phụ theo môt số triệu chứng lâm sàng 43
3.2. Đánh giá tác dụng của bài thuốc trên lâm sàng 44
3.3. Các chỉ số theo dõi cân lâm sàng 49
3.4. Tác dụng không mong muốn của thuốc 51
3.5. Kết quả điều trị 52
Chương 4: Bàn luận SS
4.1 Bàn luân về đạc điểm xã hôi và nhân khẩu học 55
4.1.1 Đô tuổi…. “. .” 55
4.1.2. Nghề nghiệp 56
4.1.3. Trình đô học vấn của thai phụ 56
4.1.4. Tiền sử sẩy thai của thai phụ 56
4.1.5. Dấu hiệu dọa sẩy thai 57
4.2. Bàn luân về hiệu quả điều trị dọa sẩy thai của bài thuốc 59
4.2.1. Sự thay đổi các triệu chứng dọa sẩy thai 59
4.2.2. Sự thay đổi môt số chỉ số cân lâm sàng 60
4.3. Kết quả điều trị. 61
4.3.1 Kết quả chung 61
4.3.2. Kết quả điều trị theo tuổi thai phụ 62
4.3.3. Kết quả điều trị theo tiền sử sẩy thai 62
4.3.4. Kết quả điều trị theo dấu hiệu đau bụng và ra máu ÂĐ 63
4.3.5. Kết quả điều trị theo bắt mạch lúc vào của YHCT 63
4.4. Bàn luân về môt số tác dụng không mong muốn của bài thuốc “thái sơn
bàn thạch thang ” .7. 64
Kết luận 65
Kiến nghi 66
Tài liệu tham khảo Phụ lục
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích