Đánh giá thực trạng năng lực quản lý của Điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện công lập, tỉnh Khánh Hòa, năm 2014
Đánh giá thực trạng năng lực quản lý của Điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện công lập, tỉnh Khánh Hòa, năm 2014.Chăm sóc sức khỏe nhân dân đòi hỏi sử dụng một lực lượng lớn nhân lực.Quản lý vĩ mô để bảo đảm cho đội ngũ cán bộ y tế có đủ năng lực chuyên môn và các chuẩn mực nghề nghiệp và xã hội khác trong bối cảnh có sự thay đổi nhanh chóng của kiến thức và kỹ thuật y học là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của chiến lược bảo đảm chất lượng và an toàn trong khám chữa bệnh [7].
Mô hình bệnh tật diễn biến phức tạp và đời sống kinh tế ngày càng được nâng cao vì thế nhu cầu được chăm sóc và hưởng các dịch vụ chăm sóc có chất lượng là nhu cầu xã hội cần thiết. Vì thế, trong quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của Ngành Y tế thì phát triển nguồn nhân lực Điều dưỡng là nhiệm vụ quan trọng vì nhân lực ĐD chiếm gần 50% nhân lực y tế [7]. Bộ Y tế đã ban hành Chuẩn năng lực cơ bản Điều dưỡng Việt Nam để các cơ sở đào tạo và sử dụng ĐD nghiên cứu áp dụng. Bộ tài liệu đưa ra những tiêu chuẩn thuộc ba lĩnh vực là: Năng lực thực hành; Năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp; Năng lực hành nghề theo pháp luật và Đạo đức nghề nghiệp, sự cần thiết của chuẩn năng lực cơ bản của ĐD Việt Nam là phân biệt giữa các bậc điều dưỡng được đào tạo, hay ĐD viên hoặc Điều dưỡng trưởng tự đánh giá năng lực nghề nghiệp của bản thân để đạt chuẩn và hoàn thành chức năng nhiệm vụ khi thực hành công việc [8].
Quản lý nói chung và quản lý điều dưỡng là một nghệ thuật về việc vận dụng tất cả các nguồn lực sẵn có để hoàn thành nhiệm vụ đã giao đúng thời gian và hiệu quả. Trong quản lý điều dưỡng, Điều dưỡng trưởng khoa (ĐDTK) là một trong những khâu cơ bản được sử dụng để đạt được chất lượng chăm sóc người bệnh của một khoa tại một đơn vị và thông qua công tác quản lý, người Điều dưỡng trưởng tạo ra một môi trường trong đó tất cả các điều dưỡng phát huy tối đa khả năng của mình để đạt đến mục đích chăm sóc người bệnh [4].
Một trong các mục tiêu của Ngành Y tế Khánh Hòa năm 2014 là nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, trong đó năng lực nhân viên y tế (NVYT) đóng vai trò quan trọng. Chính vì vậy, việc đánh giá năng lực của ĐD nói chung, đặc biệt là ĐDTK là2 cần thiết, vì năng lực liên quan chặc chẽ đến chất lượng công việc, thiếu năng lực sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, hạn chế hoàn thành nhiệm vụ của người ĐD theo quy định [17].
Năng lực của người ĐD là khả năng vận dụng những kiến thức đã được học, những kỹ năng đã được rèn luyện để giải quyết vấn đề/thực hành hiệu quả [5]. Năng lực trước hết là kiến thức trong quá trình được đào tạo tại trường, tại các khóa học ngắn hạn hoặc những lớp tập huấn đào tạo liên tục, và được hình thành từ yếu tố cá nhân, gia đình và xã hội. Phát huy được năng lực phụ thuộc vào điều kiện làm việc, chế độ thù lao, đãi ngộ, sự hài lòng với công việc… trong Ngành Y tế hay nói cách khác đó là các yếu tố liên quan đến năng lực của người Điều dưỡng trưởng [5]. Tại Khánh Hòa, nguồn nhân lực ĐD hiện nay còn thiếu và trình độ, năng lực còn hạn chế, ĐD có trình độ trên đại học chỉ có 0,01%, đại học 10%, cao đẳng 4,6%, phần lớn còn lại là trung cấp. Nguồn nhân lực điều dưỡng mất cân đối về cơ cấu dẫn đến sử dụng chưa phân biệt rõ trình độ đào tạo [18]. Chương trình đào tạo liên tục là cơ hội để ĐD nói chung đặc biệt là ĐDTK hoàn thiện về kiến thức và năng lực quản lý. Mỗi đối tượng ĐDTK cần biết được chức năng, nhiệm vụ của mình và năng lực phù hợp để hoàn thành nhiệm vụ và đáp ứng nhu cầu công việc tại các bệnh viện.
Hiện nay khái niệm chuẩn năng lực ĐD ở nước ta vẫn còn khá mới mẻ và chưa có nhiều nghiên cứu về nội dung này, cụ thể là các nghiên cứu đánh giá năng lực ĐDTK theo các chuẩn năng lực và liên quan đến điều kiện kinh tế – xã hội, môi trường làm việc… Không chỉ ở Việt Nam mà ở cả các nước khác trên thế giới, năng lực ĐD còn nhiều vấn đề cần được xem xét. Đó là khoảng cách giữa đào tạo và thực hành, là năng lực làm việc cũng như sự đồng đều trong các lĩnh vực hoạt động của các ĐD. Tính đến thời điểm hiện nay, các nghiên cứu về lĩnh vực điều dưỡng của Việt Nam nói chung và tại Khánh Hòa nói riêng, chủ yếu đề cập nhiều đến thực trạng đội ngũ điều dưỡng viên hoặc chỉ đánh giá sự hài lòng với công việc. Rất ít nghiên cứu đánh giá năng lực của ĐDTK tại các các bệnh viện. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá thực trạng năng lực quản lý của Điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện công lập, tỉnh Khánh Hòa, năm 2014”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định kiến thức và năng lực quản lý của Điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện công lập, tỉnh Khánh Hòa, năm 2014.
2. Xác định các yếu tố liên quan đến năng lực quản lý của Điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện công lập, tỉnh Khánh Hòa, năm 2014 Điều dưỡng (ĐD) là một nghề có lịch sử lâu đời gắn liền với sự phát triển xã hội, giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu. Ở Việt Nam, ĐD đã được xem là một nghề độc lập trong hệ thống y tế và chiếm gần 50% nhân lực y tế.
Tại Khánh Hòa, nguồn nhân lực ĐD hiện nay còn thiếu và trình độ đào tạo chưa được đồng đều. Nguồn nhân lực ĐD mất cân đối về cơ cấu, dẫn đến việc sử dụng chưa phân biệt rõ trình độ đào tạo [18]. Quản lý nói chung và quản lý điều dưỡng nói riêng là một nghệ thuật về việc vận dụng tất cả các nguồn lực sẵn có để hoàn thành nhiệm vụ đã giao đúng thời gian và hiệu quả [4].
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá thực trạng năng lực quản lý của Điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện công lập, tỉnh Khánh Hòa, năm 2014” với mục tiêu: (1) Xác định kiến thức và năng lực quản lý của Điều dưỡng trưởng khoa, và (2) Xác định các yếu tố liên quan đến năng lực quản lý của Điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện công lập tỉnh Khánh Hòa, năm 2014. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 01/2014 đến tháng 6/2014, sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, phát vấn toàn bộ 91 Điều dưỡng trưởng khoa lâm sàng đang làm việc tại 13 bệnh viện công lập tỉnh Khánh Hòa.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ Điều dưỡng trưởng có kiến thức chung về quản lý còn thấp, chỉ có 51% ĐDTK đủ khả năng đáp ứng về kiến thức quản lý điều dưỡng; tỷ lệ Điều dưỡng trưởng khoa đủ năng lực quản lý chung bao gồm năng lực quản lý trong công tác chăm sóc người bệnh; năng lực triển khai nhiệm vụ đối với nhân viên và năng lực quản lý khoa/phòng chỉ chiếm 42%. Mối liên quan giữa năng lực quản lý của Điều dưỡng trưởng khoa với công tác đào tạo (p < 0,05), với thâm niên công tác (p < 0,05) và trình độ chuyên môn (p < 0,01) có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp cho ngành y tế địa phương có những giải pháp can thiệp và nâng cao chất lượng đội ngũ Điều dưỡng nói chung và Điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện công lập nói riêng trong thời gian đến
MỤC LỤC Đánh giá thực trạng năng lực quản lý của Điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện công lập, tỉnh Khánh Hòa, năm 2014
LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………………………………….i
MỤC LỤC ………………………………………………………………………………………………..ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………………………………iv
DANH MỤC BẢNG …………………………………………………………………………………..v
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………………………..4
1.1. Tổng quan về điều dưỡng và nghề điều dưỡng…………………………………………..4
1.2. Hệ thống tổ chức ngành điều dưỡng của Việt Nam …………………………………….6
1.3. Một số khái niệm năng lực và quản lý………………………………………………………6
1.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Điều dưỡng trưởng khoa…………………………………9
1.5. Trách nhiệm của người Điều dưỡng trưởng khoa……………………………………..10
1.6. Các mô hình chăm sóc…………………………………………………………………………12
1.7. Các nghiên cứu về năng lực quản lý của Điều dưỡng trưởng khoa………………13
1.8. Khung lý thuyết ………………………………………………………………………………….17
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………18
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………….18
2.2. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………………………….18
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………………………….18
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu………………………………………………………..19
2.5. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu ………………………………………………..19
2.6. Phân tích số liệu………………………………………………………………………………….20
2.7. Biến số nghiên cứu ……………………………………………………………………………..21
2.8. Tiêu chí đánh giá ………………………………………………………………………………..27
2.9. Đạo đức nghiên cứu…………………………………………………………………………….27
2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ………………….28
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………………….30
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu……………………………………………………….30
3.2. Kiến thức và năng lực quản lý của Điều dưỡng trưởng khoa………………………33iii
Chương 4. BÀN LUẬN……………………………………………………………………………..48
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………..55
KHUYẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………….58
Phụ lục: …………………………………………………………………………………………………..6
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu……………………………………………….30
Bảng 3.2: Kiến thức về lĩnh vực lập kế hoạch………………………………………………..33
Bảng 3.3: Kiến thức về quản lý chăm sóc ……………………………………………………..34
Bảng 3.4: Kiến thức quản lý và ghi chép hồ sơ bệnh án…………………………………..35
Bảng 3.5: Kiến thức xây dựng, mô tả công việc……………………………………………..36
Bảng 3.6: Kiến thức chung về quản lý của Điều dưỡng trưởng khoa………………….36
Bảng 3.7: Năng lực quản lý trong công tác chăm sóc người bệnh ……………………..37
Bảng 3.8: Năng lực trong việc triển khai nhiệm vụ đối với nhân viên ………………..38
Bảng 3.9: Năng lực quản lý khoa/phòng……………………………………………………….39
Bảng 3.10: Năng lực quản lý chung của Điều dưỡng trưởng khoa …………………….40
Bảng 3.11: Bảng phân phối các yếu tố liên quan…………………………………………….40
Bảng 3.12: Mô hình liên quan đến năng lực quản lý ……………………………………….43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt.
1. Jonh Adair (2010), “Cơ sở lý luận về năng lực quản lý”, Nhà xuất bản, Việt Nam.
2. Lê Thị Bình (2008), “Khảo sát thực trạng năng lực điều dưỡng làm việc tại một số bệnh viện để cải tiến chương trình, phương pháp đào tạo và nâng cao hiệu quả điều trị và chăm sóc người bệnh, Bệnh viện Bạch Mai”.
3. Bộ Nội Vụ (2005), “Quyết định số 41/2005/QĐ-BNV về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức y tế điều dưỡng, Hà Nội”.
4. Bộ Y tế (2004), “Tài liệu Quản lý Điều dưỡng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội”.
5. Bộ Y tế (2009), “Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2009, Hà Nội”.
6. Bộ Y tế (2011), “Thông tư Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện, Hà Nội”.
7. Bộ Y tế (2012), “Báo cáo tổng quan ngành Y tế năm 2012, Hà Nội”.
8. Bộ Y tế (2012), Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam, chủ biên, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Thanh Điều (2008), “Thực trạng đội ngũ điều dưỡng và chất lượng chăm sóc người bệnh của bệnh viện”, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ II, tr. 134-142.
10. Phạm Trí Dũng (2011), “Nguyên lý Quản lý”, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
11. Hội Điều dưỡng Việt Nam (2011), “Tài liệu Hướng dẫn đánh giá chất lượng chăm sóc người bệnh trong các bệnh viện, Hà Nội.”.
12. Hội điều dưỡng Việt Nam (2012), “Vai trò của Điều dưỡng trưởng trong bối cảnh đổi mới, Hà nội 2012”, Quản lý và lãnh đạo Điều dưỡng.
13. http://www.google.com.vn (2014), “Kỹ năng lãnh đạo quản lý, Nhà sản xuất, Việt Nam, truy cập ngày 12/1/2014, tại trang web
14. Trần Thanh Liêm (2007), “Đánh giá thực trạng quản lý của điều dưỡng trưởng khoa lâm sàng bệnh viện Đà Nẵng”, kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ III, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội, tr. 144-149.
15. Kỹ Năng Lãnh đạo quản lý, “Nhà xuất bản, Việt Nam”.
16. Trần Quỵ (2008), “Sự hải lòng nghề nghiệp của điều dưỡng bệnh viện và các yếu tố liên quan”, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ III, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội, tr. 33-42.
17. Sơ Y tế Khánh Hòa (2013), “Báo cáo nhân lực y tế tỉnh Khánh Hòa năm 2013”.
18. Sở Y tế Khánh Hòa (2013), “Đề án Đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020”.
19. Nguyễn Việt Thắng (2010), “Đánh giá thực trạng đội ngũ điều dưỡng tỉnh Hà Tĩnh”, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ IV, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội, tr. 22-26.
20. Lê Thanh Tùng (2014), “Đào tạo điều dưỡng tại Việt Nam: Định hướng, Thách thức và Cơ hội”, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ V
xin fie tài liệu ạ. Xin cám ơn