Đánh giá thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị nội trú tại Bệnh viện Quân y 4 – Quân khu 4 năm 2016
Luận văn Đánh giá thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị nội trú tại Bệnh viện Quân y 4 – Quân khu 4 năm 2016.Thuốc là một trong những yếu tố quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc sử dụng nó như con dao hai lưỡi; nếu sử dụng hợp lý thì sẽ đem lại hiệu quả điều trị bệnh tốt, nếu sử dụng không hợp lý thì sẽ gây ra nhiều bất lợi không mong muốn. Sử dụng thuốc thiếu hiệu quả và bất hợp lý đã và đang là vấn đề bất cập, đây cũng là một trong các nguyên nhân chính làm gia tăng chi phí cho người bệnh, giảm chất lượng chăm sóc sức khỏe và uy tín của các cơ sở khám chữa bệnh.
Sử dụng thuốc hợp lý an toàn trong bệnh viện là nhiệm vụ quan trọng trong ngành y tế. Để đạt được mục tiêu này trách nhiêm trực tiếp thuộc về 4 nhóm đối tượng: người kê đơn (bác sĩ điều trị), dược sĩ lâm sàng, điều dưỡng viên và nguời sử dụng thuốc (người bệnh) trong đó dược sĩ lâm sàng đóng vai trò là cầu nối giữa bác sĩ – người đưa ra y lệnh, điều dưỡng viên – người thực hiện y lệnh và người bệnh – nguời phải thực hiện y lệnh. Kháng sinh là một trong những nhóm thuốc có tỷ lệ sử dụng cao trong bệnh viện (chiếm khoảng 20 – 40% tổng giá trị sử dụng thuốc). Trong những năm gần đây, tỷ lệ này có giảm do mô hình bệnh tật ở Việt Nam đang có những thay đổi với xu hướng gia tăng các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, … Tuy nhiên, các nhóm bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn vẫn chiếm tỷ lệ lớn và kháng sinh vẫn là một trong những nhóm thuốc được kê đơn sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.
Việc sử dụng kháng sinh rộng rãi, kéo dài, lạm dụng trong lĩnh vực y tế và nông nghiệp đã dẫn đến vấn đề kháng kháng sinh đã mang tính toàn cầu và đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển với gánh nặng của các bệnh nhiễm khuẩn và những chi phí bắt buộc cho việc thay thế các kháng sinh cũ bằng các kháng sinh thế hệ mới đắt tiền. Tuy nhiên, vấn đề này còn chịu sự chi phối của nhiều lĩnh vực khác bao gồm các yếu tố về sinh thái học, dịch tễ học, văn hoá – xã hội và kinh tế. Người bệnh, các nhà lâm sàng, bác sỹ thú y, các phòng khám tư, bệnh viện và doanh nghiệp dược từ qui mô nhỏ đến lớn đều có rất ít động thái nhằm đánh giá những ảnh hưởng bất lợi của việc sử dụng kháng sinh đối với các đối tượng liên quan hoặc hậu quả của những ảnh hưởng đó đối với thế hệ tương lai.2
Trong bệnh viện, các nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm dụng và kháng kháng sinh có thể là: Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn còn yếu và tình trạng quá tải; Thiếu các dịch vụ về vi sinh; Hội đồng Thuốc và Điều trị hoạt động chưa có hiệu quả. Đề khắc phục tình trạng này, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số
21/2013/TT-BYT ngày 08/8/2013 qui định về tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện; Quyết định số 708/QĐ-BYT ngày 02/3/2015 về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh” áp dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh; Quyết định số 772/QĐ-BYT ngày 04/3/2016 về việc ban hành tài liệu Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện, …. Vì vậy việc nghiên cứu, phân tích hoạt động sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả trong bệnh viện là vấn đề cần được đặt ra để phản ánh thực trạng và góp phần hoàn thiện các chính sách quản lý, nâng cao chất lượng sử dụng thuốc trong bệnh viện.
Được thành lập ngày 07/10/1956 từ các bệnh xá và đội điều trị quân y trên địa bàn Liên khu 4 với tên gọi ban đầu là Quân y Viện 4, trải qua 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành; hiện nay Bệnh viện Quân y 4 đã có những bước phát triển lớn mạnh cả về đội ngũ chuyên môn, trang bị kỹ thuật và cơ sở vật chất, đạt được nhiều thành tích trong chăm sóc sức khỏe bộ đội và nhân dân.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị tại các khoa nội của Bệnh viện Quân y 4. Để góp phần nâng cao chất lượng quản lý sử dụng thuốc nói chung và sử dụng kháng sinh nói riêng tại Bệnh viện Quân y 4, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị nội trú tại Bệnh viện Quân y 4 – Quân khu 4 năm 2016” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả cơ cấu các loại kháng sinh được sử dụng trong điều trị nội trú tại bệnh viện năm 2016.
2. Đánh giá việc kê đơn sử dụng kháng sinh trong điều trị nội trú tại bệnh viện năm 2016
Từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất với các cấp quản lý của bệnh viện nhằm góp phần về việc sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn, hiệu quả
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………… 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ……………………………………………………………………….. 2
1.1. Sử dụng KS và các phương pháp đánh giá sử dụng KS trong bệnh
viện………………………………………………………………………………………… 3
1.1.1. Sử dụng KS ……………………………………………………………………. 3
1.1.2. Các phương pháp đánh giá sử dụng KS trong bệnh viện ……… 9
1.2. Sử dụng KS và tình hình kháng KS hiện nay ……………………………… 15
1.2.1. Trên thế giới…………………………………………………………………. 15
1.2.2. Tại Việt Nam………………………………………………………………… 20
1.3. Vài nét về Bệnh viện Quân y 4 – Quân khu 4……………………………… 29
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………….. 31
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ……………………………… 32
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………. 32
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu …………………………………… 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………….. 32
2.2.1. Xác định biến số nghiên cứu…………………………………………… 32
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………. 34
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu………………………………………….. 36
2.2.4. Mẫu nghiên cứu ……………………………………………………………. 37
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu ………………………………………………. 39
2.2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu……………………………………. 45
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………… 45
3.1. Mô tả cơ cấu các loại KS được sử dụng trong điều trị nội trú tại
bệnh viện năm 2016 ……………………………………………………………….. 463.1.1. Số lượt bệnh nhân có sử dụng KS …………………………………… 46
3.1.2. Danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý …………………… 46
3.1.3. Sử dụng KS theo kế hoạch (đấu thầu) ……………………………… 47
3.1.4. Cơ cấu KS ngoại trú – nội trú………………………………………….. 48
3.1.5. Cơ cấu KS nội trú theo khoa điều trị ……………………………….. 49
3.1.6. Cơ cấu KS nội trú theo nhóm cấu trúc hóa học…………………. 50
3.1.7. Cơ cấu KS nội trú theo nguồn gốc xuất xứ……………………….. 52
3.1.8. Sử dụng KS nội trú theo đường dùng ………………………………. 55
3.1.9. Cơ cấu KS dự trữ ………………………………………………………….. 57
3.1.10. Chỉ số sử dụng KS DDD………………………………………………. 58
3.2. Đánh giá việc kê đơn sử dụng KS trong điều trị nội trú ……………….. 59
3.2.1. Khảo sát các chỉ số sử dụng KS………………………………………. 59
3.2.2. Các nhóm bệnh được kê đơn KS …………………………………….. 60
3.2.3. Tuân thủ quy định kê đơn KS…………………………………………. 60
3.2.4. Chuyển đường dùng KS…………………………………………………. 61
3.2.5. Kê đơn phối hợp KS ……………………………………………………… 62
3.2.6. Thay thế KS và KSĐ …………………………………………………….. 63
3.2.7. Khoảng cách đưa liều của các KS …………………………………… 65
Chƣơng 4. BÀN LUẬN …………………………………………………………………………. 66
4.1. Về cơ cấu các loại KS được sử dụng trong điều trị nội trú tại bệnh
viện năm 2016……………………………………………………………………….. 67
4.2. Về kê đơn sử dụng KS trong điều trị nội trú……………………………….. 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………….. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại KS theo mã ATC ………………………………………………………… 3
Bảng 1.2. Một số KS có sinh khả dụng đường uống ≥ 50%…………………………… 7
Bảng 1.3. Nguyên tắc MINDME trong sử dụng KS……………………………………… 9
Bảng 1.4. Tỷ lệ tiêu thụ KS bệnh viện theo DDD/100 giường-ngày theo nhóm
KS hàng năm…………………………………………………………………………. 17
Bảng 1.5. Phân tích sử dụng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý 2009 – 2010 … 21
Bảng 1.6. Chi phí bệnh viện cho KS năm 2009………………………………………….. 21
Bảng 1.7. Thống kê khám bệnh từ 01/01/2016 đến 31/12/2016……………………. 30
Bảng 1.8. Mô hình bệnh tật năm 2016 của Bệnh viện năm 2016 theo ICD-10.. 30
Bảng 2.9. Kết quả nghiên cứu thử…………………………………………………………….. 37
Bảng 3.10. Tỷ lệ số lượt BN có sử dụng KS………………………………………………. 46
Bảng 3.11. Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý …………………. 46
Bảng 3.12. Cơ cấu sử dụng KS đấu thầu và không đấu thầu………………………… 47
Bảng 3.13. Tỷ lệ KS đã sử dụng so với kế hoạch ……………………………………….. 48
Bảng 3.14. Cơ cấu KS ngoại trú – nội trú…………………………………………………… 48
Bảng 3.15. Tỷ lệ KS nội trú theo khoa điều trị …………………………………………… 49
Bảng 3.16. Tỷ lệ KS nội trú theo nhóm cấu trúc hóa học…………………………….. 50
Bảng 3.17. Cơ cấu nhóm KS β-lactam………………………………………………………. 51
Bảng 3.18. Cơ cấu nhóm KS Quinolon……………………………………………………… 51
Bảng 3.19. Cơ cấu KS nội trú theo nguồn gốc xuất xứ ……………………………….. 52
Bảng 3.20. Cơ cấu xuất xứ KS theo nhóm tiêu chí về KT, CN …………………….. 52
Bảng 3.21. Cơ cấu KS sử dụng theo danh mục TT 10…………………………………. 53
Bảng 3.22. Sử dụng hoạt chất KS có nhiều BD cùng hàm lượng, đường dùng . 54
Bảng 3.23. Tỷ lệ theo đường dùng của KS nội trú ……………………………………… 55
Bảng 3.24. Cơ cấu theo đường dùng của các hoạt chất KS ………………………….. 56
Bảng 3.25. Tỷ lệ KS dự trữ/KS đã sử dụng ……………………………………………….. 57
Bảng 3.26. Cơ cấu KS dự trữ theo hoạt chất………………………………………………. 57
Bảng 3.27. DDD/100 ngày giường của các nhóm KS …………………………………. 58Bảng 3.28. DDD/100 ngày giường và giá trị cho một liều DDD của một số
KS………………………………………………………………………………………… 59
Bảng 3.29. Một số chỉ số sử dụng KS……………………………………………………….. 59
Bảng 3.30. Tỷ lệ sử dụng KS của các nhóm bệnh theo ICD-10……………………. 60
Bảng 3.31. Tỷ lệ BA ghi thiếu nội dung khi chỉ định KS…………………………….. 60
Bảng 3.32. Tỷ lệ BA chuyển KS từ đường tiêm, truyền sang đường uống…….. 61
Bảng 3.33. Tỷ lệ các kiểu điều trị khi chuyển từ đường tiêm, truyền sang
đường uống …………………………………………………………………………… 61
Bảng 3.34. Các hoạt chất KS dạng uống sử dụng khi chuyển đường dùng…….. 62
Bảng 3.35. Tỷ lệ BA kê đơn phối hợp KS …………………………………………………. 62
Bảng 3.36. Tỷ lệ các kiều phối hợp KS …………………………………………………….. 62
Bảng 3.37. Khảo sát phối hợp KS không hợp lý ………………………………………… 63
Bảng 3.38. Tỷ lệ BA có thay thế KS và làm KSĐ………………………………………. 63
Bảng 3.39. Thời điểm chỉ định làm KSĐ…………………………………………………… 64
Bảng 3.40. Tỷ lệ phù hợp giữa chỉ định KS và kết quả KSĐ ……………………….. 64
Bảng 3.41. Khoảng cách đưa liều của các KS ……………………………………………. 6