ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ CAO TUỔI BẰNG CÔNG CỤ STOPP TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ CAO TUỔI BẰNG CÔNG CỤ STOPP TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH
Nguyễn Văn Tuấn1, Trần Thị Anh Thơ1
1 Đại học Y khoa Vinh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá thực trạng đơn thuốc ngoại trú trên bệnh nhân cao tuổi bằng công cụ STOPP và khảo sát một số yếu tố liên quan đến chỉ số PIM tại Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Vinh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang, tài liệu nghiên cứu là đơn thuốc, bệnh án ngoại trú của bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên tại khoa khám Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Vinh. Kết quả: Tỷ lệ gặp thuốc có khả năng không thích hợp theo STOPP 2014 trên đơn thuốc ngoại trú trong nghiên cứu là 18,35%, trong đó ghi nhận được 21 loại PIM, hay gặp nhất là Aspirin ở bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày tá tràng không dùng kèm PPI (20,34%), các sulphonylurea có thời gian tác dụng dài như glibenclamid, glimepirid (13,65%), PPI điều trị viêm loét dạ dày tá tràng không biến chứng hoặc viêm trợt thực quản khi dùng liều đầy đủ > 8 tuần (11,86%). Các yếu tố làm tăng khả năng gặp PIM theo STOPP 2014 gồm đa dược học OR=2,308 (CI95%=1,130-4,711, p=0,022), bệnh hệ tiêu hóa OR=2,694 (CI95%=1,353-5,364, p=0,005) và bệnh hệ tuần hoàn OR=2,828 (CI95%=1,287-6,215, p=0,010). Trong đó bệnh tim mạch là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến khả năng gặp PIM theo STOPP 2014, nhóm bệnh nhân có bệnh tim mạch có nguy cơ gặp PIM cao gấp 2,8 lần so với nhóm không có bệnh tim mạch. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ kê đơn thuốc có khả năng không thích hợp (PIM) là 18,35%. Hạn chế kê nhiều thuốc trên bệnh nhân cao tuổi, đặc biệt từ 5 thuốc trở lên do tăng khả năng gặp PIM. Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch hoặc hệ tiêu hóa tăng khả năng gặp PIM.
Khi tuổi càng cao, sức đề kháng càng giảm cùng với những thay đổi của cơ thểkhiến cho người cao tuổi dễmắc nhiều bệnh phối hợp do đó cần sửdụng nhiềuthuốc cùng một lúc. Đa dược học và kê đơn không hợp lý (IP) là những yếu tốnguy cơ được biết đến đối với ADR trên bệnh nhân(BN)cao tuổi do thường gây ra các kết cục lâm sàng bất lợi, thậm chí tửvong. Điều đó đòi hỏi phương thức xác định thuốc có khảnăng không thích hợp (PIM -Potentially InappropriateMedications) đểnâng cao chất lượng và an toàn trên đối tượng đặc biệt này. STOPP(Screening Tool of Older Persons’ potentially inappropriate Prescriptions-Công cụsàng lọc các chỉđịnh không hợp lý tiềm ẩn ởbệnhnhâncao tuổi)được nâng cấp lần thứ2 vào năm 2014 đểphát hiện các sai sót tiềm tàng trong việc kê đơn và các tác dụng bất lợi (ADE), những nguyên nhân gây ra tình trạng nhập viện cấp tính ởngười lớn tuổi [8]. Đềtài được thực hiện tại Bệnhviện Trường Đại học Y khoa Vinh mục tiêu: Đánh giá thực trạng đơn thuốc ngoại trú trên bệnh nhâncao tuổi bằng công cụSTOPPvà khảo sát một sốyếu tốliên quan đến chỉsốPIMtại Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Vinh
Nguồn: https://luanvanyhoc.com