ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TRẦM CẢM TRÊN SINH VIÊN Y6 HỆ BÁC SĨ ĐA KHOA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM HỌC 2014-2015 BẰNG BỘ CÂU HỎI PHQ-9 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TRẦM CẢM TRÊN SINH VIÊN Y6 HỆ BÁC SĨ ĐA KHOA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM HỌC 2014-2015 BẰNG BỘ CÂU HỎI PHQ-9 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Nguyễn Thị Huyền Anh, Nguyễn Phúc Bình,
Bùi Phương Linh, Phạm Thanh Tùng, Lê Công Thiện
Bộ môn Tâm thần – Đại học Y Hà Nội
Tóm tắt: Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ trầm cảm của sinh viên Y6 hệ Bác sĩ Đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2014-2015 và các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ trầm cảm của sinh viên y. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng bộ câu hỏi PHQ-9 để đánh giá trầm cảm. Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm của sinh viên khối Y6 là 20.2%. Không có khác biệt về tỷ lệ trầm cảm giữa hai giới. Động lực học tập (OR = 2.99; p = 0.007) và số buổi trực trung bình trên tuần (OR = 4.57; p < 0.001) là hai yếu tố làm tăng nguy cơ trầm cảm. Các yếu tốvề nhân khẩu học như nơi sống, đi làm thêm và các yếu tố về lối sống bao gồm uống rượu và hút thuốc không ảnh hưởng đến nguy cơ trầm cảm. Kết luận: Tỷ lệ trầm cảm của sinh viên Y6 tại trường Đại học Y Hà Nội cao hơn so với các nghiên cứu trước đó trên thế giới.
https://thuvieny.com/danh-gia-thuc-trang-tram-cam-tren-sinh-vien-y6-he-bac-si-da-khoa/