Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức thực hành nuôi con của bà mẹ huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2015
Luận văn Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức thực hành nuôi con của bà mẹ huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2015.Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của mỗi người, đặc biệt là những đối tượng nhạy cảm như trẻ em, phụ nữ có thai [1]. Suy dinh dưỡng (SDD) ở bà mẹ và trẻ em đang là vấn đề sức khỏe ở nước nghèo và đang phát triển. Tổ chức Y tế Thế giới đã nhận định trên thế giới hiện còn 36 nước có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi cao nhất, trong đó có nước ta [2]. Sự thay đổi cân nặng và chiều cao là các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, đặc biệt ở trẻ em. Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy tầm vóc khi trưởng thành có liên quan chặt chẽ đến chiều cao khi còn bé, do đó dinh dưỡng hợp lý trong thời kỳ bào thai và những năm đầu sau khi sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng [3].
Suy dinh dưỡng trong những năm đầu đời để lại hậu quả khó hồi phục khi trưởng thành, đặc biệt là các bệnh rối loạn chuyển hóa như béo phì và tiểu đường. Trẻ dưới 5 tuổi dễ bị SDD vì đó là thời kỳ có nhu cầu dinh dưỡng cao và nhạy cảm với các loại bệnh tật. Suy dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà cả tinh thần, trí tuệ của trẻ và để lại hậu quả nặng nề cho xã hội [4].
Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng về tình trạng SDD trẻ em dưới 5 tuổi chung của cả nước năm 2000-2014 là tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân giảm từ 33,8% năm 2000 đến năm 2014 chỉ còn 14,5%, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi năm 2000 là 36,5% giảm xuống còn 24,9% năm 2014, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm năm 2000 là 8,6% giảm xuống còn 6,8% năm 2014 [5],[6]. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn ở mức cao so với phân loại của WHO và còn có sự khác biệt khá lớn giữa các vùng miền [7]. Theo kết quả điều tra dinh dưỡng hàng năm của Viện Dinh dưỡng, tỷ lệ SDD còn rất cao ở các tỉnh miền núi, nơi tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số với tỷ lệ trẻ nhẹ cân từ 13,8%-23,1% và thấp còi từ 24,1%-35,2% [6]. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi và các nghiên cứu này rất ý nghĩa cho các nhà lập kế hoạch y tế công cộng và các nhà quản lý địa phương… Tuy nhiên các nghiên cứu tập trung nhiều ở vùng thành thị và đồng bằng mà ít được triển khai ở vùng núi, vùng dân tộc ít người là nơi mà tỷ lệ suy dinh dưỡng còn cao hơn so với các vùng khác. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức thực hành nuôi con của bà mẹ huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2015” để từ đó có biện pháp can thiệp hợp lý nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi ở địa phương.
Mục tiêu cụ thể:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới năm tuổi vùng dân tộc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2015.
2. Mô tả kiến thức, thực hành nuôi con của bà mẹ huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2015.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tổng quan về suy dinh dưỡng 3
1.1.1. Khái niệm về suy dinh dưỡng 3
1.1.2. Nguyên nhân suy dinh dưỡng 3
1.1.3. Hậu quả của SDD. 4
1.1.4. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng. 6
1.2. Tình hình suy dinh dưỡng trên thế giới và tại Việt Nam. 11
1.2.1. Tình hình suy dinh dưỡng trên thế giới. 11
1.2.2. Tình hình suy dinh dưỡng tại Việt Nam. 13
1.3. Các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng. 17
1.3.1. Kiến thức, thực hành về chăm sóc bà mẹ khi có thai và cho con bú. 17
1.3.2. Kiến thức, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ 17
1.3.3. Kiến thức, thực hành cho trẻ ăn bổ sung. 18
1.3.4. Kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ NKHH và tiêu chảy 20
1.3.5. Một số yếu tố khác. 21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Thời gian, địa điểm, đối tượng nghiên cứu 22
2.1.1. Thời gian: 22
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 22
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu. 23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. 23
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 23
2.2.3 Công cụ và phương pháp thu thập số liệu. 24
2.2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu và cách đánh giá các chỉ tiêu thu thập 26
2.3. Xử lý và phân tích số liệu. 27
2.4. Sai số và phương pháp khống chế sai số. 28
2.5. Đạo đức nghiên cứu 28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu. 29
3.1.1. Thông tin chung về trẻ. 29
3.1.2. Thông tin chung về các hộ gia đình điều tra. 30
3.2. Tình trạng dinh dưỡng trẻ em. 32
3.3. Kiến thức và thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho PNCT và trẻ em. 36
3.3.3. Kiến thức/ thực hành cho trẻ ABS của các bà mẹ. 44
3.3.4. Kiến thức và thực hành của bà mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ. 47
3.4. Một số liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ. 53
3.4.1. Tình trạng dinh dưỡng và điều kiện kinh tế. 53
3.4.2. Liên quan giữa thực hành của bà mẹ về chăm sóc thai sản với TTDD của trẻ dưới 5 tuổi. 54
3.4.3. Liên quan giữa KT của bà mẹ về NCBSM với TTDD của trẻ <5 tuổi. 54
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 56
4.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ. 56
4.2. Kiến thức, thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ. 61
4.2.1. Kiến thức, thực hành chăm sóc sức khỏe khi mang thai. 61
4.2.2. Kiến thức, thực hành của bà mẹ về việc NCBSM 62
4.2.3. Kiến thức, thực hành cho trẻ ABS. 65
4.2.4.Thực hành về chăm sóc sức khỏe cho trẻ. 68
4.2.5. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 70
KẾT LUẬN 72
1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ 72
2. Kiến thức, thực hành về chăm sóc bà mẹ và trẻ em 72
3. Các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 72
KHUYẾN NGHỊ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Đánh giá TTDD theo chỉ số Z- Score 10
Bảng 3.1. Phân bố trẻ theo nhóm tuổi và giới. 29
Bảng 3.2. Thông tin chung các hộ gia đình điều tra. 30
Bảng 3.3. Trung bình cân nặng, chiều cao và Z-Score theo WAZ, CN/CC, WHZ của trẻ phân theo giới. 32
Bảng 3.4. Phân bố loại SDD theo các thể. 34
Bảng 3.5 Mức độ Suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi. 34
Bảng 3.6. Kiến thức, Thực hành về chăm sóc thai nghén. 36
Bảng 3.7. Thực hành uống viên sắt của các bà mẹ trong khi mang thai. 37
Bảng 3.8. Kiến thức, thực hành cho trẻ bú sớm. 38
Bảng 3.9. Kiến thức, thực hành của bà mẹ về NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu. 39
Bảng 3.10. Tình trạng vắt bỏ sữa non của các bà mẹ sau khi sinh. 40
Bảng 3.11. Loại thức ăn/nước uống cho trẻ ăn/uống trước bú mẹ lần đầu. 41
Bảng 3.12. Thực hành nuôi con bằng SMHT ở trẻ dưới 6 tháng. 42
Bảng 3.13. Thời gian cai sữa của trẻ dưới 24 tháng tuổi 43
Bảng 3.14. Kiến thức về thời gian bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung. 44
Bảng 3.15. Thực hành cho trẻ ABS. 44
Bảng 3.16. Lí do cho trẻ ABS sớm. 45
Bảng 3.17. Thực hành chế biến thức ăn cho trẻ. 46
Bảng 3.18. Thực hành về chăm sóc sức khỏe cho trẻ. 47
Bảng 3.19. Thực hành chăm sóc, xử trí khi trẻ bị tiêu chảy. 49
Bảng 3.20. Xử trí khi trẻ bị tiêu chảy. 50
Bảng 3.21. Thực hành chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp (ARI). 51
Bảng 3.22. Liên quan giữa tình trạng kinh tế hộ gia đình với TTDD của trẻ. 53
Bảng 3.23. Liên quan giữa trình độ học vấn của bà mẹ với TTDD của trẻ. 54
Bảng 3.24. Liên quan giữa kiến thức của bà mẹ về NCBSM với TTDD của trẻ dưới 5 tuổi. 54
Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ SDD của Trấn Yên với 1 số vùng, tỉnh và cả nước. 56
Bảng 4.2. So sánh SDD gầy còm theo nhóm tuổi với nghiên cứu khác. 58
Bảng 4.3. So sánh với tỷ lệ SDD của nghiên cứu khác. 59
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Xu hướng suy dinh dưỡng thể thấp còi trên thế giới 12
Biểu đồ 1.2. Xu hướng suy dinh dưỡng thể gầy còm trên thế giới 13
Biểu đồ 1.3. Diễn biến SDD trẻ em dưới 5 tuổi qua các năm. 14
Biểu đồ 3.1. Phân bố trẻ dưới 5 tuổi theo giới. 29
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ SDD nhẹ cân, thấp còi, gầy còm của trẻ theo nhóm tuổi. 35
Biểu đồ 3.3. Lí do cho trẻ bú muộn trên 1 giờ sau khi sinh 39
Biểu đồ 3.4. Tần suất tiêu thụ thực phẩm ngày hôm qua 45
Biểu đồ 3.5. Thực hành ăn kiêng khi trẻ ốm 52