Nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt

Nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt

Luận văn thạc sĩ Nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt.Tâm thần phân liệt là bệnh loạn thần nặng chưa rõ nguyên nhân, có khuynh hướng tiến triển mãn tính, dần dần gây sa sút các mặt hoạt động tâm thần làm cho người bệnh không thể hoà nhập với cuộc sống gia đình cũng như xã hội. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tâm thần phân liệt chiếm tỷ lệ 0,7-1% dân số và ước tính toàn cầu có ít nhất 26 triệu người đang sống chung với tâm thần phân liệt và con số này vẫn có thể gia tăng (2014)[26]. Đảng và nhà nước ta cũng đã có nhiều chính sách liên quan đến vấn đề chăm sóc cho người bệnh tâm thần như: Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư 115/2012/TTLT-BTC-BLDTBXH, trong đó Quyết định số 1215/QĐ-TTG năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của gia đình trong vấn đề chăm sóc và phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần. Chủ đề của ngày Sức khỏe Tâm thần thế giới (10/10/2014) được Liên đoàn Sức khỏe Tâm thần Thế giới chọn là “Sống chung với tâm thần phân liệt”, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của việc nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt và vấn đề chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại nhà[27]. Nhưng trên thực tế, người nhà thường đưa bệnh nhân đi “thầy cúng” để chữa trị trước khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện, hoặc sợ ảnh hưởng đến danh tiếng của gia đình nên che giấu hoặc nhốt người bệnh lại. Có nhiều trường hợp người nhà chưa nhận thức rõ về bệnh tâm thần phân liệt và tầm quan trọng của việc chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại nhà dẫn đến một thực tế là bệnh nhân không được chăm sóc cẩn thận, bỏ thuốc, bỏ nhà đi lang thang. Điều này là một mối nguy hiểm cho bản thân người bệnh tâm thần phân liệt, người nhà và xã hội vì những người bệnh tâm thần phân liệt khi không được chăm sóc, giám sát thường xuyên có thể sẽ có những hành vi gây nguy hại cho bản thân và người khác. 


Việc nghiên cứu về nhận thức của người chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt (chúng tôi gọi tắt là người chăm sóc)về bệnh tâm thần phân liệt sẽ chỉ ra được những mặt kiến thức còn thiếu của người chăm sóc, trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp để nâng cao nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt cũng như cách chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại nhà. Vì yếu tố quan trọng trong điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt là bệnh nhân được trở về hòa nhập với gia đình,với cộng đồng.
Bản thân những người chăm sóc cũng có những kiến thức khác nhau. Khi người thân của mình được chẩn đoán là tâm thần phân liệt, nhiều người tìm cách cúng lễ để trị bệnh và khi cúng lễ vẫn không làm giảm tình trạng của bệnh người nhà mới tìm tới các cơ sở y tế để mong được giúp đỡ. Điều này chứng tỏ nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt vẫn còn hạn chế. Sự hạn chế này cũng do nhiều khó khăn gây ra, đó là tài liệu về các bệnh tâm thần chưa được phổ biến tới người dân. Tài liệu Tiếng Việt chỉ nằm lác đác trong một số báo cáo, nghiên cứu khoa học của các bác sĩ, các luận văn, luận án…nhưng những tài liệu chủ yếu tập trung vào nghiên cứu thái độ của người chăm sóc; những tổn thương mà người chăm sóc gặp phải; thực trạng chăm sóc, những đề tài tìm hiểu nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt vẫn còn hạn chế. Có thể kể ra ở đây như nghiên cứu “Thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt đang điều trị tại nhà” của Lê Hoàng Nhân (9/2015); đề tài “Nghiên cứu khảo sát kiến thức thái độ và hành vi của người thân đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt” của BS Phạm Thanh Hải, Nguyễn Văn Thu (2010); đề tài “Khảo sát nhận thức của bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân về bệnh tâm thần phân liệt” của Bệnh viện quân y 103 (2015) do nhóm tác giả Phạm Xuân Trưởng, Nguyễn Văn Doanh, Đỗ Văn Hạnh thực hiện, hay đề tài “ Thực trạng chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại nhà trên địa bàn tỉnh Nam Đinh” của Nguyễn Thị Dung (2014) [1].
Chính từ việc yêu cầu của xã hội ngày một gia tăng và những tồn tại trên. Chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “ Nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt” nhằm đề xuất một số biện pháp giúp nâng cao nhận thức cho người chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại gia đình.
2.  Mục đích nghiên cứu
    Tìm hiểu thực trạng nhận thức của người chăm sóc của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt; Phân tích các yếu tố liên quan đến nhận thức của người chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt. Từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt
3. Đối tượng nghiên cứu
3.1.    Đối tượng nghiên cứu
– Biểu hiện nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt
– Các yếu tố liên quan đến nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt
3.2.    Khách thể nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trên 106 khách thể là người chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt đang được điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm Thần Kinh Hưng Yên.
4.    Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1.    Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận
-Hệ thống hóa các nghiên cứu về tâm thần phân liệt, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
– Xác định, thao tác hóa các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài: Khái niệm nhận thức;khái niệm bệnh tâm thần phân liệt; khái niệm người chăm sóc; khái niệm nhận thức về sức khỏe tâm thần; khái niệm nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt.
– Lựa chọn cách tiếp cận chỉ dẫn cho việc xây dựng bộ công cụ nghiên cứu.
4.2.    Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn
-Khảo sát thực trạng nhận của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt trên các mặt: (1) bản chất của bệnh tâm thần phân liệt; (2)các yếu tố liên quan đến sự phát triển của bệnh tâm thần phân liệt; (3) triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt; (4) điều trị; (5) chăm sóc bệnh tâm thần phân liệt
– Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố trình độ học vấn; tuổi đời; nghề nghiệp của người chăm sóc đến nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt
– Đề xuất một số khuyến nghị để nâng cao nhận thức cuả người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………………..1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU    5
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu vấn đề    5
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới    5
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam    7
1.2. Một số vấn đề lý luận nhận thức về tâm thần phân liệt    10
1.2.1. Lý luận về nhận thức    10
1.2.1.1. Khái niệm nhận thức    10
1.2.1.2. Bản chất của nhận thức    11
1.2.1.3. Các mức độ của nhận thức    12
1.2.1.4. Tiêu chí đánh giá nhận thức về bệnh tâm thần phân liệt của người chăm sóc    15
1.2.2. Lý luận về bệnh tâm thần phân liệt    16
1.2.2.1. Khái niệm bệnh tâm thần phân liệt    16
1.2.2.2. Độ tuổi khởi phát và tỉ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt.    17
1.2.2.3. Nguyên nhân và các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh tâm thần phân liệt    18
1.2.2.4. Triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt    24
1.2.2.5. Điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt    28
1.2.2.6. Chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt    32
1.3. Những khái niệm cơ bản    34
1.3.1. Khái niệm người chăm sóc    34
1.3.2. Khái niệm nhận thức về sức khỏe tâm thần    34
1.3.3. Khái niệm nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt    35
1.4. Các yếu tố liên quan đến nhận thức về bệnh tâm thần phân liệt của người chăm sóc    35
Tiểu kết chương 1:    37
Chương 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    38
2.1. Tổ chức nghiên cứu    38
2.1.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu    38
2.1.2. Tiến trình nghiên cứu    40
2.2. Phương pháp nghiên cứu    41
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu    41
2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi    41
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu    42
2.2.4. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học    43
Tiểu kết chương 2:    45
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    46
3.1. Thực trạng tìm hiểu thông tin của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt    46
3.2. Thực trạng nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt của người chăm sóc tại bệnh viện Tâm thần kinh Hưng Yên    47
3.2.1. Nhận thức về tỉ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt theo giới tính    47
3.2.2. Nhận thức về độ tuổi khởi phát của bệnh tâm thần phân liệt    48
3.2.3. Nhận thức về bản chất của bệnh tâm thần phân liệt    50
3.2.4. Nhận thức về các yếu tố thúc đẩy sự phát triển và tái phát của bệnh tâm thần phân liệt    52
3.2.5. Nhận thức về triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt    55
3.2.6. Nhận thức về việc điều trị bệnh tâm thần phân liệt    58
3.2.6.1. Quan điểm về vấn đề điều trị bệnh tâm thần phân liệt    58
3.2.6.2. Nhận thức về các phương pháp điều trị bệnh tâm thần phân liệt    60
3.2.6.3.Thực trạng sử dụng các phương pháp điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt    62
3.2.6.4. Quan điểm về thời gian điều trị củng cố đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt    64
3.2.7. Thực trạng nhận thức về cách chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt    65
3.2.7.1. Nhận thức của người chăm sóc về vấn đề chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt    65
3.2.7.2. Thực trạng chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại nhà    67
3. 3. Các yếu tố liên quan đến nhận thức của người chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt    69
3.3.1.Yếu tố tuổi đời.    69
3.3.2. Yếu tố nghề nghiệp.    71
3.3.3.Yếu tố trình độ học vấn    72
Tiểu kết chương 3:    74
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ    75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO    78
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………………………..81

Nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt

Leave a Comment