Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và kết quả bổ sung vi chất sắt, kẽm ở trẻ em 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi tại một số tỉnh phía Bắc
Luận án tiến sĩ dinh dưỡng Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và kết quả bổ sung vi chất sắt, kẽm ở trẻ em 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi tại một số tỉnh phía Bắc (2017- 2020).Suy dinh dưỡng (SDD), thiếu vi chất dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý mang tính cộng đồng phổ biến ở các nước đang phát triển.Tình trạng tăng trưởng kém ở trẻ em, trong đó suy dinh dưỡng thể thấp còi là một trong những thách thức y tế công cộng toàn cầu [152]. Trên phạm vi toàn thế giới, có 165 triệu trẻ bị SDD thấp còi, 52 triệu trẻ bị SDD gầy còm. Suy dinh dưỡng trong những năm đầu đời có mối liên quan tới nguy cơ mắc bệnh, tử vong, thành tích học tập kém, giảm năng suất lao động, thu nhập kém khi ở tuổi trưởng thành [19], [26], [42]. Thiếu vi chất dinh dưỡng là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của hơn 50% tổng số ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi trên toàn cầu. Khoảng 12% trường hợp tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi là do thiếu 4 vi chất dinh dưỡng phổ biến bao gồm sắt, iốt, vitamin A và kẽm[1].
Thiếu sắt và kẽm trên toàn cầu là một trong những thiếu hụt vi chất dinh dưỡng phổ biến, phụ nữ và trẻ em là đối tượng nguy cơ thiếu vi chất dinh dưỡng đặc biệt trẻ em dưới 5 tuổi [9]. Ước tính toàn cầu, cứ 5 người thì có 1 người (17%) có nguy cơ bị thiếu kẽm trong đó châu Á và châu Phi là 2 khu vực có tỷ lệ thiếu kẽm cao nhất [1], [19], [56],hơn 1,2 tỷ người thiếu máu do thiếu sắt [156]. Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra vi chất dinh dưỡng 2019-2020 trên toàn quốc cho thấy tỷ lệ thiếu sắt, thiếu kẽm còn cao. Tỷ lệ thiếu sắt của trẻ 6 đến 59 tháng tuổi toàn quốc chiếm 53,2%.tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ 6-59 tháng tuổi chiếm tỷ lệ 58,0%. So với điều tra toàn quốc năm 2015 tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em 6-59 tháng tuổi giảm đáng kể (từ 69% xuống 58,0%). Tỷ lệ thiếu sắt, thiếu kẽm ở trẻ 6-59 tháng phổ biến tại khu vực nông thôn và miền núi[154][153].
Nguyên nhân chủ yếu là khẩu phần không đầy đủ, chất lượng khẩu phần kém, giá trị sinh học thực phẩm thấp (do có mặt chất ức chế và tương tác chất dinh dưỡng), tình trạng nhiễm trùng… [51],[57]. Sắt và kẽm là những vi chất thiết yếu cho sức khỏe[76], [139],[33], [90], [115]. Tình trạng sắt, kẽm huyết thanh trong cơ thể có mối liên quan tới tăng trưởng, phát triển và bệnh tật của trẻ [99].
Sắt, kẽm là 2 khoáng chất thường có trong các loại thực phẩm có nguồn góc từ động vật, việc hấp thụ cả hai vi chất dinh dưỡng từ thực phẩm được cho là tăng cường hoặc ức chế tương tự các hợp chất [72] và do đó, sự thiếu hụt cả hai vi chất dinh dưỡng được cho là xảy ra đồng thời. Một số nghiên cứu cho thấy thiếu sắt thường đi kèm thiếu kẽm, thiếu kẽm thường được báo cáo ở những người thiếu sắt và thiếu máu do thiếu sắt[59][47]. Do đó, cần có bằng chứng để đề ra phương pháp bổ sung vi chất dinh dưỡng, cải thiện tình trạng thiếu hụt đồng thời 2 vi chất dinh dưỡng sắt kẽm.
Sự thiếu hụt sắt và kẽm tạo thành hai trong số các vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng, sự thiếu hụt này tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển. Kết hợp bổ sung sắt và kẽm là một chiến lược có thể được sử dụng để cải thiện tình trạng sắt và kẽm trong cộng đồng. Tuy nhiên, sắt và kẽm có những đặc tính hóa học tương tự nhau, có thể tương tác ảnh hưởng lẫn nhau khi tiến hành bổ sung cùng một lúc.Do đó có mối lo ngại về sự tương tác tiêu cực tiềm ẩn giữa sắt và kẽm. Nhìn chung, bổ sung sắt hoặc kẽm riêng rẽ không gây ảnh hưởng tiêu cực tới tình trạng sắt và kẽm của cơ thể, nhưng hiệu quả lên tình trạng bệnh tật chưa được xác định rõ [124].
Khi bổ sung vi chất sắt, kẽm cùng một lúc lên tình trạng vi chất, tăng trưởng ở một số nghiên cứu cho thấy, tương tác giữa sắt và kẽm đưa ra kết quả trái ngược nhau về mặt tiêu cực và tích cực[51], [136][149]. Hiệu quả bổ sung sắt – kẽm phối hợp so với bổ sung sắt kẽm riêng rẽ nghiên cứu trên trẻ dưới 5 tuổi không có sự thống nhất [51], [136].Các nghiên cứu nuôi cấy tế bào phát hiện thấy sắt ức chế hấp thu kẽm khi tỷ số sắt:kẽm rất cao, nhưng ở chiều ngược lại thì không thấy hiện tượng này [77].
Đánh giá hiệu quả của bổ sung sắt riêng rẽ, kẽm riêng rẽ lên tình trạng của vi chất kia (ví dụ kẽm lên tình trạng sắt, và sắt lên tình trạng kẽm)hoặc bổ sung phối hợp sắt và kẽm giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ảnh hưởng tiêu cực (tác dụng phụ) liên quan tới tăng liều bổ sung 1-2 lần so với nhu cầu khuyến nghị[51]. Vì vậy, cần có thêm các thông tin từ các nghiên cứu tương tác bổ sung sắt,kẽm hay tăng cường sắt vàkẽm phối hợp lên tăng trưởng và tình trạng vi chất.
Tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi liên quan đến thiếu vi chất kẽm hậu quả làm chậm tăng trưởng xương và tầm vóc, được xem là kết quả cuối cùng giảm tốc độ tăng trưởng tuyến tính. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao nhất thường xảy ra ở trẻ từ 1 đến 3 tuổi [91].
Với việc nghiên cứu và tìmra các giải pháp bổ sung vi chất dinh dưỡng phù hợp,phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng sắt và kẽm đặc biệt ở trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi là rất cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và kết quả bổ sung vi chất sắt, kẽm ở trẻ em 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi tại một số tỉnh phía Bắc (2017- 2020)”. Tìm hiểu, bổ sung thêm một số kiến thức liên quan đến 2 vi chất sắt và kẽm. cung cấp thêm bằng chứng về việc bổ sung riêng rẽ vi chất Kẽm hay Sắt – Kẽm phối hợp lên tình trạng dinh dưỡng, tình trạng vi chất vi chât dinh dưỡng ở trẻ 1- 3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả tỷ lệ nhẹ cân, gầy còm, thiếu máu, thiếu sắt, thiếu kẽm trên trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi ở một số xã của tỉnh Hà Nam, Vĩnh Phúc, Phú Thọ năm 2017.
2. Đánh giá kết quả giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt, thiếu kẽm trên trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi ở nhóm bổ sung vi chất kẽm hoặc nhóm phối hợp vi chất sắt và kẽm sau 6 tháng can thiệp.
Giả thuyết nghiên cứu
1. Bổ sung kẽm hoặc phối hợp sắt, kẽm có hiệu quả đến chỉ số thấp còi, nhẹ cân, gầy còm, thiếu máu, thiếu sắt và thiếu kẽm hơn so với nhóm trẻ suy dinh dưỡng thấp còi không được bổ sung trên trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi.
2. Bổ sung phối hợp sắt, kẽm có hiệu quả hơn bổ sung kẽm đến chỉ số thấp còi, nhẹ cân, gầy còm, thiếu máu, thiếu sắt và thiếu kẽm trên trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi ở nhóm được bổ sung kẽm.
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………….. i
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ………………………………………… v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………………….. 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN……………………………………………. 4
1.1. Khái niệm về suy dinh dưỡng thấp còi và vi chất dinh dưỡng ……… 4
1.3. Vi chất dinh dưỡng sắt.. ……………………………………………… 10
1.3. Vi chất dinh dưỡng kẽm ……………………………………………… 12
1.4. Thực trạng thiếu sắt và thiếu kẽm ở trẻ em………………………….. 17
1.5. Tương tác giữa sắt và kẽm và nghiên cứu về hiệu quả của bổ sung vi chất sắt, kẽm………………………………………………………………
22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…… 37
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu……………………….. 37
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu……………………………………………… 37
2.1.3. Thời gian nghiên cứu:……………………………………………… 38
2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………. 38
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………… 38
2.2.2. Công thức tính mẫu và cỡ mẫu…………………………………….. 39
2.2.3. Chọn mẫu…………………………………………………………… 41
2.2.4. Sơ đồ nghiên cứu…………………………………………………… 42
2.2.5.Tóm tắt các biến số nghiên cứu……………………………………. 43
2.2.6. Các khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá……………………………….. 43
2.2.7. Phương pháp thu thập số liệu………………………………………. 45
2.2.8. Triển khai nghiên cứu……………………………………………… 49
2.2.9. Sản xuất sản phẩm bổ sung………………………………………… 54
2.2.10. Phân tích số liệu………………………………………………….. 55
2.2.11. Sai số hệ thống và biện pháp khắc phục…………………………. 57
2.2.12. Đạo đức nghiên cứu………………………………………………. 58
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ………………………………………………… 60
3.1. Tình trạng nhẹ cân, gầy còm, thiếu máu, thiếu sắt, thiếu kẽm ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 1-3 tuổi…………………………………………. 60
3.2. Kết quả của sử dụng sắt – kẽm phối hợp, sử dụng kẽm riêng rẽ lên tình trạng thấp còi, nhẹ cân, gầy còm, thiếu máu, thiếu sắt và thiếu kẽm ở trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi sau 6 tháng can thiệp…………
70
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN………………………………………………. 91
4.1. Tình trạng nhẹ cân, gầy còm, thiếu máu, thiếu sắt, thiếu kẽm ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 1-3 tuổi…………………………………………
91
4.2. Kết quả của sử dụng sắt – kẽm phối hợp, sử dụng kẽm riêng rẽ lên tình trạng thấp còi, nhẹ cân, gầy còm, thiếu máu, thiếu sắt và thiếu kẽm ở trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi sau 6 tháng can thiệp…………
97
KẾT LUẬN……………………………………………………………… 120
1. Tình trạng nhẹ cân, gầy còm, thiếu máu, thiếu sắt, thiếu kẽm ở trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi 1-3 tuổi…………………………………………..
120
2. Kết quả của sử dụng sắt – kẽm phối hợp với sử dụng kẽm riêng rẽ ở của trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi sau 6 tháng can thiệp……….
120
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………… 123
DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ………………………………………………………………..
124
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………. 125
PHỤ LỤC………………………………………………………………… 141
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
1. Danh mục bảng Trang
Bảng 1. 2. Nhu cầu khuyến nghị kẽm ở trẻ em dưới 10 tuổi (mg/ngày) 15
Bảng 3. 1. Thứ tự sinh trong gia đình của đối tượng nghiên cứu 61
Bảng 3. 2. Trình độ học vấn, nghề nghiệp của mẹ đối tượng nghiên cứu 62
Bảng 3. 3. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của đối tượng nghiên cứu theo giới và tuổi 63
Bảng 3. 4. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm của đối tượng nghiên cứu theo giới và tuổi 64
Bảng 3. 5. Tỷ lệ thiếu máu của đối tượng nghiên cứu ở các mức độ 65
Bảng 3. 6. Tỷ lệ thiếu máu của đối tượng nghiên cứu theo giới và tuổi 66
Bảng 3. 7. Tỷ lệ thiếu sắt của đối tượng nghiên cứu theo địa bàn nghiên cứu 67
Bảng 3. 8. Tình trạng thiếusắt của đối tượng nghiên cứu theo giới và tuổi 67
Bảng 3. 9. Tỷ lệ thiếu kẽm của đối tượng nghiên cứu theo giới và tuổi 69
Bảng 3. 10. Đặc điểm nhân trắc của đối tượng nghiên cứu thời điểm trước can thiệp 70
Bảng 3. 11. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tỉnh và nhóm nghiên cứutại 71
Bảng 3. 12. Kết quả thay đổi chỉ số Z-score chiều cao/tuổi của đối tượng nghiên cứu sau 6 tháng can thiệp 72
Bảng 3. 13. Kết quả can thiệp thay đổi tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi 73
Bảng 3. 14. Chỉ số hiệu quả đối với tình trạng SDD thấp còi sau can thiệp 74
Bảng 3. 15. Kết quả thay đổi chỉ số Z-score cân nặng/tuổi của đối tượng nghiên cứu sau 6 tháng can thiệp 75
Bảng 3. 16. Thay đổi tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân sau can thiệp 76
Bảng 3. 17. Chỉ số hiệu quả can thiệp đối với tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân sau can thiệp 77
Bảng 3. 18. Kết quả thay đổi chỉ số Z-score cân nặng/ chiều cao của đối tượng nghiên cứu sau 6 tháng can thiệp 78
Bảng 3. 19. Thay đổi tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm sau can thiệp 79
Bảng 3. 20. Chỉ số hiệu quả đối với tình trạng suy dinh dưỡng gầy còm sau can thiệp 80
Bảng 3. 21. Thay đổi nồng độ Hb của đối tượng nghiên cứu sau 6 tháng can thiệp 81
Bảng 3. 22. Kết quả thay đổi tỷ lệ thiếu máu của đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp. 82
Bảng 3. 23. Chỉ số hiệu quả can thiệp đối với tình thiếu máu sau can thiệp 83
Bảng 3. 24. Thay đổi nồng độ Ferritin huyết thanh của đối tượng nghiên cứu sau 6 tháng can thiệp 84
Bảng 3. 25. Thay đổi tỷ lệ thiếu sắt của đối tượng nghiên cứu sau 6 tháng can thiệp 85
Bảng 3. 26. Chỉ số hiệu quả can thiệp đối với tình trạng thiếu sắt sau can thiệp 86
Bảng 3. 27. Thay đổi nồng độ kẽm huyết thanh của đối tượng nghiên cứu 87
Bảng 3. 28. Giảm tỷ lệ thiếu kẽm của đối tượng nghiên cứu sau 6 tháng can thiệp 88
Bảng 3. 29. Chỉ số hiệu quả đối với tình trạng thiếu kẽm sau can thiệp 89
2. Danh mục hình Trang
Hình 1. 1. Diễn biến SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi theo 6 vùng sinh thái từ năm 2015 – 2020 7
Hình 3. 1. Phân bố đối tượng theo giới tính ……………………………………………60
Hình 3. 2. Tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh ngưỡng 2500g 60
Hình 3. 3. Tỷ lệ đối tượng theo trình độ học vấn 61
Hình 3. 4. Tỷ lệ Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của đối tượng nghiên cứu. 62
Hình 3. 5. Tỷ lệ Suy dinh dưỡng thể gầy còm của đối tượng nghiên cứu 64
Hình 3. 6. Tỷ lệ thiếu kẽm của đối tượng nghiên cứu 68
Nguồn: https://luanvanyhoc.com