Đánh giá tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại bệnh viện Đa khoa Công An tỉnh Nam Định năm 2018
Đề tài cơ sở Đánh giá tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại bệnh viện Đa khoa Công An tỉnh Nam Định năm 2018.Bệnh thận mạn là những bất thường về cấu trúc và chức năng thận kéo dài trên 3 tháng, ảnh hưởng lên sức khỏe của người bệnh, hậu quả dẫn đến ure và creatinin máu tăng cao [2]. Bệnh thận giai đoạn cuối (End – stage kidney disease – ESKD) là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng đang ngày gia tăng. Ước tính trên thế giới có 10% dân số bị ảnh hưởng bời bệnh suy thận mạn tính và có hàng triệu người chết mỗi năm do không có điều kiện điều trị [22].
Theo dữ liệu của Hiệp hội Thận học Thổ Nhĩ Kỳ (2016), tại Thổ Nhĩ Kỳ liệu pháp lọc máu chu kỳ là hình thức điều trị thay thế thận phổ biến nhất (77,3%) [53]. Tại úc, cứ 7 người ở độ tuổi trên 25 thì có 1 người bị bệnh thận mạn tính và bệnh thận mạn tính đã chiếm tới gần 10% số ca tử vong trong năm 2006 và hơn 1,1 triệu ca nhập viện trong năm 2006 – 2007 [26].
Ờ Việt Nam ngày càng có nhiều người bệnh suy thận mạn tính được điều trị bằng lọc máu chu kỳ, theo số liệu thống kê, tổng số người bệnh suy thận đang lọc máu chu kỳ của cả nước tính đến đầu năm 2010 trên 16000 người. Phần lón người bệnh đều được chẩn đoán ở giai đoạn muộn và bắt đầu lọc máu với tình trạng dinh dưỡng kém do hội chứng ure máu cao, kèm theo một chế độ ăn kiêng đạm kéo dài trước đó [13]. Theo tác giả Nguyễn Hữu Dũng, Việt Nam hiện có khoảng hơn 8.000 trường hợp suy thận mạn mới được báo cáo mỗi năm. Trên toàn quốc, có khoảng 6.000.000 người bệnh suy thận (chiếm 6,73% tổng dân số cả nước), trong đó có khoảng 800.000 người bệnh đang ở giai đoạn cuối (chiếm 0,09% dân số cả nước). Trên thực tế, tỉ lệ này có thể cao hơn và dự báo sẽ tăng mạnh do già hóa dân số của quốc gia [25],
Dinh dưỡng là vấn đề quan trọng đối với người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ. Người bệnh có chế độ và thành phần dinh dưỡng hàng ngày hợp lý nhằm góp phần kiểm soát các rối loạn do bệnh lý gây ra như tăng huyết áp, rốim loạn lipid máu, suy tim, thiếu máu… đồng thời phải đảm bảo dinh dưỡng để người bệnh có đủ năng lượng thực hiện các lần lọc máu. Sự không tuân thủ dinh dưỡng của người bệnh với phác đồ điều trị làm suy yếu hiệu quả của việc chăm 1sóc y tế, dẫn đến sự tiến triển không thể đoán trước của bệnh và khả năng biến chứng cao hơn (Jin G. và cs, 2008) [33]. Theo Chan và cs (2009) người bệnh lọc máu không tuân thủ chế độ ăn và nước uống có thể tuổi thọ ngắn hơn [20]. Theo
Hệ thống dữ liệu thận Hoa Kỳ (United States Renal Data System, 2009) [55],
• Năm 2007, tại Mỹ số người bệnh suy thận mạn tính tăng lên đến 527.283, trong đó có 368.544 người bệnh lọc máu.
• Tổng chi tiêu cho chăm sóc người bệnh ESKD trong năm 2007 là 35.3 tỷ USD.
• Gần 30% tất cả các lần nhập viện đều có liên quan trực tiếp đến sự không tuân thủ chế độ ăn, nước uống và thuốc.
• Theo thống kê, việc không tuân thủ chế độ dinh dưỡng đã làm tăng chi phí điều trị.
Tuy nhiên việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh còn hạn chế.
Theo nghiên cứu của Chan và cs (2012) tỉ lệ tuân thủ chế độ ăn, nước uống lần lượt là 27,7%; 24,5% [21]. Trong nghiên cứu của Dilek Efe & Semra Kocaoz (2015) có tới 98,3% người bệnh không tuân thủ chế độ dinh dưỡng và có 95% không tuân thủ hạn chế nước uống [23]. Ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu chưa tìm thấy đề tài nào nghiên cứu về sự tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn có lọc máu chu kỳ. Tại bệnh viện Đa khoa Công An tỉnh Nam Định, theo khảo sát trung bình mỗi ngày có khoảng từ 120 đến 140 người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ và tại bệnh viện chưa có đề tài nào nghiên cứu về sự tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ.
Vì vậy, nhóm nghiên cứu tiến hành làm nghiên cứu: Đánh giá tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại bệnh viện Đa khoa Công An tỉnh Nam Định năm 2018.
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu
1. Mô tả thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ tại bệnh viện đa khoa Công An tỉnh Nam Định năm 2018.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến sự tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ tại bệnh viện đa khoa Công An tỉnh Nam Định năm 2018
MỤC LỤC
ĐẶT VẨN ĐỀ………………………………………………………………………………………1
MỤC TIÊU NGHIÊN c ứ u ………………………………………………………………….. 3
Chương 1 :TÔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………………… 4
s
1.1. Tổng quan bệnh suy thận mạn tính…………………………………………………… 4
1.2. Lọc máu chu kỳ (Thận nhân tạo)………………………………………………….. 7
1.3. Dinh dưỡng cho người suy thận mạn lọc máu chu kỳ…………………………. 8
1.4. Tuân thủ chế độ dinh dưỡng và các yếu tố liên quan………………………….10
1.5. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước……………………………….13
1.6. Tóm tắt địa bàn nghiên cứu…………………………………………………………… 15
Chương 2:PHUƠNG p h á p NGHIÊN c ứ u …………………………………………..17
2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………… 17
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………………….. 17
2.3. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………… 17
2.4. Cỡ mẫu………………………………………………………………………………………..17
2.5. Phương pháp chọn mẫu………………………………………………………………… 17
2.6. Phương pháp thu thập số liệu………………………………………………………… 18
2.7. Thước đo và tiêu chuẩn đánh giá các biến trong nghiên cứu……………….19
2.8. Biến số nghiên cứu……………………………………………………………………….21
2.9. Phương pháp phân tích số liệu……………………………………………………….23
2.10. Vấn đề đạo đức nghiên cứu………………………………………………………….23
2.11. Sai số và biện pháp khắc phục sai số……………………………………………..24
Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u …………………………………………………… 25
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu……………………………………… 25
3.2. Hành vi tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh……………………….. 26
3.3. Đặc điểm hỗ trợ xã hội của người bệnh………………………………………….. 31
3.4. Mối liên quan giữa đặc điểm chung, hỗ trợ xã hội với hành vi tuân thủ
chế độ dinh dưõng của người bệnh……………………………………………………….32
Chương 4:BÀN LUẬN…………………..:………………………………………. ………. 38
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu………………………………………………..38
4.2. Thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu……..40
4.3. Một số yếu tố liên quan đến hành vi tuân thủ chế độ dinh dưỡng của đối
tượng nghiên cửu………………………………………………………………………………..42
4.4. Hạn chế của nghiên cứu…………………………………………………………………47
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………….48
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………..50
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………60
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: BẢNG ĐỒNG THUẬN THAM GIA NGHIÊN cứu
PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA
DANH MỰC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu…………………………….25
Bảng 3. 2. Đặc điểm nghề nghiệp, thời gian lọc máu……………………………… 26
Bảng 3. 3. Đặc điểm hành vi tuân thủ chế độ nước uống…………………………. 27
*
Bảng 3. 4. Đặc điểm hành vi tuân thủ chế độ hạn chế kali, photpho, thuốc …28
Bảng 3. 5. Đặc điểm hành vi tuân thù dinh dưỡng liên quan tự chăm sóc…..28
Bảng 3. 6. Đặc điểm hành vi tuân thủ chế thủ dinh dưỡng trong hoàn cảnh
khó khăn của đối tượng nghiên cứu………………………………………………………29
Bảng 3. 7. Đặc điểm hành vi tuân thủ chế độ hạn chế natri của đối tượng
nghiên cứu………………………………………………………………………………………….29
Bảng 3. 8. Đặc điểm chung tuân thủ chế độ dinh dưỡng…………………………. 30
Bảng 3. 9. Phân loại mức độ hành vỉ tuân thủ chế độ dinh dưỡng của……….31
Bảng 3. 10. Đặc điểm hỗ trợ xã hội của đối tượng nghiên cứu…………………. 32
Bảng 3. 11. Mối liên quan giữa giới tính, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân
với hành vi tuân thủ chế độ dinh dưỡng…………………………………………………32
Bảng 3. 12. Mối liên quan giữa tuổi với tuân thủ chế độ dinh dưỡng……….33
Bảng 3. 13. Sự khác biệt sự tuân thủ chế độ dinh dưỡng giữa………………….. 34
Bảng 3. 14. Mối liên quan giữa thời gian lọc máu với tuân thủ chế độ………35
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa trình độ học vấn với tuân thủ chế độ………..35
Bảng 3. 16. Sự khác biệt tuân thủ chế độ dinh dưỡng giữa các cặp nhóm trình
độ học vấn………………………………………………………………………………………….36
Bảng 3. 17. Mối liên quan giữa hỗ trợ xã hội với tuân thủ chế độ dinh dưỡng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIÉNG VIỆT
Nguyễn Thị Vân Anh và Trần Phúc Nguyệt (2008). Thực trạng tư vấn dinh dưỡng tại bệnh viện Bạch Mai năm 2008. Tạp dinh dưỡng &
truyền thông, 4 (3+4). Trần Văn Chất (2008). Bệnh thận, NXB y học, Hà Nội. Ngô Quý Châu (2012). Bệnh thận mạn và suy thận giai đoạn cuối điều trị bảo tồn và thay thế thận suy, Bệnh học khoa, tập 1, NXB y học, 412-
415.
Vũ Thị Cẩm Doanh (2016). Nghiên cứu tình trạng trầm cảm ở người bệnh
suy thận mạn có lọc máu chu kỳ tại Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ, Trường
Đại học Điều dưỡng Nam Định.
Nguyễn Dũng và Võ Văn Thắng (2014). Chất lượng cuộc sống và các yếu
tố liên quan ở người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối tại bệnh viện Đa
khoa tỉnh Bình Định. Viện sức khỏe cộng đồng, 10, 38-45.
Nguyễn An Giang và cs (2013). Khảo sát thực trạng dinh dưỡng bệnh
nhân suy thận lọc máu chu kỳ bằng thang điểm đánh giá toàn diện. Y học
thực hành, 5 (870).
Văn Đình Hoa (2011). Sinh lý – sinh lý bệnh, s bệnh thận, NXB y
học, 127.
52Văn Đình Hoa (2014). Sinh lý bệnh, lý bệnh tiết niệu, NXB giáo dục Việt Nam, 146.
Lê Thị Huyên (2016). Đánh giá chát lượng sống của người bệnh suy thận mạn đang được điều trị tại bệnh Hữu Ngh
Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Điều Dưỡng.
0. Hà Hoàng Kiệm (2010). Thận học lâm sàng, NXB y học, Hà Nội.
1. Khoa dinh dưỡng (2018). Dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận chạy
nhân tạo, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, 597 hoặc tại phòng khám tư vấn
dinh dưỡng số 25B tầng 2 nhà C2.
2. Nguyễn Thị Loan (2013). Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và khảo sát .
dịch truyền dinh dưỡng trên bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ
khoa thận nhăn tạo bệnh viện e ừung ương, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại
học Dược Hà Nội.
L Tạ Thị Tuyết Mai (2007). Khảo sát tình hình truyền Albumin Tại Bệnh
viện Nhân dân Gia định năm 2007. nghị dinh dưỡng Lâm sàng 2010,
Bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
L Nguyễn Văn Sang (2008). Chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận mạn có lọc máu ngoài thận, Điều trị nội khoa, tập 2, NXB y học, 299. . Lê Thanh Tùng và Trần Thị Kim Thục (2016). Giải phẫu học, Hệ tiết niệu,NXB Giáo Dục Việt Nam, 198-209.
5316. Nguyễn Khánh Trạch (2008). Điều khoa, tập 2 Hà Nội.
17. ĐỖ Đình Xuân và Lê Gia Vinh (2009). Giải phẫu sinh lý, tập 2,NXB Y học, 13-14