Thực trạng nguồn nhân lực và một số yếu tố liên quan đến động lực làm việc của bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi năm 2016

Thực trạng nguồn nhân lực và một số yếu tố liên quan đến động lực làm việc của bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi năm 2016

Luận văn Thực trạng nguồn nhân lực và một số yếu tố liên quan đến động lực làm việc của bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi năm 2016.Bệnh viện là bộ mặt của ngành Y tế, là cơ sở chiếm phần lớn nguồn ngân sách của toàn ngành Y tế, chất lượng dịch vụ bệnh viện ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh, chính vì vậy bệnh viện luôn giành được sự quan tâm lớn của Chính phủ, Bộ Y tế và của người dân. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhiều mặt của đất nước, hệ thống bệnh viện đã được củng cố và phát triển thông qua việc đầu tư cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị (TTB) và đào tạo cán bộ;đồng hành với yếu tố có tính quyết định đến sự thành bại, uy tín, địa vị và khả năng phát triển bền .vững của bệnh viện. NNL là một trong những nguồn lực quan trọng nhất, đồng thời là chủ thể quản lý và sử dụng các nguồn lực hữu hình khác. Có thể khẳng định rằng, nhân lực trong bệnh viên vừa là động lực sáng tạo, vừa là những chủ thể thực hiện mọi hoạt động trong bệnh viện; nếu thiếu, chất lượng thấp hoặc không được bố trí và sử dụng hợp lý thì mọi nguồn lực khác của bệnh viện sẽ không được sử dụng tốt, không có hiệu quả. Việc không quan tâm đúng mức đến NNL của bệnh viện sẽ dẫn đến lãng phi các nguồn lực khác, hay nói cách khác, đầu tư cho NNL cũng chính là đầu tư cho sự phát triển của bệnh viện [14].

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy rằng sự hài lòng đối với công việc của NVYT sẽ đảm bảo duy trì NNL và nâng cao chất lượng các dịch vụ tại các cơ sở y tế, đặc biệt trong bối cảnh thiếu hụt nghiêm trọng NNL y tế trên quy mô toàn cầu và cả ở Việt Nam hiện nay [18]. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2006, có 57/192 quốc gia thiếu hụt NVYT, cần phải có thêm 4,3 triệu nhân viên y tế, trong đó có 2,4 triệu bác sĩ, y tá, nữ hộ sinh để đáp ứng nhu cầu về y tế [31]. Theo Bộ Y tế, năm 2011 toàn quốc có 44.104 bác sỹ vànhu cầu đến 2020 là 99.351 người, riêng khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung con số này lần lượt là 8.982 và 21.252.
Việt Nam đang đương đầu với nhiều vấn đề về NNL y tế: tình trạng thiếu hụt bác sĩ cả về chất lượng và số lượng; phân bố nhân lực không đồng đều giữa các vùng miền, các tuyến trong một địa phương; nhân lực y tế đặc biệt là đội ngũ Bác sỹ đang có sự dịch chuyển một chiều theo hướng từ tuyến dưới lên tuyến trên, từ nông thôn ra thành thị. Hơn nữa hệ thống y tế tư nhân phát triển cũng thu hút một lực lượng nhân2 lực khá lớn chuyển dịch từ khu vực công sang khu vực tư. Bên cạnh đó nhu cầu nhân lực về bác sĩ ngày càng tăng do phát triển dân số, phát triển kinh tế, do mở rộng bảo hiểm y tế (BHYT) và phát triển hệ thống các cơ sở y tế địa phương, do nhu cầu chăm sóc sức khỏe (CSSK) nói chung và khám chữa bệnh (KCB) nói riêng của người dân đang ngày càng cao [7].
Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi là bệnh viên hạng II, chịu trách nhiệm chăm sóc, khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội và nâng cao tuổi thọ cho người dân. Bệnh viện được xây dựng mới và đưa vào sử dụng từ tháng 07 năm 2009 với công suất thiết kế ban đầu cho 600 giường bệnh, hiện nay chỉ tiêu giao là 800 giường nhưng thực kê đến 960 giường, tổng số CBVC là 989, trong đó có 193 bác sĩ (tỉ lệ bác sĩ/giường bệnh và bác sĩ/NVYT lần lượt là 1/5 và 1/4). Hiện nhu cầu KCB của người dân rất cao nên lúc nào bệnh viện cũng ở tình trạng quá tải, công suất sử dụng giường bệnh hàng tháng luôn ở mức cao 130 – 150%, tổng số lượt điều trị và tỉ lệ ngày điều trị ngoại trú luôn vượt chỉ tiêu trên 20% đến 100%, công việc của NVYT tại bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải và nhiều áp lực dẫn đến sai sót trong chuyên môn gây ra những vụ kiện tụng, báo chí tạo dư luận không tốt làm ảnh hưởng đến uy tín bệnh viện [2]. Đây có thể là những nguyên nhân ảnh hưởng đến động lực làm việc (ĐLLV) của bác sĩ tại bệnh viện, ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng KCB của bệnh viện và ảnh hưởng đến niềm tin, sức khỏe của người dân.
Câu hỏi đặt ra ở đây là thực trạng số lượng và chất lượng NNL mà cụ thể là đội ngũ bác sĩ hiện đang công tác tại BVĐK tỉnh Quảng Ngãi như thế nào, yếu tố nào liên quan đến ĐLLV của họ, cần phải làm gì để cải thiện tình trạng này và tạo ĐLLV tốt nhằm từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ y tế (DVYT) tại đây. Để trả lời câu hỏi đặt ra và góp phần giải quyết thực trạng trên, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu “Thực trạng nguồn nhân lực và một số yếu tố liên quan đến động lực làm việc của bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi năm 2016”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả nguồn nhân lực và động lực làm việc của bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi năm 2016.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến động lực làm việc của bác sĩ tại Bệnh viện tỉnh Đa khoa Quảng Ngãi
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………………………………………………v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………………. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………….3
Chƣơng I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………………….4
1.1. Nguồn nhân lực y tế …………………………………………………………………………………4
1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực y tế……………………………………………………………4
1.1.2. Thực trạng nguồn nhân lực y tế trên Thế giới …………………………………………..5
1.1.3. Thực trạng NNL y tế nói chung và đội ngũ Bác sĩ nói riêng tại Việt Nam …….6
1.2. Bệnh viện và các qui định liên quan đến bệnh viện………………………………………8
1.2.1. Khái niệm bệnh viện………………………………………………………………………………8
1.2.2. Nhiệm vụ chung của bệnh viện ……………………………………………………………….9
1.2.3. Phân loại bệnh viện……………………………………………………………………………….9
1.2.4. Chức năng nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa hạng II………………………………..10
1.2.5. Tổ chức của bệnh viện hạng II………………………………………………………………11
1.2.6. Phát triển nhân lực là bác sỹ trong hệ thống KBCB giai đoạn 2015 – 2020 .12
1.3. Động lực lao động và các yếu tố liên quan đến động lực lao động ……………….12
1.3.1. Khái niệm Động lực …………………………………………………………………………….12
1.3.2. Học thuyết về động lực…………………………………………………………………………14
1.3.3. Các yếu tố liên quan tạo động lực trong lao động……………………………………15
1.3.4. Một số nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam ……………………………………..16
1.3.5. Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu………………………………………………….19
KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU……………………………………………………….21
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………..22
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………..22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………….22
2.3. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………………..22iii
2.4. Cỡ mẫu …………………………………………………………………………………………………22
2.4.1. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng……………………………………………………….22
2.4.2. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính ………………………………………………………….22
2.5. Phương pháp chọn mẫu…………………………………………………………………………..22
2.5.1. Phương pháp chọn mẫu định lượng……………………………………………………….22
2.5.2. Phương pháp chọn mẫu định tính………………………………………………………….23
2.6. Phương pháp thu thập số liệu…………………………………………………………………..23
2.6.2. Thu thập thông tin định tính………………………………………………………………….24
2.7. Xác định công cụ và các biến số nghiên cứu ……………………………………………..24
2.7.1. Công cụ nghiên cứu …………………………………………………………………………….24
2.7.2. Các biến số nghiên cứu ………………………………………………………………………..25
2.9. Đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………………………………….29
2.10. Hạn chế và cách khắc phục ……………………………………………………………………30
2.10.1. Hạn chế ……………………………………………………………………………………………30
2.10.2. Sai số và biện pháp khắc phục …………………………………………………………….30
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………………………31
3.1. Mô tả động lực làm việc của bác sỹ tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi ………31
3.1.1. Thực trạng nguồn nhân lực bác sỹ tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi ……..31
3.1.2. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu……………………………………………….32
3.1.3. Động lực làm việc của bác sỹ tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi…………….35
3.2. Các yếu tố liên quan đến ĐLLV của bác sĩ tại BVĐK Quảng Ngãi…………..43
3.2.1. Mối liên quan giữa ĐLLV chung với các yếu tố nhân khẩu học ……………….42
3.2.3. Mối liên quan giữa ĐLLV chung với các yếu tố đánh giá ĐLLV ……………….45
Chƣơng 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………………….46
4.1. Động lực làm việc của bác sỹ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi…………46
4.2. Các yếu tố liên quan đến ĐLLV của bác sĩ tại BVĐK Quảng Ngãi………………55
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………..60
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………62
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………..63
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………………………………..66
BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG……………………………………………………………………………..76

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng biến số nghiên cứu ………………………………………………………………..25
Bảng 2.2: Bảng qui định điển chuẩn đánh giá động lực làm việc………………………..29
Bảng 3.1: Trình độ chuyên môn của bác sỹ theo khoa, phòng ……………………………31
Bảng 3.2: Phân bố nhóm tuổi của ĐTNC ………………………………………………………..32
Bảng 3.3: Đặc điểm nghề nghiệp của ĐTNC……………………………………………………34
Bảng 3.4: Động lực làm việc của bác sỹ với yếu tố công việc …………………………..35
Bảng 3.5: Động lực làm việc của bác sỹ với yếu tố thừa nhận thành tích……………36
Bảng 3.6: Động lực làm việc của bác sỹ với yếu tố sự thăng tiến ………………………37
Bảng 3.7: Động lực làm việc của bác sỹ với yếu tố sự thành đạt ……………………….38
Bảng 3.8: Động lực làm việc của bác sỹ với quan hệ lãnh đạo, đồng nghiệp ………39
Bảng 3.9: Động lực làm việc của bác sỹ với yếu tố chính sách và chế độ …………..40
Bảng 3.10: Động lực làm việc của bác sỹ với yếu tố điều kiện làm việc ……………..41
Bảng 3.11: Động lực làm việc của bác sỹ theo 7 yếu tố …………………………………….41
Bảng 3.12: Mối liên quan với tuổi, giới tính, hôn nhân và trình độ chuyên môn…..43
Bảng 3.13: Mối liên quan với vị trí công tác, thâm niên và thu nhập từ lương……..43
Bảng 3.14: Mối liên quan với bộ phận công tác, là người thu nhập chính và KBCB
ngoài giờ……………………………………………………………………………………………………..44
Bảng 3.15: Mối liên quan với ĐLLV chung theo mô hình hồi qui đa biến…………..4

Thực trạng nguồn nhân lực và một số yếu tố liên quan đến động lực làm việc của bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi năm 2016

Leave a Comment