ĐÁNH GIÁ VÀ THEO DÕI CHỨC NĂNG HÔ HẤP CHO CÔNG NHÂN CAO SU BỊ VÀ CÓ NGUY CƠ BỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

ĐÁNH GIÁ VÀ THEO DÕI CHỨC NĂNG HÔ HẤP CHO CÔNG NHÂN CAO SU BỊ VÀ CÓ NGUY CƠ BỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

 ĐÁNH GIÁ VÀ THEO DÕI CHỨC NĂNG HÔ HẤP CHO CÔNG NHÂN CAO SU BỊ VÀ CÓ NGUY CƠ BỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH 

Võ Minh Vinh*, Đỗ Văn Dũng**, Lê Thị Tuyết Lan*** và CS 
TÓM TẮT 
192 công nhân cao su được lấy từ cuộc nghiện cứu cắt ngang về tần suất bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD để tiến hành việc theo dõichức năng thông khí trong 5 năm. 
Sau 5 năm, 127 người đạt tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu. Gồm 65 người ở nhà máy, 55 người ở nông trường và 7 người làm việc có tiếp xúc với hóa chất đậm đặc. Nghiên cứu cho thấy chỉ số FEV1nhỏ hơn và giảm nhanh ở công nhân bị COPD 
Phương trình hồi qui cho chỉ số FEV1là : FEV1 / H2 = – 0,004A – 0,0005A2 + 0,175G – 0,007C – 0,003N – 0,003S + 1,2 Cho thấy các yếu tố làm giảm FEV1là tuổi, làm việc với hóa chất (p = 0,04), làm việc trong nông trường (p=0,049) và có hút thuốc lá. Tuổi và thuốc lá làm giảm FEV1 nhưng nghiên cứu này chưa có ý nghĩa thống kê (p = 0,653 và p = 0,062). Dự a trê n chỉ số FEV1/FVC, % FEV1so với dự đoán và mức sụt giảm FEV1 hàng năm nhóm công nhân được chia thành 3 nhóm: bị COPD, có nguy cơ bị COPD và bình thường. Có 4 công nhân trong nhóm nguy cơ chuyển sang COPD ngay trong thời gian nghiên cứu. Điều trị với thuốc giản phế quản phối hợp trong 2 tuần cho thấy có 14,1 % bệnh nhân COPD có đáp ứng. Dự hậu của nhóm này sẽ tốt hơn. Việc hỗ trợ cai thuốc lá, cải thiện môitrường làm việc để đề phòng chống COPD cho công nhân cao su là cần thiết.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment