Đánh giá việc thực hiện Qui trình Chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ tại bệnh viện đa khoa tuyến huyện của tỉnh Đắk Lắk năm 2017

Đánh giá việc thực hiện Qui trình Chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ tại bệnh viện đa khoa tuyến huyện của tỉnh Đắk Lắk năm 2017

Luận văn thạc sĩ Đánh giá việc thực hiện Qui trình Chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ tại bệnh viện đa khoa tuyến huyện của tỉnh Đắk Lắk năm 2017.Trong những năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Các chỉ số về sức khỏe bà mẹ, trẻ em Việt Nam cao hơn hầu hết các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người tương đương. Tổng kết các mục tiêu Thiên niên kỷ, Việt Nam có thể tự hào là một trong ít các nước đạt cả 2 mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong trẻ em và cải thiện sức khỏe bà mẹ.


Tuy nhiên bên cạnh thành tựu đạt được, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em vẫn phải đối diện với nhiều thách thức trong tiến trình hướng tới đạt các chỉ số sức khỏe giai đoạn sau Mục tiêu Thiên niên kỷ. Các thách thức chính về sức khỏe bà mẹ là tốc độ giảm tử vong chậm lại, tai biến sản khoa không có dấu hiệu cải thiện, đặc biệt là đối với các nguyên nhân trực tiếp gây tử vong mẹ liên quan đến cuộc đẻ. Đối với sức khỏe trẻ em thì bệnh tật, tử vong trẻ sơ sinh vẫn còn là gánh nặng. Tử vong sơ sinh giảm chậm và hiện tại vẫn chiếm khoảng 3/4 tử vong trẻ em dưới 1 tuổi. Các nguyên nhân tử vong chính ở trẻ sơ sinh là ngạt, đẻ non/nhẹ cân, hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, dị tật và nhiễm khuẩn. Điều đáng tiếc là hầu hết tử vong ở trẻ sơ sinh đều có thể phòng tránh được bằng các can thiệp đơn giản có thể áp dụng được ở tất cả các tuyến y tế.
Với thực trạng trên, can thiệp cải thiện sức khỏe bà mẹ trước, trong và sau đẻ cần thiết phải được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ nhân dân của Việt Nam. Cải thiện kiến thức và thực hành của cán bộ y tế là nội dung cốt lõi trong can thiệp nâng cao chất lượng chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh. Vì vậy, các hướng dẫn thực hành dựa vào bằng chứng trong Chăm sóc sức khoẻ sinh sản đã được cập nhật trong “Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ Chăm sóc Sức khoẻ Sinh sản” năm 2009 và được ban hành cho tất cả các cơ sở y tế trong cả nước thực hiện.
Tiếp đó, dựa vào khuyến nghị của WHO, các chuyên gia đầu ngành về Sản – Nhi đã biên soạn tài liệu hướng dẫn chuyên môn “Chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ” (sau đây gọi tắt là Chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh) và đã được Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số 4673/QĐ-BYT nhằm tăng cường chất lượng chăm sóc, cơ hội sống còn của bà mẹ và trẻ sơ sinh tại cuộc đẻ và ngay sau khi đẻ. Hướng dẫn chuyên môn này vừa được ban hành đã được các cơ sở y tế triển khai đồng loạt trong toàn quốc. Một số đánh giá nhanh ban đầu cho thấy Hướng dẫn này là phù hợp, có giá trị thực tiễn đối với công việc hàng ngày của cán bộ chuyên trách chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh cũng như được sự chấp nhận của bà mẹ.
Tỉnh Đắk Lắk là một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, có 47 dân tộc, đời sống kinh tế, xã hội và công tác chăm sóc sức khỏe sức khỏe bà mẹ, trẻ em còn nhiều khó khăn, tình hình tử vong mẹ và tử vong trẻ sơ sinh còn ở mức cao so với cả nước và chưa được kiểm soát [13] [14]. Để tiếp tục tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh, giảm tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh, từ đầu năm 2015 đã tổ chức triển khai, thực hiện Qui trình chuyên môn Chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ ở tất cả các tuyến y tế.
Bệnh viện đa khoa huyện là tuyến y tế gần dân, nơi nhiều bà mẹ lựa chon để sinh con đã thực hiện Quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ. Sau hơn 2 năm thực hiện chỉ số về chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh có cải thiện, tuy nhiên vẫn cao hơn nhiều so với mức trung bình chung của cả nước. Để tìm hiểu sâu hơn về hiện trạng chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, đặc biệt là việc thực hiện của hướng dẫn chuyên môn tại bệnh viện huyện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
Đánh giá việc thực hiện Qui trình Chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ tại bệnh viện đa khoa tuyến huyện của tỉnh Đắk Lắk năm 2017” với hy vọng là sẽ cung cấp các số liệu khoa học làm cơ sở cho các can thiệp nâng cao sức khỏe giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong mẹ và trẻ sơ sinh.3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả việc thực hiện Qui trình Chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ tại Bệnh viện đa khoa tuyến huyện của tỉnh Đắk Lắk năm 2017.
2. Phân tích một số yếu tố thuận lợi và khó khăn đến việc thực hiện Qui trình Chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ tại các Bệnh viện đa khoa huyện của tỉnh Đắk Lắk

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG – BIỂU ……………………………………………………………………………..iii
Tóm tắt luận văn ………………………………………………………………………………………………….v
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………………………… 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………….. 3
Chương 1. TỔNG QUAN ………………………………………………………………………………… 4
1.1. Các khái niệm……………………………………………………………………………………………… 4
1.2.Tình hình tử vong mẹ và tử vong sơ sinh: …………………………………………………….. 7
1.3. Cơ sở lý thuyết và các bằng chứng về các can thiệp trong và ngay sau đẻ: …10
1.4. Các nghiên cứu về Chăm sóc thiết yếu BM-TSS trong và ngay sau đẻ. ………13
1.4.1. Các nghiên cứu về Chăm sóc thiết yếu BM-TSS trong và ngay sau đẻ khu
vực Tây Thái Bình Dương: ………………………………………………………………………………. 13
1.4.2. Triển khai thực hiện EENC tại Việt Nam: ……………………………………………….14
1.5. Triển khai, thực hiện chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh: ……………………….16
1.6. Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu………………………………………………………17
1.7. Khung lý thuyết hệ thống y tế: …………………………………………………………………… 19
1.8. Khung lý thuyết đánh giá thực hiện Qui trình……………………………………………..20
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. …………………22
2.1. Đối tượng nghiên cứu:……………………………………………………………………………….. 22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: ……………………………………………………………..22
2.3. Thiết kế nghiên cứu: ………………………………………………………………………………….. 22
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: ……………………………………………………………22
2.4.1. Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng: ………………………………………………………………22
2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu định tính: ………………………………………………………………….24
2.5. Phương pháp thu thập số liệu: ……………………………………………………………………. 25
2.5.1. Số liệu: …………………………………………………………………………………………………… 25
2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu:………………………………………………………………….25
2.6. Các biến số nghiên cứu ……………………………………………………………………………… 29
2.7. Các khái niệm, tiêu chí đánh giá: ………………………………………………………………..29ii
2.8. Phương pháp phân tích số liệu: …………………………………………………………………..30
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu: …………………………………………………………………31
2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục: …………………………..31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………………33
3.1. Thông tin chung: ………………………………………………………………………………………. 33
3.2. Thực trạng việc thực hiện Qui trình: …………………………………………………………..36
3.2.1. Quan sát thực hành cuộc đẻ đối với trẻ thở được: …………………………………….36
3.2.2. Quan sát mô hình thực hành đối với trẻ không thở được:…………………………43
3.2.3. Thực hành chăm sóc thiết yếu trong và ngay sau đẻ qua phỏng vấn bà mẹ: 46
3.3. Một số yếu tố thuận lợi và khó khăn: …………………………………………………………51
3.3.1. Thuận lợi:……………………………………………………………………………………………….. 51
3.3.2. Khó khăn:……………………………………………………………………………………………….. 55
Chương 4. BÀN LUẬN…………………………………………………………………………………… 58
4.1. Thực hiện Qui trình Chăm sóc thiết yếu BM,TSS trong và ngay sau đẻ………58
4.1.1. Kỹ năng thực hiện Qui trình đối với trẻ thở được của CBYT. ………………….58
4.1.2. Thực hành Qui trình đối với trẻ không thở được của CBYT, ……………………61
4.1.3. Bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc thiết yếu trong và ngay sau đẻ:………..61
4.2. Các yếu tố thuận lợi, khó khăn đến thực hiện Qui trình tại BV huyện. ………..64
4.3. Hạn chế, sai sót của nghiên cứu đánh giá: …………………………………………………..66
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………….. 67
1. Thực hiện Qui trình:……………………………………………………………………………………… 68
2. Một số yếu tố thuận lợi, khó khăn: ………………………………………………………………..69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………………… 72
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………………………………… 74
Phụ lục 1. BỘ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………..75
Phụ lục 2. BẢNG CÁC BIẾN SỐ…………………………………………………………………….. 95
Phụ lục 3. QUI TRÌNH CHUYÊN MÔN CHĂM SÓC THIẾT YẾU ………………106
Phụ lục 4.BẢN ĐỒ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ……………………………………………….116
Phụ lục 5. DANH SÁCH BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN TỈNH ĐẮK LẮK117
Phụ lục 6. XÁC NHẬN THU THẬP SỐ LIỆU ……………………………………………….118iii
DANH MỤC BẢNG – BIỂU
Danh mục Hình:
Hình 1. 1. Số lượng và tỷ lệ tử vong sơ sinh khu vực Tây Thái Bình Dương
theo quốc gia, 2012……………………………………………………………………….. 9
Hình 1. 2. Khung năng lực hệ thống y tế theo TCYTTG………………………20
Hình 1. 3. Khung lý thuyết đánh giá ………………………………………………..21
Danh mục Bảng
Bảng 3. 1. Tình hình nhân lực và đào tạo …………………………………………..33
Bảng 3. 2. Tình hình nhân lực và đào tạo HSSS:…………………………………33
Bảng 3. 3. Thực trạng cơ sở vật chất…………………………………………………34
Bảng 3. 4. Thực trạng về trang thiết bị………………………………………………35
Bảng 3. 5. Thực trạng về thuốc thiết yếu……………………………………………35
Bảng 3. 6. Các văn bản hướng dẫn thực hiện………………………………………36
Bảng 3. 7. Thực hành chuẩn bị trước sinh. …………………………………………36
Bảng 3. 8. Thực hành đỡ vai……………………………………………………………39
Bảng 3. 9. Thực hành đỡ mông và chi thai nhi…………………………………….40
Bảng 3. 10. Thực hành các việc làm ngay sau sinh chăm sóc mẹ và con:….41
Bảng 3. 11. Thực hành các việc làm ngay sau sinh đối với trẻ không thở
được…………………………………………………………………………………………..43
Bảng 3. 12. Thực hành hồi sức đối với trẻ sơ sinh không thở được………….44
Bảng 3. 13. Tỷ lệ Bà mẹ được chăm sóc thiết yếu trong quá trình sinh. …..46
Bảng 3. 14. Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tắm sau sinh…………………………………..48
Bảng 3. 15. Tỷ lệ trẻ sơ sinh được thực hiện da kề da với mẹ sau sinh……..48
Bảng 3. 16. Tỷ lệ trơ sinh được bú sữa mẹ và chăm sóc sớm sau sinh: …….50
Danh mục Biểu đồ:
Biểu đồ 3. 1. Tỷ lệ ca đẻ có CBYT thực hiện đúng các bước chuẩn bị…….37iv
Biểu đồ 3. 2. Thực hành đỡ đầu thai thai nhi . ……………………………………38
Biểu đồ 3. 3. Tỷ lệ ca đẻ CBYT thực hiện đúng 5 bước thực hành đỡ đầu ..38
Biểu đồ 3. 4. Tỷ lệ CBYT thực hành đúng 5 bước đỡ vai ……………………..39
Biểu đồ 3. 5. Tỷ lệ ca đẻ được CBYT thực hành đúng đỡ mông, chi ………40
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ ca đẻ CBYT thực hành đúng các bước cần làm ngay ….42
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ ca đẻ được CBYT thực hành đúng 40 bước qui trình ….43
Biểu đồ 3. 8. Thực hành ấn tim ngoài lồng ngực HSSS trên mô hình……..46
Biểu đồ 3. 9. Tỷ lệ bà mẹ được tư vấn về chăm sóc thiết yếu. ………………..47
Biểu đồ 3. 10. Trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ sau sinh……………………………..49
Biểu đồ 3. 11. Cử bú đầu tiên của trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ………………..50
Biểu đồ 3. 12. Thực hành chăm sóc rốn và cho trẻ SS được nằm với mẹ ..5

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment