Đánh giá việc thực hiện quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh, năm 2019
Luận văn thạc sĩ y tế công cộng Đánh giá việc thực hiện quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh, năm 2019.Chăm sóc bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà Nước. Chính vì vậy, các chỉ số về sức khỏe bà mẹ – trẻ em ở nước ta được cải thiện một cách đáng kể trong vài thập kỷ qua. Tổng kết mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ giai đoạn 1990-2015 Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trong thực hiện [11]. Theo báo cáo tổng kết thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ giai đoạn 15 năm của Bộ Kế hạch và Đầu tư, tử vong mẹ đã giảm từ 233/100.000 trẻ đẻ ra sống xuống 58/100.000 và tử vong trẻ em
Mặc dù đã có sự cải thiện rõ rệt về tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ em nhưng trong tiến trình hướng tới hậu mục Tiêu thiên niên kỷ, việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em ở nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Hai thách thức lớn nhất là vẫn còn sự khác biệt về tử vong mẹ và tử vong trẻ em giữa các vùng miền trong cả nước và tử vong sơ sinh là gánh nặng trong mô hình bệnh tật, tử vong trẻ em thu hẹp khoảng trống về tử vong mẹ và sơ sinh giữa các vùng miền là nhiệm vụ ưu tiên của ngành y tế trong các chiến lược, mục tiêu về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em trong thập kỷ tới [9].
Chất lượng chăm sóc cuộc đẻ đóng vai trò rất quan trọng trong bảo đảm sự an toàn cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực hành lâm sàng lỗi thời và có hại trong và ngay khi sinh của cán bộ y tế làm tăng nguy cơ tử vong và mắc bệnh ở bà mẹ và trẻ sơ sinh [27], [26], [22]. Chất lượng chăm sóc thường bị hạn chế do thiếu hướng dẫn quy trình rõ ràng và hạn chế về năng lực của nhân viên y tế cũng như các vấn đề khác của hệ thống y tế [18], [15]. Liên quan đến các vấn đề trên, trong thời gian gần đây tình trạng tử vong mẹ và tử vong sơ sinh không giảm và nhiều trường hợp có sai sót do cán bộ y tế gây bức xúc trong dư luận xã hội [11].
Thực trạng trên, việc cải thiện kiến thức, tuân thủ quy trình thực hành là nội dung cốt lõi trong can thiệp nâng cao chất lượng chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh của Bộ Y tế. Quyết định số 4673/ QĐ- BYT ngày 10/11/2014 phê duyệt “Tài liệu hướng dẫn chuyên môn chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ” [7] là các hướng dẫn chuyên môn nhằm đảm bảo cuộc đẻ an toàn, giảm tai biến sản khoa, tử vong mẹ, tử vong trẻ sơ sinh và giúp trẻ ra đời với sự khởi đầu tốt lành nhất.
Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh là một bệnh viện chuyên khoa đầu ngành lĩnh vực Sản Nhi của tỉnh. Bệnh viện đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2015 với nhiệm vụ khám và chữa bệnh chuyên khoa sản phụ – nhi khoa cho nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh lân cận trong khu vực Đông Bắc Tổ quốc. Kể từ khi đi vào hoạt động bệnh viện đã đưa ra nhiều giải pháp trong đó có tuân thủ các quy chế và quy trình chuyên môn để nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh.
Qui trình chuyên môn chăm sóc thiết yếu bà mẹ trẻ sơ sinh (CSTY BM-TSS) trong và ngay sau đẻ là một quy trình quan trọng được bệnh viện ưu tiên triển khai trong cải thiện dịch vụ chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhân viên y tế thực hiện theo thói quen, không đúng thứ tự theo các bước của qui trình nên ảnh hưởng đến chất lượng của ca sinh. Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá việc thực hiện quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh, năm 2019”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng thực hiện qui trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố thuận lợi và khó khăn đến thực hiện qui trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ của Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh năm 2019
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………………………………………………v
DANH MỤC BẢNG- BIỂU ĐỒ- HÌNH …………………………………………………………………..vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………………….vii
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………………………………..1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………………………..3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………………………….4
1.1. Khái niệm có liên quan trong luận văn……………………………………………………4
1.2. Nội dung chương trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay
sau đẻ ……………………………………………………………………………………………………….5
1.3. Thực trạng về chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ…..8
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện chăm sóc thiết yếu bà
mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ……………………………………………………………13
1.5. Thông tin về địa bàn nghiên cứu ………………………………………………………….14
1.6. Khung lý thuyết …………………………………………………………………………………16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………….18
2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………………18
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ……………………………………………………………18
2.3. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………………………18
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ………………………………………………………19
2.5. Phương pháp thu thập số liệu……………………………………………………………….20
2.6. Các biến số nghiên cứu……………………………………………………………………….21
2.7. Các khái niệm và các tiêu chí đánh giá………………………………………………….22
2.8. Phương pháp phân tích số liệu……………………………………………………………..22
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu……………………………………………………………22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………24
3.1. Một số thông tin chung về hộ sinh tại khoa Sản đẻ…………………………………24
3.2. Quan sát thực hành quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh………25
3.3. Một số yếu tố thuận lợi và khó khăn trong thực hiện Chăm sóc thiết yếu bà
mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ tại Bệnh viện. ………………………………………34
HUPHiv
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………………………..40
4.1. Thực trạng thực hiện Qui trình Chăm sóc thiết yếu BM, TSS trong và ngay
sau đẻ. …………………………………………………………………………………………………….40
4.2. Các yếu tố thuận lợi khó khăn khi thực hiện quy trình ……………………………44
4.3. Hạn chế của nghiên cứu đánh giá …………………………………………………………45
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………………….47
KHUYẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………………………..49
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………………………50
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………………………………………….54
Phụ lục 1: BẢNG KIỂM QUAN SÁT CHĂM SÓC THIẾT YẾU BÀ MẸ VÀ
TRẺ SƠ SINH TRONG VÀ NGAY SAU ĐẺ ĐỐI VỚI TRẺ THỞ ĐƯỢC ……54
Phụ lục 2: PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU CÁN BỘ Y TẾ ………………………………..58
Phụ lục 3: PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM……………………………………………………61
Phụ lục 4 : GIẤY CHẤP NHẬN THAM GIA PHỎNG VẤN SÂU ……………….63
Phụ lục 5 : GIẤY CHẤP NHẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU………………………64
Phụ lục 6: BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU…………………………………………………………..6
TÀI LIỆU THAM KHẢO Luận văn thạc sĩ y tế công cộng Đánh giá việc thực hiện quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh, năm 2019
TIẾNG VIỆT
1. Ngô Thị Minh Hà (2017), “Thực hiện CSTY bà mẹ và TSS trong và ngay sau
đẻ của Hộ sinh tại khoa Sản Đẻ Bệnh viện Phụ Sản Trung ương và một số yếu tố
ảnh hưởng năm 2017″.
2. Huỳnh Công Lên (2017), “Đánh giá việc thực hiện CSTY bà mẹ, TSS trong và
ngay sau đẻ tại Bệnh viện đa khoa tuyến huyện tỉnh Đăk Lắc năm 2017″.
3. Lê Thị Kim Loan (2018), “Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện
CSTY bà mẹ, TSS trong và ngay sau đẻ tại khoa Sản bệnh viện tỉnh Ninh Thuận
năm 2018″.
4. Phạm Thúy Quỳnh, Nguyễn Minh An và Bùi Thị Phương (2018), “Đánh giá
thực trạng chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau sinh tại bệnh viện
phụ sản Hà Nội năm 2018″.
5. Bộ Y tế (2003), “Kế hoạch hành động Quốc gia về mà mẹ an toàn giai đoạn
2003-2010″.
6. Bộ Y tế (2012), “Kế hoạch hành động Quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản
tập trung vào LMAT và CSSS giai đoạn 2011-2015″.
7. Bộ Y tế (2014), “Quyết định số 4673/QĐ-BYT phê duyệt tài liệu hướng dẫn
chuyên môn về chăm sóc thiết yếu bà mẹ trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ”.
8. Bộ Y tế (2016), “Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 Hướng dẫn
Quốc Gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản”.
9. Bộ Y tế (2016), “Quyết định số 5653 BYT- BM-TE Về việc triển khai một số
nội dung chăm sóc trẻ em”.
10. Bộ Y tế (2016), “Quyết định số 6858/QĐ-BYT Quyết định ban hành bộ tiêu chí
chất lượng Việt Nam”.
11. Bộ Y tế (2017), “Chỉ thị 06 CT- BYT về việc tăng cường chăm sóc sức khỏe bà
mẹ và trẻ sơ sinh nhằm giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh”.
12. Bộ Y tế (2018), “Báo cáo công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản 2018- phương
hướng 2019″.
13. Bộ kế hoạch và đầu tư (9/2015), “Báo cáo Quốc gia kết quả 15 năm thực hiện
các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam
Nguồn: https://luanvanyhoc.com