ĐẬU ĐỖ VÀ SỨC KHỎE DƯỚI GÓC NHÌN CỦA QUY LUẬT NGŨ HÀNH VÀ DINH DƯỠNG HIỆN ĐẠI
ĐẬU ĐỖ VÀ SỨC KHỎE DƯỚI GÓC NHÌN CỦA QUY LUẬT NGŨ HÀNH VÀ DINH DƯỠNG HIỆN ĐẠI
Trương Hồng Sơn1, Lưu Liên Hương1, Lê Minh Khánh1, Hoàng Hà Linh1
1 Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đậu đỗ đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều chế độ ăn khác nhau trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển tại châu Phi, Mỹ Latinh và châu Á. Do vậy, việc nghiên cứu tác dụng của từng loại đậu đối với từng tình trạng sức khoẻ cụ thể cần được quan tâm. Từ xa xưa, quy luật ngũ hành đã được sử dụng để lý giải nhiều hiện tượng tự nhiên cũng như trong cơ thể con người. Đậu đỗ cũng không nằm ngoài quy luật này. Theo quan điểm y học cổ truyền, năm loại đậu tượng trưng cho ngũ hành, bồi bổ cho ngũ tạng bao gồm: đậu trắng hành kim tốt cho phổi (phế), đậu đỏ hành hỏa tốt cho tim (tâm), đậu xanh hành mộc tốt cho gan (can), đậu đen hành thủy tốt cho thận, đậu ván hành thổ tốt cho hệ tiêu hóa (tỳ). Theo y học hiện đại, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh, đậu ván, đậu đen vừa có giá trị dinh dưỡng cao vừa có hiệu quả điều trị và dự phòng một số bệnh.
Đậu đỗ từ xa xưa đã là một món ăn truyền thống phổ biến, giàu dinh dưỡng. Ngày nay, bằng các tiến bộ khoa học, các nghiên cứu đã chứng minh được giá trị dinh dưỡng của đậu đỗ như: giàu chất xơ, giàu protein và có chứa các acid amin thiết yếu cho cơ thể. Trong ngành công nghiệp thực phẩm, ngày càng có nhiều sản phẩm thực phẩm, đồ uống ứng dụng đậu đỗ trong thành phần, ví dụ như sữa đậu nành, sữa đậu đỏ, mì ăn liền có chứa đậu xanh, miến đậu xanh… Việc nghiên cứu tác dụng của từng loại đậu đối với từng tình trạng sức khoẻ cụ thể cũng chưa được quan tâm. Các loại đậu, như đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, đậu trắng, đậu ván, với 5 màu sắc khác nhau theo quan điểm y học cổ truyền sẽ tương ứng với ngũ hành và đem lại lợi ích cho ngũ tạng.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com