Điều tra dịch tễ học tình hình nhiễm viêm gan B và viêm gan C của người dân tại hai huyện Sóc Sơn và Lạng Giang
Điều tra dịch tễ học tình hình nhiễm viêm gan B và viêm gan C của người dân tại hai huyện Sóc Sơn và Lạng Giang
Trần Hữu Bích(*),Trần Vũ (**),Nguyễn Kim Ngân (**)
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B (HBV) cao trên thế giới. Theo Bộ Y tế năm 2004,có khoảng 12 – 16 triệu người nhiễm HBV, số người nhiễm HBV mạn tính khoảng 10 triệu người. Nhằmxác định tỷ lệ hiện mắc HBV và HCV trong cộng đồng, thực trạng dự phòng viêm gan và mối liên
quan giữa một số hành vi cá nhân và can thiệp y tế với tình trạng mắc HBV và HCV, Hội Y tế côngcộng Việt Nam cùng với Bệnh viện K đã thiết kế vàtriển khai một nghiên cứu cắt ngang từ tháng 8đến tháng 12 năm 2008 trên quần thể từ 15-60 tuổi thông qua chọn mẫu xác suất nhiều giai đoạn ở
hai huyện Sóc Sơn và Lạng Giang thuộc hai tỉnh/thành phố Hà Nội và Bắc Giang. Kết quả cho thấytỷ lệ nhiễm HBV và HCV chung của Sóc Sơn và Lạng Giang lần lượt là 8,0 % và 2,7%. Tỷ lệ nhiễmHBV và HCV ở Sóc Sơn cao hơn so với Lạng Giang, lần lượt là 9,5% so với 6,5% đối với HBV và 4,5%
so với 0,5% đối với HCV. Tỷ lệ đối tượng nhiễm cả hai virut viêm gan B và C là 0,3%. Thực trạng tiêmphòng VGB tại hai huyện Sóc Sơn và Lạng Giang chưa cao (10%). Ba hành vi nguy cơ phổ biến nhấtđược coi là liên quan đến tình trạng nhiễm virut viêm gan B (VGB) và viêm gan C (VGC) là dùng chungbơm kim tiêm (BKT), dùng chung kim châm cứu vàdùng chung bàn chải đánh răng. Tại Lạng Giang,phân tích đơn biến cho thấy, những người nhận máu có khả năng có HBsAg cao gấp 6,3 lần ngườikhông nhận máu từ người khác (OR=6,3). Những người đãtừng được phẫu thuật/mổ xẻ có khả năng
mang anti HCV cao gấp 13,4 lần so với người chưa từng được phẫu thuật/mổ xẻ.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất