ĐIỀU TRỊ GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY BẰNG NẸP ỐC

ĐIỀU TRỊ GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY BẰNG NẸP ỐC

 ĐIỀU TRỊ GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY BẰNG NẸP ỐC 

Vũ Xuân Thành, Bùi Văn Đức và cs* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị gãy đầu dưới xương quay bằng nẹp ốc và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hồi phục chức năng. 
Phương pháp: từ 4/2001 đến 11/2003 chúng tôi mổ kết hợp xương bằng nẹp ốc mặt lòng cho 61 bệnh nhân gãy đầu dưới xương quay mà điều trị bảo tồnthất bại, trong đó có 46 ca di lệch mặt lòng và 15 ca di lệch mặt lưng. Phân loại gãy theo AO. 
Kết quả:Các bệnh nhân được theo dõi trung bình 16 tháng (6-30 tháng). Trong 46 ca gãy di lệch mặt lòng theo hệ thống thang điểm của Gartland và Werley có 24 ca rất tốt (52,2%), 21 tốt (45,6%) và1 khá (2,2%); theo hệ thống thang điểm cải tiến của Green và O’Briend 17 rất tốt (37%), 21 tốt (45,6%) và 8 khá (17,4%). Trong 15 ca gãy di lệch mặt lưng theo hệ thống thang điểm của Gartland và Werley có 7 rất tốt (46,7%), 6 tốt (40%) và 2 khá (13,3%); theo hệ thống thang điểm cải tiến của Green và O’Briend có 5 rất tốt (33,3%), 7 tốt (46,7%) và 3 khá(20%). Không có biến chứng tổn thương gân. 
Kết luận: Điều trị bằng nẹp ốc mặt lòng là lựa chọn thích hợp cho gãy đầu dưới xương quay di lệch mặt lòng và có thể an toàn và hiệu quả cho điều trị gãy đầu dưới xương quay di lệch mặt lưng. Các yếu tố ảnh hưởng đến hồi phục chức năng bao gồm: tập vậnđộng chủ động sớm, sự hồi phục góc nghiêng lòng bình thường của đầu dưới xương quay, loại gãy theo phân loại AO, sự lỏng lẻo khớp quay trụ dưới

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment