GÂY TÊ ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY ĐUỜNG GIAN CƠ BẬC THANG BẰNG HỖN HỢP LIDOCAIN – BUPIVACAIN -METHYLPREDNISOLON

GÂY TÊ ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY ĐUỜNG GIAN CƠ BẬC THANG BẰNG HỖN HỢP LIDOCAIN – BUPIVACAIN -METHYLPREDNISOLON

 Gây tê đám rối thần kinh cánh tay (ĐRTKCT) đường gian cơ bậc thang bằng hỗn hợp  lidocain 6 mg/kg, bupivacain  30 mg  và methylpresnisolon  40 mg cho  39 bệnh nhân (BN)  tại Khoa Gây mê, Bệnh viện 103  từ  4 –  2010 đến 4  –  2011, chúng tôi nhận  thấy:  thời gian tiềm tàng  8,13 ± 0,51 phút; thời gian  tác dụng gây tê 135,43 ± 12,57 phút; ức chế cảm giác đau ở  mức độ 2 là 17,95%;  mức độ3: 82,05%. Chất lượng ức chế cảm giác đau ở mức độ tốt 89,76%. Tác dụng không mong muốn duy nhất là hội chứng Claude Bernard-Horner (3,75%). 

 Gây tê đám rối thần kinh cánh tay là kỹthuật gây tê vùng, thường sử  dụng để  vô cảm và giảm đau trong và sau phẫu thuật chi trên. Kỹ  thuật này giúp tránh tác dụng không mong muốn của thuốc mê trong gây mê toàn thể  và stress khi đặt  ống nội khí quản. Giảm thiểu đáp  ứng stress và sửdụng thuốc mê tối thiểu mang lợi ích cho BN mắc các bệnh lý tim mạch và hô hấp. Ngày nay, có nhiều loại thuốc được bổsung vào dung dịch thuốc tê trong gây tê ĐRTKCT để  khởi tê nhanh và phong b ếkéo dài. Steroid có đặc tính kháng viªm và giảm đau. Trên thế giới đã có một số nghiêncứu  về  gây tê ĐRTKCT bằng hỗn hợp thuốc tê như lidocain, bupivacain cùng  các dẫn xuất của steroid như dexamethason, methylprednisolon [5, 6, 9]… Tuy nhiên, tại Việt  Nam chưa có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này. Vì thế, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá:
–  Tác dụng vô cảm của phương pháp gây têĐRTKCT đường gian cơ bậc thang bằng hỗnhợp lidocain, bupivacain và  methylprednisolon.
–  Các tác dụng không mong muốn của phương pháp này.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment