GIÁ TRỊ CỦA KỸ THUẬT ELASTPQ TRONG DỰ ĐOÁN GIÃN LỚN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN

GIÁ TRỊ CỦA KỸ THUẬT ELASTPQ TRONG DỰ ĐOÁN GIÃN LỚN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN

GIÁ TRỊ CỦA KỸ THUẬT ELASTPQ TRONG DỰ ĐOÁN GIÃN LỚN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN
Dương Quốc Phong1, Bùi Hữu Hoàng2
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Giãn tĩnh mạch thực quản (TMTQ) xuất hiện ở khoảng 40% bệnh nhân xơ gan còn bù và 60% bệnh nhân xơ gan mất bù. Kỹ thuật đo độ đàn hồi gan bằng sóng biến dạng điểm (Elastography Point Quantification – ElastPQ) dựa trên nguyên lí của kỹ thuật tạo hình bằng xung lực bức xạ âm (Acoustic Radiation Force Impulse – ARFI) là phương pháp không xâm lấn, đã được chứng minh có giá trị trong dự đoán sự hiện diện của giãn TMTQ ở bệnh nhân xơ gan.

Mục tiêu: Khảo sát tương quan giữa giá trị của siêu âm đàn hồi bằng kỹ thuật ElastPQ với mức độ giãn TMTQ ở bệnh nhân xơ gan.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang có phân tích. Đối tượng là bệnh nhân xơ gan chưa có tiền căn xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn TMTQ đến khám và điều trị tại phòng khám Nội Tiêu hóa và khoa Nội Tiêu hóa, bệnh viện Thống Nhất TPHCM từ 12/2019 đến 6/2020, được làm các xét nghiệm đánh giá chức năng gan, đo độ đàn hồi gan bằng kỹ thuật ElastPQ và nội soi thực quản dạ dày tá tràng. Dựa trên kết quả nội soi sẽ chia thành 2 nhóm: Nhóm 1: không có giãn TMTQ hoặc có giãn TMTQ độ 1, Nhóm 2: giãn TMTQ độ 2, 3.

Kết quả: Trong 64 bệnh nhân, tỉ lệ giãn TMTQ độ 2, 3 là 25%; xơ gan mất bù (Child B, C) chiếm ưu thế ở nhóm giãn lớn TMTQ (p <0,05). Có sự tương quan thuận, khá chặt giữa chỉ số ElastPQ với mức độ giãn TMTQ ở bệnh nhân xơ gan (hệ số tương quan Pearson: r=0,63; p <0,001). Ngưỡng giá trị của ElastPQ là 17,63kPa với độ nhạy là 81,3%, độ đặc hiệu là 89,6%, giá trị tiên đoán dương là 91,2% và tiên đoán âm là 93,5%

Kết luận: ElastPQ với ngưỡng giá trị 17,63 kPa là yếu tố dự đoán đáng tin cậy cho giãn lớn TMTQ.

Giãn tĩnh mạch thực quản (TMTQ) xuất hiện ở khoảng 40% bệnh nhân xơ gan còn bù và 60% bệnh nhân xơ gan mất bù(1). Việc tầm  soát giãn TMTQ ở bệnh nhân xơ gan được khuyến cáomạnh ở tất cả các đồng thuận(2). Phương tiện tầm soát hiện tại là nội soi thực quản dạ dày tá tràng. Nội soi được khuyến cáo thực hiện mỗi 2-3 năm ở bệnh nhân chưa có giãn TMTQ và mỗi 1–2 năm ở bệnh nhân có giãn nhỏ TMTQ(1). Những khuyến cáo này hữu ích cho việc kiểm soát giãn TMTQ nhưng gây quá tải cho khoa Nội soi, tăng gánh nặng chi phí y tế. Đồng thời, nội soi là một phương tiện tầm soát xâm lấn, sẽ gây khó chịu cho bệnh nhân và có thể có biến chứng trong quá trình thực hiện thủ thuật.

GIÁ TRỊ CỦA KỸ THUẬT ELASTPQ TRONG DỰ ĐOÁN GIÃN LỚN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN

Leave a Comment