GIÁ TRỊ CỦA XÉT NGHIỆM HCV CORE ANTIGEN TRONG SÀNG LỌC SIÊU VI VIÊM GAN C

GIÁ TRỊ CỦA XÉT NGHIỆM HCV CORE ANTIGEN TRONG SÀNG LỌC SIÊU VI VIÊM GAN C

GIÁ TRỊ CỦA XÉT NGHIỆM HCV CORE ANTIGEN TRONG SÀNG LỌC SIÊU VI VIÊM GAN C
Lê Thị Thanh Nhàn1, Trần Văn Lợi2, Lương Trần Thanh Duy2, Ngô Quốc Đạt1, Nguyễn Minh Hà2,3
1 Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
3 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của xét nghiệm HCV core Antigen và đánh giá mối tương quan giữa nồng độ HCV core Antigen và HCV RNA. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 102 bệnh nhân nội trú và ngoại trú đến khám sàng lọc viêm gan C tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 2/2022 đến tháng 6/2022. Xét nghiệm HCV RNA được thực hiện bằng kỹ thuật realtime RT-PCR với bộ sinh phẩm IVD NK RTqPCR-Vcquant KIT, xét nghiệm HCV core Ag được thực hiện bằng kỹ thuật CMIA với bộ thuốc thử của Abbott. Xét nghiệm HCV RNA được sử dụng làm tiêu chuẩn vàng. Xác định độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm HCV core Ag và đánh giá mối tương quan giữa nồng độ HCV core Ag và HCV RNA. Kết quả: Xét nghiệm HCV core Ag có độ nhạy là 93,3% và độ đặc hiệu là 91,7% ở giá trị ngưỡng 3,03 fmol/L, diện tích dưới đường cong ROC là 0,925 (92,5%) (KTC 95%: 0,92-0,99). Có mối tương quan thuận, trung bình giữa nồng độ HCV core Ag và HCV RNA với hệ số tương quan r=0,64 (p<0,001). Kết luận: Xét nghiệm HCV core Ag có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, đồng thời có mối tương quan thuận, trung bình với xét nghiệm HCV RNA. Đây là một xét nghiệm có giá trị và có thể ứng dụng được trong sàng lọc HCV trên bệnh nhân Việt Nam.

Bệnh  viêm  gan  C  là  bệnh  truyền  nhiễm  do virus viêm  gan  C  (Hepatis  C  Virus:  HCV)  gây  ra. Theo ước  tính  của  Tổchức  Y  tếThếgiới năm 2017, trên thếgiới có 71 triệu người bịviêm gan virus C mạn trong đó 14 triệu người sống ởkhu vực Tây Thái Bình Dương.  Uớc tính năm 2017, nước  ta  có  991.153  người  bịnhiễm  HCV  mạn trong đó có 6.638 người  tửvong  do  bệnh  gan liên quan đến HCV. Bệnh hầu như luôn không có triệu chứng cho đến giai đoạn rất muộn. Do đó, đểsàng lọc đầy đủnhững cá nhân bịnhiễm virus đang  hoạt  động  là  một  vấn  đềquan  trọng ởnhững khu vực lưu hành HCV.Việc sàng lọc HCV theo truyền thống chủyếu vẫn dựa vào xét nghiệm phát hiện Anti-HCV. Đây là xét nghiệm đơn giản, nhanh chóng, nhưng độ nhạy kém trong giai đoạn  cửa  sổsau  khi  nhiễm và khảnăng âm tính giảởnhững bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Ngoài ra kết quảxét nghiệm này không phân biệt được tình trạng nhiễm virus thật sựhay  nhiễm  trong  quá  khứ. Trong khi đó, xét nghiệm HCV RNA được  xem  là  tiêu  chuẩn  vàng trong chẩn đoán, là một dấu ấn sinh học phân tửxuất  hiện  sớm,  nhạy, nhưng chi phí lại  cao,  kỹthuật phức tạp, không phù hợp trong xét nghiệm sàng lọc [9]. Đã có một sốnghiên cứu vềxét nghiệm miễn dịch  phát  hiện  kháng  nguyên  lõi  HCV  (HCV  core Antigen/  HCV  core  Ag)  trong  huyết  thanh  đểchẩn  đoán  viêm  gan  C  rất  hữu  ích  được  phát triển  bởi Architect Abbott Diagnostic năm 2009. HCV core Ag dương tính mạnh  từngày  thứ12 trởđi sau khi nhiễm, gần như đồng thời với phát hiện  HCV  RNA  bằng  kỹthuật  sinh  học  phân  tử[5]. Xét nghiệm này có thểlà dấu ấn huyết thanh duy nhất đểphát hiện nhiễm HCV trong giai đoạn cửa sổhuyết thanh học do sựđáp ứng trễcủa các kháng  thểđặc  hiệu  HCV.  Trên  thếgiới  đã  có nhiều  nghiên  cứu  cho  thấy  xét  nghiệm  HCV  core Ag có độnhạy và độđặc hiệu tốt. Tuy nhiên hiện tại xét nghiệm này vẫn chưa phổbiến ởnước ta. Nhằm nghiên cứu giá trịcủa xét nghiệm HCV core Ag  trên  quần  thểbệnh  nhân ởViệt  Nam,  chúng tôi  thực  hiện đềtài “Giá trịcủa  xét  nghiệm  HCV core  Antigen  trong  sàng  lọc siêu vi viêm gan C” với mục tiêu: (1) Xác định độnhạy và độđặc hiệu của xét nghiệm HCVcoreAntigentrong  sàng lọc HCV ởnhóm  bệnh  nhân nội  trú  và  ngoại  trú  tạibệnh  viện  Nguyễn Tri Phương; và (2) Đánh giá mối tương quan giữa  nồng độxét  nghiệm  HCV core Antigen và HCV RNA.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Độ nhạy, độ đặc hiệu, HCV RNA, HCV core Antigen

Tài liệu tham khảo
1. Hoàng Văn Minh, Lưu Ngọc Hoạt (2020), Phương pháp chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu trong nghiên cứu khoa học sức khỏe, Trường đại học Y tế công cộng, Mạng lưới nghiên cứu khoa học sức khỏe Việt Nam, tr. 52. 
2. Nguyễn Thị Băng Sương, Bùi Hữu Hoàng, Nguyễn Hữu Huy, Bắc Nguyễn Hoàng (2020), “Đánh giá mối tương quan giữa nồng độ HCV core Ag và HCV RNA”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 24, tr. 16-19. 
3. Buket C. A., Ayse A., Selcuk K., Suleyman O.,Emel S. C. (2014), “Comparison of HCV core antigen and anti-HCV with HCV RNA results”, Afr Health Sci. 14(4), pp. 816-20. 
4. Cloherty G., Talal A., Coller K., et al. (2016), “Role of Serologic and Molecular Diagnostic Assays in Identification and Management of Hepatitis C Virus Infection”, J Clin Microbiol. 54(2), pp. 265-73. 
5. Kamili S., Drobeniuc J., Araujo A. C.,Hayden T. M. (2012), “Laboratory diagnostics for hepatitis C virus infection”, Clin Infect Dis. 55 Suppl 1, pp. S43-8. 
6. Morota K., Fujinami R., Kinukawa H., et al. (2009), “A new sensitive and automated chemiluminescent microparticle immunoassay for quantitative determination of hepatitis C virus core antigen”, J Virol Methods. 157(1), pp. 8-14. 
7. Park Y., Lee J. H., Kim B. S., et al. (2010), “New automated hepatitis C virus (HCV) core antigen assay as an alternative to real-time PCR for HCV RNA quantification”, J Clin Microbiol. 48(6), pp. 2253-6. 
8. Pawlotsky J. M. (2002), “Use and interpretation of virological tests for hepatitis C”, Hepatology. 36(5 Suppl 1), pp. S65-73. 
9. Richter S. S. (2002), “Laboratory assays for diagnosis and management of hepatitis C virus infection”, J Clin Microbiol. 40(12), pp. 4407-12. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment