Hiệu quả cải thiện mật độ xương bằng bổ sung canxi-vitamin D và truyền thông giáo dục dinh dưỡng trên nữ sinh 17-19 tuổi
Luận án tiến sĩ y họcHiệu quả cải thiện mật độ xương bằng bổ sung canxi – vitamin D và truyền thông giáo dục dinh dưỡng trên nữ sinh 17-19 tuổi.Loãng xương là hệ quả của sự rối loạn quá trình tạo xương và hủy xương của cơ thể dẫn đến hiện tượng mất chất khoáng trong xương, cấu trúc xương bị suy thoái, làm xương mỏng manh hơn và gia tăng nguy cơ gãy xương đồng thời đây cũng là vấn đề y tế công cộng trên toàn thế giới [1].
Tần xuất mắc các bệnh liên quan đến xương khớp tăng lên theo tuổi, trong đó loãng xương là bệnh phổ biến nhất sau 50 tuổi. Sở dĩ như vậy là do bệnh tiến triển âm thầm từ lúc còn trẻ, không có triệu chứng rõ ràng, chỉ khi lượng xương mất đi khoảng 30-40% mới có các biểu hiện như đau mỏi các xương dài, đau cột sống, gù vẹo cột sống, gãy xương [2]. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh loãng xương rất đa dạng như: khẩu phần thiếu canxi, thiếu dinh dưỡng, tuổi, giới, hoạt động thể lực không thường xuyên… do đó việc phòng tránh tất cả các nguy cơ gây nên bệnh loãng xương khá khó khăn [3],[4],[5]. Mặt khác, bệnh loãng xương hiện không thể phòng bằng vắcxin và cũng không có khả năng tự hồi phục. Khi gãy xương xảy ra sẽ làm giảm tuổi thọ, tăng nguy cơ tử vong. Do đó, loãng xương và gãy xương do loãng xương không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của mỗi quốc gia.
Mật độ xương có xu hướng giảm dần theo độ tuổi, cho nên tình trạng xương lúc về già sẽ được phản ánh thông qua khối lượng xương đạt đỉnh trong thời niên thiếu. Nhiều nghiên cứu ở trẻ em trước và trong giai đoạn dậy thì đã chứng minh sự gia tăng mật độ xương sau khi được bổ sung canxi [6],[7]. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về sự ảnh hưởng của canxi trên sự bồi tụ khoáng xương trong những năm cuối giai đoạn tuổi dậy thì, đặc biệt là độ tuổi từ 17-19 tuổi. Ở giai đoạn này, quá trình tạo xương sẽ lớn hơn quá trình hủy xương, lúc này xương sẽ dài ra và giúp trẻ tăng chiều cao. Khi cơ thể được bổ sung canxi và các khoáng chất sẽ góp phần tăng chiều cao nhanh hơn cũng như có hệ xương chắc khỏe, dẻo dai và có thể đạt khối lượng xương đỉnh tối đa khi trưởng thành [8],[9]. Bên cạnh đó, với độ tuổi này, các bạn nữ bắt đầu chịu trách nhiệm về chế độ ăn uống, lựa chọn lối sống và nhận thức về các vấn đề sức khỏe của bản thân, đặc biệt là sức khỏe sinh sản của các bạn nữ để thực hiện thiên chức làm mẹ. Một số nghiên cứu đã chứng minh cải thiện lượng canxi khẩu phần hoặc cung cấp đủ vitamin D của bà mẹ và sớm hơn nữa có thể ngay từ độ tuổi vị thành niên sẽ tác động tích cực lên sự phát triển xương của thai nhi [10],[11]. Một nghiên cứu can thiệp đã được thực hiện trên 143 nam thiếu niên ở độ tuổi 16 đến 18. Sau 13 tháng can thiệp, kết quả của nghiên cứu cho thấy có ảnh hưởng đáng kể của việc bổ sung canxi đến tăng trưởng chiều cao và tình trạng xương ở nhóm can thiệp khi so sánh với nhóm chứng. Ở nhóm can thiệp chiều cao tăng cao hơn so với nhóm chứng (tăng 7mm) và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
Ở nước ta, hiện nay vẫn chưa có chương trình quốc gia dự phòng thiếu, loãng xương. Một số nghiên cứu đã xây dựng các mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng để phòng ngừa tình trạng thiếu, loãng xương ở nhiều nhóm đối tượng [13],[14],[15], như phụ nữ sau mãn kinh [16], hay phụ nữ từ 40-65 tuổi [17]. Sự thay đổi tích cực về kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng thiếu loãng xương đã được ghi nhận [18]. Tuy nhiên, hoạt động bổ sung canxi và vitamin D để cải thiện các tình trạng về xương vẫn còn ít nghiên cứu đề cập đến, đặc biệt ở các nhóm tuổi từ 17-19 tuổi. Mặt khác chưa thấy có nghiên cứu nào về mật độ xương từ lứa tuổi thanh thiếu niên đến trưởng thành. Vì vậy, việc xác định ảnh hưởng của canxi lên mật độ xương vào giai đoạn cuối vị thành niên thông qua hiệu quả của các giải pháp can thiệp có ý nghĩa quan trọng giúp cải thiện tầm vóc cũng như các vấn đề liên quan đến sự phát triển của xương. Xuất phát từ tình hình thực tiễn, nghiên cứu “Hiệu quả cải thiện mật độ xương bằng bổ sung canxi – vitamin D và truyền thông giáo dục dinh dưỡng trên nữ sinh 17-19 tuổi” đã được thực hiện để góp phần cung cấp các bằng chứng khoa học cho việc xây dựng chế độ ăn hợp lý, bổ sung canxi và vitamin D đúng cho trẻ ở lứa tuổi cuối giai đoạn vị thành niên, từ 17-19 tuổi tại trường cao đẳng Y tế Thái Nguyên.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá một số chỉ số nhân trắc, kiến thức – thực hành dự phòng thiếu canxi – vitamin D và giá trị dinh dưỡng khẩu phần của nữ sinh 17-19 tuổi trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên năm 2013.
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp bằng bổ sung canxi – vitamin D và truyền thông giáo dục dinh dưỡng lên mật độ xương, kiến thức – thực hành dự phòng thiếu canxi – vitamin D của nữ sinh 17-19 tuổi.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Đặc điểm cấu trúc, chức năng, chuyển hóa của xương, các yếu tố liên quan và các phương pháp đo mật độ xương 5
1.1.1. Đặc điểm cấu trúc xương người 5
1.1.2. Các chức năng của xương 5
1.1.3. Chuyển hóa của xương 5
1.1.4. Khối lượng xương và các yếu tố liên quan 6
1.1.5. Các phương pháp đo khối lượng xương 11
1.2. Vai trò, nguồn gốc, nhu cầu, ảnh hưởng của canxi – vitamin D lên cơ thể 13
1.2.1. Vai trò, nguồn cung cấp, nhu cầu canxi, vitamin D với cơ thể 13
1.2.2. Ảnh hưởng của thiếu canxi, vitamin D 15
1.3. Một số nghiên cứu về tình trạng thiếu canxi – vitamin D khẩu phần trên thế giới và ở Việt Nam 18
1.3.1. Tình trạng thiếu canxi của trẻ gái vị thành niên 10-19 tuổi và phụ nữ trên thế giới 18
1.3.2. Tình trạng thiếu canxi của trẻ gái vị thành niên 10-19 tuổi và phụ nữ tại Việt Nam 20
1.3.3. Tình trạng thiếu vitamin D trên thế giới 21
1.3.4. Tình trạng thiếu vitamin D tại Việt Nam 25
1.3.5. Tình trạng thiếu canxi và vitamin D kết hợp. 27
1.4. Hậu quả của giảm mật độ xương ở người trưởng thành và các biện pháp can thiệp làm tăng mật độ xương 28
1.4.1. Hậu quả của giảm mật độ xương ở người trưởng thành 28
1.4.2. Các giải pháp can thiệp nhằm tăng khối lượng xương đỉnh 29
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. Đối tượng nghiên cứu 38
2.1.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang 38
2.1.2. Nghiên cứu can thiệp 38
2.2. Địa điểm nghiên cứu 38
2.3. Thời gian nghiên cứu 38
2.3.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang 39
2.3.2. Nghiên cứu can thiệp 39
2.4. Phương pháp nghiên cứu 39
2.4.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang 39
2.4.2. Nghiên cứu can thiệp 40
2.5. Triển khai can thiệp 41
2.5.1. Can thiệp bằng bổ sung canxi – vitamin D 41
2.5.2. Can thiệp bằng truyền thông giáo dục dinh dưỡng 43
2.5.3. Qui trình nghiên cứu 44
2.6. Phương pháp kỹ thuật thu thập số liệu và cách đánh giá 47
2.6.1. Điều tra nhân trắc 47
2.6.2. Phỏng vấn đối tượng theo mẫu phiếu 48
2.6.3. Điều tra khẩu phần 49
2.6.4. Phương pháp đo DEXA 50
2.6.5. Đánh giá mật độ xương 53
2.6.6. Các thông tin khác 53
2.7. Biện pháp khống chế sai số 53
2.8. Xử lý số liệu 54
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu 55
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57
3.1. Một số chỉ số nhân trắc, kiến thức – thực hành dự phòng thiếu canxi – vitamin D và giá trị dinh dưỡng khẩu phần 57
3.1.1. Đặc điểm chỉ số nhân nhân trắc của nhóm nữ sinh trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 57
3.1.2. Kiến thức, thực hành tiêu thụ thực phẩm giàu canxi – vitamin D của nữ sinh trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 59
3.2. Hiệu quả can thiệp bằng bổ sung canxi – vitamin D và truyền thông giáo dục dinh dưỡng lên mật độ xương, kiến thức – thực hành dự phòng thiếu canxi – vitamin D 64
3.2.1. Hiệu quả giải pháp can thiệp tăng cường mật độ xương của nữ sinh 17-19 tuổi trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 64
3.2.2. Kiến thức thực hành dự phòng thiếu canxi – vitamin D sau 12 tháng can thiệp 82
3.2.3. Thay đổi đặc điểm dinh dưỡng khẩu phần ở nhóm nữ sinh có canxi khẩu phần < 500 mg/ngày 86
CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN 90
4.1. Một số chỉ số nhân trắc, kiến thức – thực hành dự phòng thiếu canxi – vitamin D và giá trị dinh dưỡng khẩu phần 90
4.1.1. Đặc điểm chỉ số nhân nhân trắc của nhóm nữ sinh trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 90
4.1.2. Kiến thức, thực hành tiêu thụ thực phẩm giàu canxi – vitamin D của nữ sinh trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 93
4.1.3. Giá trị dinh dưỡng khẩu phần của nữ sinh 17-19 tuổi trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 99
4.2. Hiệu quả can thiệp bằng bổ sung canxi – vitamin D và truyền thông giáo dục dinh dưỡng lên mật độ xương, kiến thức – thực hành dự phòng thiếu canxi – vitamin D 102
4.2.1. Hiệu quả giải pháp can thiệp tăng cường mật độ xương của nữ sinh 17-19 tuổi trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 102
4.2.2. Hiệu quả giải pháp can thiệp kiến thức – thực hành dự phòng thiếu canxi – vitamin D của nữ sinh 17-19 tuổi trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 115
4.2.3. Thay đổi đặc điểm dinh dưỡng khẩu phần ở nhóm nữ sinh có canxi khẩu phần < 500 mg/ngày 117
4.3. Tính mới của nghiên cứu 121
4.4. Hạn chế của đề tài 122
KẾT LUẬN 123
1. Một số chỉ số nhân trắc, kiến thức – thực hành dự phòng thiếu canxi – vitamin D và giá trị dinh dưỡng khẩu phần 123
2. Hiệu quả can thiệp bằng bổ sung canxi – vitamin D và truyền thông giáo dục dinh dưỡng 123
KHUYẾN NGHỊ 125
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 57
Bảng 3.2. Đặc điểm chỉ số nhân trắc của đối tượng nghiên cứu 58
Bảng 3.3. Đặc điểm TS bản thân và gia đình của ĐTNC…………………….59
Bảng 3.4. Kiến thức của về nguy cơ và hậu quả thiếu canxi – vitamin D 59
Bảng 3.5. Kiến thức của ĐTNC về các biện pháp DP thiếu canxi – vitamin D 60
Bảng 3.6. Thói quen sử dụng các loại đồ uống của ĐTNC……… 61
Bảng 3.7. Đặc điểm dinh dưỡng khẩu phần của đối tượng nghiên cứu 62
Bảng 3.8. Một số thói quen ăn uống của nữ sinh theo nhóm tiêu thụ canxi 63
Bảng 3.9. Chỉ số nhân trắc của các nhóm đối tượng nghiên cứu trước can thiệp 64
Bảng 3.10. Thay đổi chỉ số T-score mật độ xương cột sống thắt lưng và cổ xương đùi giữa các nhóm nghiên cứu ở từng thời điểm khác nhau 65
Bảng 3.11. Thay đổi T-score MĐX CXĐ trước – sau can thiệp ở từng nhóm NC 66
Bảng 3.12. Thay đổi T-score MĐX CSTL trước – sau can thiệp ở từng NNC. 67
Bảng 3.13. Đánh giá PL tình trạng xương CSTL giữa 3 nhóm tại T0, T12, T18 68
Bảng 3.14. Hiệu quả thay đổi MĐX CSTL sau 12 tháng can thiệp…………………69
Bảng 3.15. Hiệu quả can thiệp thay đổi MĐX CSTL sau 18 tháng can thiệp 71
Bảng 3.16. Hiệu quả thay đổi MĐX CSTL ở thời điểm 12 và 18 tháng 73
Bảng 3.17. Mật độ cổ xương đùi tại các thời điểm nghiên cứu 75
Bảng 3.18. Hiệu quả thay đổi mật độ cổ xương đùi sau 12 tháng can thiệp 76
Bảng 3.19. Hiệu quả thay đổi mật độ cổ xương đùi sau 18 tháng can thiệp 78
Bảng 3.20. Hiệu quả thay đổi mật độ cổ xương đùi ở thời điểm 12 và 18 tháng 80
Bảng 3.21. Hiểu biết của NS 17-19 tuổi về HQ thiếu canxi sau 12 tháng CT 82
Bảng 3.22. Kiến thức của NS 17-19T về ĐT có NC thiếu canxi sau 12 TCT 83
Bảng 3.23. Kiến thức của nữ sinh 17-19 tuổi về dự phòng thiếu canxi 83
Bảng 3.24. Hành vi ăn uống trong DP thiếu canxi ở 3 nhóm SCT………………….84
Bảng 3.25. Hành vi ăn uống TDP thiếu canxi ở nhóm TTGDDD T và SCT. 85
Bảng 3.26. Thay đổi dinh dưỡng KP ở nhóm CT canxi – vitamin D……………86
Bảng 3.27. Thay đổi dinh dưỡng KP ở nhóm can thiệp TTGDDD 87
Bảng 3.28. Thay đổi dinh dưỡng khẩu phần ở nhóm chứng 88