HIỆU QUẢ CAN THIỆP DINH DƯỠNG CHO TRẺ 12-36 THÁNG TUỔI BIẾNG ĂN SAU SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH
HIỆU QUẢ CAN THIỆP DINH DƯỠNG CHO TRẺ 12-36 THÁNG TUỔI BIẾNG ĂN SAU SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH.Biếng ăn là một triệu chứng rất hay gặp ở trẻ em, có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác với nhiều hình thức bệnh lý khác nhau. Nghiên cứu của Carruth (1998) , Wright (2007) cho thấy có tới 20-50% trẻ ở độ tuổi 6-36 tháng có xuất hiện dấu hiệu biếng ăn [1],[2]. Theo nghiên cứu đánh giá tình trạng bệnh nhi đến khám hàng năm tại khoa Khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng, tỷ lệ chẩn đoán biếng ăn ở trẻ đến khám chiếm 46,9% [3].
Trẻ biếng ăn sẽ dẫn đến nhiều hậu quả bất lợi cho sự phát triển của trẻ như kém hấp thu các chất dinh dưỡng tại đường tiêu hóa, chậm phát triển cân nặng, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chiều cao; Nguy cơ SDD thể nhẹ cân, thể thấp còi cao hơn từ 2,5-3 lần và nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn ở những trẻ biếng ăn cao hơn so với trẻ không biếng ăn [4],[5].
Nhiễm trùng là nguyên nhân chính của bệnh tật và tử vong ở trẻ nhỏ đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi [6]. Kháng sinh đã giúp phần điều trị bệnh và góp phần hạ thấp tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên trong quá trình điều trị có xu hướng sử dụng kháng sinh quá rộng rãi, phối hợp kháng sinh quá thường xuyên một cách không cần thiết, nhất là việc tự mua kháng sinh điều trị không có đơn của thầy thuốc là nguyên nhân của tình trạng vi khuẩn kháng thuốc ngày càng tăng [7],[8].
Với tần xuất mắc các bệnh nhiễm khuẩn tăng cao như hiện nay, cùng với tình trạng lạm dụng kháng sinh, gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, biếng ăn ở trẻ ngày càng được quan tâm chú ý. Nghiên cứu của Barbut (2002) và McFarland (1998) cho thấy có đến 30% trường hợp có rối loạn vi khuẩn chí đường ruột, xuất hiện tiêu chảy sau sử dụng kháng sinh [9] [10]. Trẻ SDD, rối loạn tiêu hóa thường kéo theo suy giảm chức năng sản xuất và bài tiết các enzyme tại hệ tiêu hóa, mất các chất dinh dưỡng, có rối loạn vi khuẩn chí đường ruột. Bởi vậy những trẻ này thường có những dấu hiệu phân sống, còn cặn tinh bột, cặn mỡ, sợi cơ… chưa được tiêu hóa hết [11],[12]. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu VCDD, làm cho trẻ giảm cảm giác ngon miệng, suy giảm miễn dịch, chậm phát triển thể lực, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn; gây nên vòng xoắn bệnh lý SDD và thiếu VCDD, với các biểu hiện nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa; thiếu kẽm, thiếu sắt với SDD, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài [13],[14],[15].
Nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng kháng sinh ở trẻ bị bệnh nhiễm khuẩn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của enzyme tiêu hóa, trong đó enzyme tiêu hóa polysacarit bị suy yếu nhiều nhất, sau đó là enzyme tiêu hóa protein [17]. Những rối loạn về ăn uống này đã dẫn đến tình trạng biếng ăn, thiếu VCDD, SDD ở trẻ em [16].
Trên thế giới, nhiều báo cáo tổng hợp với hàng trăm nghiên cứu về bổ sung probiotic trên trẻ có sử dụng kháng sinh, trong phòng và điều trị tiêu chảy ở trẻ em, cho thấy probiotic có tác dụng làm giảm nguy cơ tiêu chảy 15-40% ở trẻ sử dụng kháng sinh [16],[18].
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về phòng chống SDD, thiếu VCDD cũng được quan tâm mạnh mẽ trong thập kỷ qua. Nhiều sản phẩm dinh dưỡng, bổ sung vi chất, enzyme tiêu hóa, lysine, kẽm… cũng được chứng minh là có tác dụng tích cực cải thiện tình trạng biếng ăn, tình trạng dinh dưỡng, VCDD cho trẻ SDD phù hợp với các vùng nông thôn, khó khăn [19],[20],[21],[22]. Tuy nhiên những nghiên cứu về đánh giá tình trạng biếng ăn, đặc biệt biếng ăn sau sử dụng kháng sinh, cũng như các nghiên cứu sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng đặc hiệu cho nhóm đối tượng này còn chưa được quan tâm chú ý.
Câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu là: ở trẻ em Việt Nam lứa tuổi 12-36 tháng, biếng ăn có thường xảy ra sau sử dụng kháng sinh hay không? Tình trạng dinh dưỡng và rối loạn vi khuẩn chí ở những trẻ này như thế nào? Việc nghiên cứu sản xuất những sản phẩm bổ sung dinh dưỡng giàu vi chất dinh dưỡng, kết hợp với men tiêu hóa sinh học và probiotic cho những trẻ biếng ăn sau sử dụng kháng sinh có cắt đứt được vòng xoắn bệnh lý, cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ biếng ăn hay không?
Vì lý do trên, đề tài “Hiệu quả can thiệp dinh dưỡng cho trẻ 12-36 tháng tuổi biếng ăn sau sử dụng kháng sinh tại khoa nhi Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh” được tiến hành.
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
1. Mô tả thực trạng biếng ăn, tình trạng dinh dưỡng ở trẻ 12-36 tháng tuổi sau sử dụng kháng sinh tại Khoa nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh.
2. So sánh hiệu quả cải thiện tình trạng biếng ăn, kẽm huyết thanh, hemoglobin ở trẻ 12-36 tháng tuổi biếng ăn sau sử dụng kháng sinh, khi được sử dụng 2 sản phẩm dinh dưỡng: MTH.VC (chứa enzyme tiêu hóa, probiotic, kẽm, lysin, vitamin B1) và VC (chứa kẽm, lysine, vitamin B1) tại Khoa nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh.
3. Đánh giá sự thay đổi về cân nặng, tình trạng rối loạn tiêu hóa (vi khuẩn chí, loạn khuẩn, cặn dư phân) của việc bổ sung sảnphẩm MTH.VC và sản phẩm VC cho trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi có biếng ăn sau sử dụng kháng sinh.
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1. Tỷ lệ biếng ăn, suy dinh dưỡng ở trẻ 12-36 tháng tuổi có sử dụng kháng sinh đến khám tại bệnh viện Bắc Ninh là phổ biến.
2. Bổ sung sản phẩm chứa enzyme tiêu hóa, probiotic, kẽm, lysine, vitamin B1 có tác dụng cải thiện tình trạng biếng ăn, cân nặng, vi chất dinh dưỡng, tiêu hóa của trẻ sau 21 ngày can thiệp và sau 15 ngày ngừng can thiệp.
3. Sản phẩm MTH.VC cải thiện tốt hơn sản phẩm VC về cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.
MỤC LỤC
Trang
Lời cám ơn………………………………………………………………… ……….i
Lời cam đoan…………………………………………………………….. .….…ii
Danh mục các chữ viết tắt………………………………………………. ….…iii
Mục lục………………………………………………………………….. …….iv
Danh mục các bảng…………………………………………………………. ……viii
Danh mục các hình……………………………………………………… …..…xi
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………….………… ………1
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
……….3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………….…………… ….…..4
1.1. Biếng ăn: tiêu chuẩn chẩn đoán, nguyên nhân và hậu quả…….. …..….4
1.1.1. Định nghĩa, tiêu chuẩn chẩn đoán biếng ăn…………………. …..….4
1.1.2. Nguyên nhân biếng ăn………………………………………… …….12
1.1.3. Hậu quả biếng ăn……………………………………………… …….14
1 1.1.4. Thực trạng rối loạn ăn uống và biếng ăn ở trẻ em………………. …….17
1.1. 5. Biếng ăn sau dùng kháng sinh……………………………….. …….20
1.2. Giải pháp phòng và điều trị biếng ăn sau dùng kháng sinh…….. ……..26
1.2.1. Nguyên tắc………………………………………………………. …….26
1.2.2. Tư vấn dinh dưỡng cá thể, trực tiếp……………………………. …….26
1.2.3. Giải pháp bổ sung dinh dưỡng và một số hoạt tính sinh học…. …….28
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……. …….42
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu……………………….. …….42
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………… …….42
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu………………………………………….. …….43
2.1.3. Thời gian thực hiện.……………………………………………. …….45
2.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………….. …….45
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………… ..……45
2.2.2. Cỡ mẫu………………………………………………………………… ..…..46
2.2.3. Phương pháp và tổ chức chọn mẫu…………………………………….. .…….48
2.2.4. Giới thiệu về sản phẩm can thiệp………………………………….. …….51
2.2.5. Tổ chức tiến hành can thiệp, nhân lực tham gia nghiên cứu… …….53
2.2.6. Chỉ tiêu đánh giá, theo dõi………………………………………….. …….55
2.2.7. Phương pháp thu thập số liệu, cách phân loại, đánh giá.…….. …….56
2.2.8. Xử lý số liệu……………………………………………………………. …….61
2.2.9. Các biện pháp khống chế sai số……………………………………. …….63
2.2.10. Đặc điểm mẫu được đưa vào tính toán kết quả ………………. …….65
2.2.11. Đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………. ……..66
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………. …….68
3.1. Biếng ăn, các yếu tố liên quan ở trẻ sau dùng kháng sinh…………. ……..68
3.1.1. Tỷ lệ biếng ăn, loại kháng sinh đã sử dụng…………………………….. ……..68
3.1.2. Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ sau sử dụng kháng sinh……………… …….72
3.2. Hiệu quả của bổ sung sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn….. …….75
3.2.1.Hiệu quả can thiệp đến tình trạng biếng ăn, các chỉ số sinh hóa …….76
3.2.2. Thay đổi về các chỉ số nhân trắc, rối loạn tiêu hóa sau can thiệp …….90
Chương 4. BÀN LUẬN ………………………………………………… ……101
4.1. Tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng của trẻ sau dùng kháng sinh ……101
4.1.1. Đặc điểm gia đình…………………………………………… ……101
4.1.2. Tình trạng dinh dưỡng, biếng ăn của trẻ………………………….. ……101
4.2. Về hiệu quả của sử dụng 2 nhóm sản phẩm đến tình trạng biếng ăn, sinh hóa của trẻ…………………………………………………….
…..108
4.2.1. Hiệu quả bổ sung cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ……… ……108
4.2.2. Hiệu quả can thiệp cải thiện tình trạng thiếu vi chất, vi khuẩn chí đường ruột………………………………………………
……116
4.3. Về thay đổi các chỉ số cân nặng, WAZ, hiệu quả thay đổi tình trạng đường tiêu hóa của trẻ biếng ăn sau dùng kháng sinh…………
……120
4.3.1. Về hiệu quả thay đổi các chỉ số cân nặng………………….. ……121
4.3.2. Về thay đổi chỉ số cân nặng/tuổi (WAZ)…………………… ……122
4.3.3. Về thay đổi giảm nguy cơ mắc bệnh suy dinh dưỡng nhẹ cân ……123
4.3.4. Hiệu quả cải thiện vi khuẩn chí đường ruột, chất lượng phân. ……124
4.4. Những đóng góp mới của đề tài………………………………….. …..129
4.5 .Một số điểm hạn chế của nghiên cứu……………………………. …..130
KẾT LUẬN…………………………………………………………….. ……131
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………. ……133
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………….. ……134
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN…………………………………….. ……156
PHỤ LỤC………………………………………………………………. ……157
Trang
Các nghiên cứu về biếng ăn 19
So sánh hoạt động của enzyme tuyến tụy và nấm 31
Thành phần dinh dưỡng (gói 3 gam) của 2 sản phẩm NC 51
Tỷ lệ trẻ biếng ăn sau dùng kháng sinh, theo tuổi và giới tính 68
Biếng ăn xếp theo từng dấu hiệu 68
Phân bố nhóm kháng sinh đã được sử dụng 69
Tỷ lệ trẻ bị bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp có dùng kháng sinh trong tháng qua 71
So sánh chỉ số nhân trắc ở trẻ không biếng ăn và trẻ biếng ăn 72
Chỉ số Z score của trẻ theo nhóm tuổi (TB+/-SD) 73
Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo nhóm tuổi ở trẻ đến khám sàng lọc (n, %) 74
Một số đặc điểm của trẻ ở 2 nhóm trước can thiệp 75
Ảnh hưởng của can thiệp đến các dấu hiệu biếng ăn 76
Ảnh hưởng của can thiệp đến thời gian ăn trung bình/bữa (phút) 77
Hiệu quả can thiệp tới giảm tỷ lệ biếng ăn tích lũy 78
Hiệu quả của can thiệp của men tiêu hóa và probiotic đến giảm nguy cơ biếng ăn tại các thời điểm D7, D14, D21, D35 79
Tiêu thụ 8 nhóm thực phẩm tại các thời điểm khác nhau 81
Giá trị dinh dưỡng khẩu phần tại các thời điểm điều tra 82
Chênh lệch (lần sau- lần trước) tiêu thụ 8 nhóm thực phẩm giữa các thời điểm khác nhau 83
Chênh lệch giá trị dinh dưỡng khẩu phần giữa các đợt điều tra 84
So sánh kết quả ăn đạt được với nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam 85
Thay đổi nồng độ Hb(g/dl) máu và Zn (mcmol/L)huyết thanh sau 21 ngày can thiệp 86
Gia tăng nồng độ Hb, Zn huyết thanh tại thời điểm 21 ngày, theo tình trạng thiếu máu, thiếu kẽm khi bắt đầu can thiệp 87
Hiệu quả can thiệp tới tỷ lệ % thiếu máu, thiếu kẽmsau 21 ngày can thiệp 88
Hiệu quả của can thiệp của men enzyme và probiotic đến giảm nguy cơ thiếu máu, thiếu kẽm tại thời điểm D21 89
Cân nặng (kg) trung bình của 2 nhóm trong thời gian nghiên cứu 90
Mức độ tăng cân (kg) cộng dồn của 2 nhóm sau 14 ngày và 21 ngày can thiệp 93
Gia tăng chỉ số cân nặng (kg) theo WAZ khi tuyển chọn 94
Hiệu quả của enzyme và probiotic đến giảm nguy cơ suy dinh dưỡng nhẹ cân và thấp còi tại 21 ngày can thiệp 96
Hiệu quả can thiệp đến vi khuẩn chí trong phân. 97
Hiệu quả can thiệp tới tỷ lệ loạn khuẩn và giảm nguy cơ loạn khuẩn tại 7 ngày và 21 ngày can thiệp 98
Hiệu quả của enzyme và probiotic đến giảm nguy cơ bệnh loạn khuẩn tại thời điểm D14, D21 99
Thay đổi về chỉ số mỡ trong phân theo thời gian can thiệp 100