Hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe lên kiến thức, thực hành về bệnh sốt xuất huyết của người dân an lão, huyện bình lục, tỉnh hà nam

Hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe lên kiến thức, thực hành về bệnh sốt xuất huyết của người dân an lão, huyện bình lục, tỉnh hà nam

Hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe lên kiến thức, thực hành về bệnh sốt xuất huyết của người dân an lão, huyện bình lục, tỉnh hà nam.Sốt xuất huyết dengue (SXHD) là một căn bệnh virus cấp tính do muỗi truyền có tốc độ lây lan nhanh nhất trong cộng đồng mà loài người từng gặp. Sự nguy hiểm, quy mô, mức độ ảnh hưởng của SXHD là rất lớn đến sức khỏe cộng đồng đặc biệt là các nước thuộc khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới trong đó có Việt Nam.

Tỷ lệ mới mắc sốt xuất huyết dengue đang gia tăng đáng kể trong những thập kỷ gần đây. Trước năm 70 của thế kỷ XIX thế giới chỉ ghi nhận 9 quốc gia xảy ra những vụ dịch trầm trọng nhưng cho đến nay bệnh đã lưu hành trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.Trong đó kể đến Châu Phi, Châu Mỹ, Trung Đông,

Đông Nam Á và vùng Tây Thái Bình Dương là những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.Có khoảng 2,5 tỷ người sống trong vùng nguy cơ. Đại dịch sốt xuất huyết dengue bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ 20 với số ca mắc hàng năm khoảng 100 triệu trường hợp, 500.000 trường hợp SD/SXHD cần nhập viện trong đó có 90% là trẻ em dưới 15 tuổi. Tỷ lệ tử vong trung bình do sốt xuất huyết dengue là 5% với khoảng 240.000 trường hợp mỗi năm[1].

Được xác định bởitổ chức Y tế Thế giới, SXHD nằm trong 14 bệnh liên quan đến sự biến đổi khí hậu, tình hình nóng lên toàn cầu, nhiệt độ trung bình trên 16o C cùng với độ ẩm thuận lợi đang là yếu tố thúc đẩy sự lan rộng của bệnh SXHD. Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu, lưu hành nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong đó có SXHD. Việc gia tăng đáng kể số ca mắc và tử vong do SXHD tại nước ta từ 1994 đến nay, đặc biệt là sự bùng phát trởi lại dịch SXHD trong năm 2015 đã trở thành vấn đề đáng quan ngại cho ngành y tế nói riêng cũng như toàn xã hội nói chung [2].

Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có vắc xin đặc hiệu đểdự phòng sốt xuất huyết (SXH)dẫn đến việc phòng, chống dịch SXH thực sự khó khăn. Vì vậy, công tác truyền thông nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành cho người dân tự phòng chống được đặt lên hàng đầu, là vấn đề mấu chốt và cấp thiết cần phải thực hiện.Bắt đầu từ năm 1999 chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống SXH tại Việt Nam được triển khai [3]. Song hành với kiểm soát nguồng lây,công tác tryền thông về phòng chống SXHD luôn được thực hiện và đạt hiệu quả nhất định. Tuy vậy thông qua một số nghiên cứu về thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của người dân tại nhiều nơi như ở Đồng Tháp[4], Hà Tĩnh[5], Nghệ An[6], Thanh Hóa[7], Hà Nội[8], các tỉnh miền Nam tuy kết quả có khác nhau nhưng nhìn chung kiến thức ở mức trung bình, thái độ thấp và thực hành kém. Vậy phải chăng công tác truyền thông chưa thực sự hiệu quả.Chúng ta không những cần tăng cường các biện pháp truyền thông mà còn phải tăng cường về chất lượng truyền thông, mà trước hết cần làm là xây dựng được mô hình can thiệp truyền thông có hiệu quả. Do đó nghiên cứu “

Hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe lên kiến thức, thực hành về bệnh sốt xuất huyết dengue của người dân xã An Lão, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam ” được thiết kế để mô tả sự thay đổi sau can thiệp truyền thông phòng chống SXH ở một địa phươngtừ đó định hướng phát triển, nâng cao công tác truyền thông phòng chống SXH tại cộng đồng với 2 mục tiêu:

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả kiến thức, thực hành về bệnh sốt xuất huyết sau can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏecủa người dânxã An Lão, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam năm 2015.

2.Đánh giá hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏelên kiến thức, thực hành về bệnh sốt xuất huyết của người dân xã An Lão, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment