HIỆU QUẢ CHĂM SÓC DINH DƯỠNG THEO TIẾP CẬN ERAS LÊN SỰ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG RUỘT Ở BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT UNG THƯ ĐẠI TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2021 – 2022
HIỆU QUẢ CHĂM SÓC DINH DƯỠNG THEO TIẾP CẬN ERAS LÊN SỰ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG RUỘT Ở BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT UNG THƯ ĐẠI TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2021 – 2022
Đào Mỹ Linh1, Nguyễn Thị Phương1, Lê Thị Hương1, Đỗ Tất Thành1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu can thiệp ở 60 bệnh nhân độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, trung bình là 63, vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phẫu thuật ung thư đại trực tràng. Nhóm bệnh nhân can thiệp được chăm sóc dinh dưỡng theo quy trình ERAS. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian khởi động ăn đường tiêu hóa của nhóm can thiệp là 23,5 giờ sớm hơn nhóm chứng là 62 giờ (p<0,05). Khả năng dung nạp thức ăn ở nhóm can thiệp tốt hơn so với nhóm chứng. Số ngày nằm viện cũng giảm hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm can thiệp (8,5 ngày so với 9,9 ngày). Thời gian xuất hiện nhu động ruột của nhóm can thiệp cũng sớm hơn so với nhóm chứng.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả của nuôi dưỡng sớm đường tiêu hóa sau phẫu thuật tuy nhiên ở Việt nam, thói quenlo ngại tắc ruột và nhất là tính an toàn của miệng nối (nếu có) sau mổ nên nhiều phẫu thuật viên vẫn trì hoãn chỉ định ăn dẫn đến người bệnh không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng qua đường ruột, mà chủ yếu vẫn thông qua dịch truyền tĩnh mạch cho đến khi trung tiện hoặc đại tiện trở lại [1,2]. Điều này này làm gia tăng đáng kểtỷ lệ suy dinh dưỡng,đau, tắc ruột, suy giảm chức năng hô hấp,mất khối lượng và chức năng cơ sau phẫu thuật đặc biệt là ở những bệnh nhân ung thư[3]. Hậu quả là thời gian nằm viện kéo dài, chi phí nằm viện tăng, tỷ lệ tử vong tăng và nguy cơ nhập viện trở lại cũng tăng. Chương trình tăng cườngphục hồi sau phẫu thuật (ERAS –Enhanced Recovery After Surgery) trong đó có những nội dung về can thiệp dinh dưỡng là một tập hợp quy trình phối hợp đa chuyên khoa hiện đang áp dụng ở hầu hết các nước có nền y học tiên tiến đã giúp người bệnh phẫu thuật nhanh chóng trở lại sinh hoạt bình thường. Song, do cần kết hợp nhiều chuyên khoa, nên ở nước ta việc triển khai ERAS còn nhiều khó khăn. Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện can thiệp dinh dưỡng tiếp cận các nội dung của ERAS có sự phối hợp giữa các bác sĩ phẫu thuật, gây mê, dinh dưỡng, ung bướu, cả trước, trong và sau phẫu thuật, nhằmcải thiện tình trạng dinh dưỡng trên những bệnh nhân phẫu thuật ung thư đại tràng nói chung, đánh giáhiệu quả lên sự phục hồi chức năng ruột nói riêng là bước đầu để áp dụng toàn diện ERAS từ đó nâng cao chất lượng điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ERAS, phẫu thuật ung thư đại tràng, dinh dưỡng
Tài liệu tham khảo
1. Trịnh Hồng Sơn, Trần Thị Ngọc và cộng sự. Đánh giá hiệu quả dinh dưỡng sớm đường miệng trên bệnh nhân phẫu thuật ung thư đại tràng tại khoa Ung bướu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2020. Tạp Chí Dược Học. 2021;Số 18-Tháng 4/2021:67-72.
2. Chu Thị Tuyết, Đinh Thị Kim Liên và cộng sự. Tác động của việc nuôi dưỡng sớm đường tiêu hoá ở bệnh nhân phẫu thuật ổ bụng – tiêu hoá mở có chuẩn bị tại khoa ngoại Bệnh viện Bạch Mai năm 2013. Tạp Chí Học Dự Phòng. 2014;Tập XXIV(số 8 (157) 2014):58.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com