HIỆU QUẢ CỦA NHÂN VIÊN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI CỘNG ĐỒNG: THỬ NGHIỆM CAN THIỆP Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI QUẬN 10 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HIỆU QUẢ CỦA NHÂN VIÊN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI CỘNG ĐỒNG: THỬ NGHIỆM CAN THIỆP Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI QUẬN 10 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HIỆU QUẢ CỦA NHÂN VIÊN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI CỘNG ĐỒNG: THỬ NGHIỆM CAN THIỆP Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI QUẬN 10 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.Tăng huyết áp (THA) là một trong những nguyên nhân gây tử vong sớm trên toàn thế giới. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization – WHO) vào năm 2019, ước tính có khoảng 1,13 tỉ người trên toàn thế giới bị THA, 2/3 trong số đó sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.1 Việt Nam hiện nay cũng đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm, trong đó có THA.2 Tỉ lệ chung của bệnh THA ở Việt Nam là 21,1% (khoảng tin cậy (KTC) 95% = 18,5 – 23,7) dựa trên 10 nghiên cứu và 18,4% (KTC 95% = 15,2 – 21,8) dựa trên 3 cuộc điều tra quốc gia.3


Mặc dù tỉ lệ mắc bệnh ngày càng tăng, tỉ lệ nhận biết, điều trị và kiểm soát huyết áp lại thấp, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.4 Theo một phân tích từ 1,1 triệu người trưởng thành ở 44 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình vào năm 2019 thì trong số những người bị THA, có 26% chưa bao giờ đo huyết áp, 39% đã được chẩn đoán THA trước cuộc khảo sát, 30% đã được điều trị, và chỉ 10% kiểm soát được huyết áp.5 Một tổng quan hệ thống và phân tích gộp được công bố vào năm 2017 đã báo cáo tỉ lệ không tuân thủ điều trị thuốc hạ huyết áp ở các nước có thu nhập thấp và trung bình dao động từ 14,5% đến 93,3%.6 Riêng tại Việt Nam, theo tổng hợp từ một số nghiên cứu thì tỉ lệ tuân thủ điều trị dùng thuốc dưới 30%.7,8
Để ứng phó với tình hình này, WHO kêu gọi các quốc gia ưu tiên tập trung vào chăm sóc sức khỏe ban đầu và dựa vào cộng đồng trong phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, trong đó có THA.9 Tuy nhiên chiến lược này khi thực hiện ở các nước có thu nhập thấp và trung bình thường gặp nhiều thách thức do sự thiếu hụt về nhân lực y bác sĩ. Chính sự thiếu hụt lực lượng nhân viên y tế đã dẫn đến một số quốc gia sử dụng lực lượng nhân viên sức khỏe cộng đồng (NV SKCĐ) để đảm nhận một số nhiệm vụ cụ thể trong việc phòng ngừa và quản lý bệnh tật.10WHO định nghĩa NV SKCĐ là những cá nhân thực hiện các chức năng liên quan đến cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, được đào tạo ngắn hơn nhân viên y tế chuyên nghiệp, là thành viên cộng đồng, được cộng đồng lựa chọn và chịu trách nhiệm trước cộng đồng về các hoạt động của họ.11 Trong 10 năm qua, vai trò của NV SKCĐ trong công tác phòng ngừa và kiểm soát các bệnh tim mạch ngày càng được quan tâm. Mặc dù nghiên cứu về hiệu quả của NV SKCĐ trong lĩnh vực này còn tương đối mới, nhưng cũng đã có một số kết quả khả quan về tính hiệu quả và tính kinh tế của việc sử dụng NV SKCĐ trong quản lý bệnh THA tại các nước có thu nhập thấp và trung bình.11-15
Tại Việt Nam, tầm quan trọng của công tác quản lý các bệnh không lây nhiễm, trong đó có THA, đã được Chính phủ đưa ra tại Quyết định 376/QĐ-TTg từ năm 201516 và mới đây nhất là Quyết định 155/QĐ-TTg năm 2022 về Kế hoạch Quốc gia phòng chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2022 – 2025.17 Tuy nhiên, công tác này hiện vẫn chưa được triển khai theo như quy định và gặp rất nhiều khó khăn. Vài năm gần đây, một số nghiên cứu và dự án thí điểm nhằm cải thiện tình hình quản lý và điều trị THA đã được triển khai ở một số tỉnh trong cả nước. Tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), năm 2016 có chương trình “Cộng đồng vì trái tim khỏe” do tổ chức PATH (Program for Appropriate Technology in Health) phối hợp với Cục Y tế Dự phòng đã thử nghiệm mô hình phân tầng trong phát hiện, chẩn đoán, điều trị và quản lý THA18 và nghiên cứu quản lý điều trị THA tại trạm y tế ở thành phố Thủ Đức năm 202019 đã có đề cập đến sự tham gia của nhóm NV SKCĐ. Tuy nhiên, trong cả hai nghiên cứu này, vai trò của NV SKCĐ chưa được mô tả cụ thể, sự tham gia của họ vào nghiên cứu như thế nào, họ thực hiện những công việc gì để hỗ trợ cho nhân viên y tế, mang lại hiệu quả ra sao cũng không có thông tin.
Trong năm 2017, nhóm nghiên cứu đã thực hiện một cuộc điều tra và ước tính tại Quận 10, TPHCM hiện có khoảng 8.000 người từ 60 tuổi trở lên đang mắc THA. Nghiêm trọng hơn là trên 50% người bệnh này vẫn có chỉ số huyết áp cao tại thời điểm nghiên cứu.20 Quận 10 là một quận nội thành, tập trung rất nhiều cơ sở y tế công và tư cùng nhiều phòng khám đa khoa và phòng mạch tư, dẫn đến việc lựa chọn sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân rất đa dạng. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho công tác quản lý người bệnh tại Quận 10 gặp nhiều khó khăn.
Để cải thiện công tác quản lý bệnh THA tại Quận 10 theo phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng theo khuyến cáo của WHO, rút kinh nghiệm từ những nghiên cứu đã triển khai trước đây, nhấn mạnh vai trò và sự tham gia của NV SKCĐ theo các mô hình đã triển khai trên thế giới, chúng tôi quyết định thử nghiệm can thiệp bằng NV SKCĐ vãng gia giáo dục sức khỏe cho người bệnh về tuân thủ điều trị và hỗ trợ trạm y tế trong theo dõi, quản lý thông tin bệnh nhân. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của can thiệp sau 6 tháng triển khai thông qua việc đo lường sự thay đổi về tỉ lệ tuân thủ điều trị và kiểm soát huyết áp của người bệnh. Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: “Tỉ lệ tuân thủ điều trị và kiểm soát huyết áp của người từ 60 tuổi trở lên tại Quận 10 là bao nhiêu? ” và “NV SKCĐ có giúp tăng tỉ lệ tuân thủ điều trị và kiểm soát huyết áp ở người bệnh từ 60 tuổi trở lên tại Quận 10 hay không? ” 
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nhân viên sức khỏe cộng đồng có hiệu quả trong việc cải thiện tuân thủ điều trị và kiểm soát huyết áp ở người bệnh từ 60 tuổi trở lên tại Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Đánh giá hiệu quả trong cải thiện tuân thủ điều trị và kiểm soát huyết áp ở người bệnh từ 60 tuổi trở lên tại Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh của nhân viên sức khỏe cộng đồng.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
1.    Xác định tỉ lệ tuân thủ điều trị và kiểm soát huyết áp ở người bệnh từ 60 tuổi trở lên tại Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh trước khi can thiệp và các yếu tố liên quan.
2.    So sánh sự thay đổi tỉ lệ tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh từ 60 tuổi trở lên ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng sau khi nhân viên sức khỏe cộng đồng can thiệp.
3.    So sánh sự thay đổi tỉ lệ kiểm soát huyết áp của người bệnh từ 60 tuổi trở lên ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng sau khi nhân viên sức khỏe cộng đồng can thiệp.

MỤC LỤC
Trang
Danh mục chữ viết tắt     iv
Danh mục bảng    vi
Danh mục hình    ix
Danh mục biểu đồ    ix
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU    4
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU    4
Chương 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU    5
1.1.    Khái niệm huyết áp và tăng huyết áp    5
1.2.     Tuân thủ điều trị    8
1.3.     Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị    12
1.4.    Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp    15
1.5.    Phương pháp can thiệp thay đổi hành vi tuân thủ điều trị ở bệnh nhân tăng
huyết áp    20
1.6.    Phương pháp can thiệp bằng nhân viên sức khỏe cộng đồng    24
1.7.    Các nghiên cứu can thiệp hành vi tuân thủ điều trị tăng huyết áp bằng nhân viên
sức khỏe cộng đồng      31
1.8.     Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu    38
Chương 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    42
2.1.    Thiết kế nghiên cứu    42
2.2.    Đối tượng nghiên cứu    42
2.3.     Thời gian và địa điểm nghiên cứu    42
2.4.    Cỡ mẫu của nghiên cứu    43
2.5.    Biến số nghiên cứu    46
2.6.    Phương pháp và công cụ đo lường    53
2.7.    Quy trình nghiên cứu    60
2.8.    Phương pháp xử lý và phân tích số liệu    62
2.9.    Đạo đức trong nghiên cứu    66
Chương 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    69
3.1.     Đặc điểm của mẫu nghiên cứu cắt ngang    69
3.2.    Tuân thủ điều trị THA của người từ 60 tuổi trở lên tại Quận 10 trước can thiệp
và các yếu tố liên quan     73
3.3.    So sánh sự thay đổi tỉ lệ tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh từ 60
tuổi trở lên ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng sau can thiệp    80
3.4.    So sánh sự thay đổi tỉ lệ kiểm soát HA của người bệnh từ 60 tuổi trở lên ở
nhóm can thiệp so với nhóm chứng sau can thiệp    92
Chương 4 – BÀN LUẬN    96
4.1.    Đặc điểm của mẫu nghiên cứu cắt ngang    96
4.2.    Tuân thủ điều trị THA của người từ 60 tuổi trở lên tại Quận 10 trước can thiệp
và các yếu tố liên quan    101
4.3.    So sánh sự thay đổi tỉ lệ tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh từ 60
tuổi trở lên ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng sau can thiệp    109
4.4.    So sánh sự thay đổi tỉ lệ kiểm soát HA của người bệnh từ 60 tuổi trở lên ở
nhóm can thiệp so với nhóm chứng sau can thiệp    122
KẾT LUẬN    130
KIẾN NGHỊ    132
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: Bộ câu hỏi trước can thiệp – Phiếu khảo sát về tuân thủ điều trị của người dân > 60 tuổi bị tăng huyết áp tại Quận 10, TPHCM
PHỤ LỤC 2: Bộ câu hỏi sau can thiệp – Phiếu khảo sát về tuân thủ điều trị của người dân > 60 tuổi bị tăng huyết áp tại Quận 10, TPHCM
PHỤ LỤC 3: Bản thông tin dành cho người tham gia nghiên cứu và chấp thuận tham gia nghiên cứu (Phường can thiệp – phường chứng)
PHỤ LỤC 4: Bộ câu hỏi Morisky-8 và cách tính điểm
PHỤ LỤC 5: Tỉ lệ mất mẫu
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Phân độ THA của Hội Tim mạch học Châu Âu 2018    6
Bảng 1.2: Phân độ THA theo hướng dẫn của Bộ Y tế cập nhật năm 2019    6
Bảng 1.3: Các bảng câu hỏi đánh giá tuân thủ điều trị    10
Bảng 1.4: Tổng hợp các nghiên cứu về tuân thủ điều trị THA tại Việt Nam từ năm 2017 đến nay    19
Bảng 1.5: So sánh các đặc điểm dân số giữa nhóm can thiệp và chứng    41
Bảng 3.1: Đặc điểm dân số xã hội của mẫu nghiên cứu    69
Bảng 3.2: Đặc điểm về bảo hiểm y tế của mẫu nghiên cứu    70
Bảng 3.3: Đặc điểm về tình trạng bệnh lý của mẫu nghiên cứu    71
Bảng 3.4: Đặc điểm về nhân trắc của mẫu nghiên cứu    72
Bảng 3.5: Tỉ lệ kiểm soát huyết áp của mẫu nghiên cứu    73
Bảng 3.6: Các yếu tố liên quan đến tuân thủ dùng thuốc của người bệnh sử dụng mô hình BMA    74
Bảng 3.7: Các yếu tố liên quan đến tuân thủ dùng thuốc của người bệnh sau khi chọn theo mô hình BMA    75
Bảng 3.8: Các yếu tố liên quan đến tuân thủ tái khám của người bệnh sử dụng mô hình BMA    76
Bảng 3.9: Các yếu tố liên quan đến tuân thủ tái khám của người bệnh sau khi chọn theo mô hình BMA    77
Bảng 3.10: Các yếu tố liên quan đến tuân thủ giảm muối của người bệnh sử dụng
mô hình BMA    78
Bảng 3.11: Các yếu tố liên quan đến tuân thủ giảm muối của người bệnh sau khi chọn theo mô hình BMA    78
Bảng 3.12: Các yếu tố liên quan đến tuân thủ vận động của người bệnh sử dụng mô hình BMA    79
Bảng 3.13: Tỉ lệ mất mẫu    81
Bảng 3.14: Đặc điểm dân số xã hội của mẫu nghiên cứu can thiệp    82
Bảng 3.15: Đặc điểm về tình trạng bệnh lý của mẫu nghiên cứu can thiệp    83
Bảng 3.16: Đặc điểm về nhân trắc của mẫu nghiên cứu can thiệp    84
Bảng 3.17: Tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc của mẫu nghiên cứu can thiệp (trước can thiệp)    84
Bảng 3.18: Các tỉ lệ tuân thủ không dùng thuốc của mẫu nghiên cứu can thiệp
(trước can thiệp)    85
Bảng 3.19: Tỉ lệ kiểm soát huyết áp của mẫu nghiên cứu can thiệp (trước can thiệp)
     86
Bảng 3.20: So sánh tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc trước và sau can thiệp ở nhóm can thiệp      86
Bảng 3.21: So sánh các tỉ lệ tuân thủ không dùng thuốc trước và sau can thiệp ở
nhóm can thiệp    87
Bảng 3.22: So sánh tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc trước và sau can thiệp ở nhóm chứng
     88
Bảng 3.23: So sánh các tỉ lệ tuân thủ không dùng thuốc trước và sau can thiệp ở
nhóm chứng      88
Bảng 3.24: So sánh sự thay đổi tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc giữa nhóm can thiệp và
nhóm chứng      89
Bảng 3.25: So sánh sự thay đổi tỉ lệ tuân thủ tái khám giữa nhóm can thiệp và nhóm
chứng      90
Bảng 3.26: So sánh sự thay đổi tỉ lệ tuân thủ không HTL giữa nhóm can thiệp và
nhóm chứng      90
Bảng 3.27: So sánh sự thay đổi tỉ lệ tuân thủ hạn chế uống rượu/bia giữa nhóm can
thiệp và nhóm chứng    91
Bảng 3.28: So sánh sự thay đổi tỉ lệ tuân thủ giảm muối giữa nhóm can thiệp và
nhóm chứng      91
Bảng 3.29: So sánh sự thay đổi tỉ lệ tuân thủ VĐTL giữa nhóm can thiệp và nhóm
chứng      92Bảng 3.30: So sánh tỉ lệ kiểm soát huyết áp trước và sau can thiệp ở nhóm can thiệp
    92
Bảng 3.31: So sánh chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương trước và sau can thiệp ở nhóm can thiệp    93
Bảng 3.32: So sánh tỉ lệ kiểm soát HA trước và sau can thiệp ở nhóm chứng    93
Bảng 3.33: So sánh chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương trước và sau can thiệp ở nhóm chứng      93
Bảng 3.34: So sánh sự thay đổi tỉ lệ kiểm soát HA giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng    94
Bảng 3.35: So sánh sự thay đổi chỉ số HA tâm thu giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng      94
Bảng 3.36: So sánh sự thay đổi chỉ số HA tâm thu giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng      95 
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân    12
Hình 2.1. Mạng lưới NV SKCĐ của nghiên cứu tại Phường 10    52
Hình 2.2. Tài liệu chương trình can thiệp    54
Hình 2.3. Quy trình tuyển chọn và tập huấn NV SKCĐ    55
Hình 2.4. Dụng cụ đo cân nặng và chiều cao    59
Hình 2.5. Máy đo huyết áp    59
Hình 2.6. Sơ đồ nghiên cứu    68
Hình 3.1. Lưu đồ mẫu nghiên cứu can thiệp    80
DANH MỤC BIỂU ĐÒ
Trang
Biểu đồ 3.1.    Tỉ lệ các biến chứng THA của mẫu nghiên cứu    71
Biểu đồ 3.2:    Tỉ lệ các bệnh mạn tính đi kèm của mẫu nghiên cứu    72
Biểu đồ 3.3:    Tỉ lệ tuân thủ điều trị của người bệnh    73

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment