HIỆU QUẢ CỦA SỰ PHỐI HỢP SUFENTANIL-PROPOFOL TRONG GÂY MÊ PHẪU THUẬT BẮC CẦU MẠCH VÀNH

HIỆU QUẢ CỦA SỰ PHỐI HỢP SUFENTANIL-PROPOFOL TRONG GÂY MÊ PHẪU THUẬT BẮC CẦU MẠCH VÀNH

 HIỆU QUẢ CỦA SỰ PHỐI HỢP SUFENTANIL-PROPOFOL TRONG GÂY MÊ PHẪU THUẬT BẮC CẦU MẠCH VÀNH 

Nguyễn Thị Quý*, Nguyễn Văn Chừng** và cs 
TÓM TẮT: 
Duy trì huyết động ổn định là yếu tố quyết định thành công trong quá trình gây mê các bệnh nhân tim mạch mà đặc biệt quan trọng trong PTBCMV. Nên việc lựa chọn các loại thuốc mê không có các ảnh hưởng hư hại đến chức năng tim mạch là quan trọng. 
Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định hiệu quảcuả phối hợp sufentanyl – propofol trên các bệnh nhân PTBCMV trong việc duy trì huyết động ổn định và rút NKQ sớm. 
Chúng tôi đã thực hiện gây mê với phối hợp sulfentanyl-propofol-esmeron trên 330 trường hợp PTBCMV tai Viện Tim Tp HCM, bao gồm 242 nam, 88 nữ; trọng lượng trung bình là 59,46 ± 9,37 Kg; tuổi trung bình là 60,65 ± 8,55 năm; thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể trung bình là 151,73 ± 36,84 phút, thời gian kẹp động mạch chủ trung bình là 93,43 ± 23,97 phút, số cầu nối trung bình là 3,23 ± 0,86; thời gian rút nội khí quản trung bình là 14,48 ±16,52 giờ; trong đó có 63% rút NKQ trước 10 giờ và 37% rút NKQ =10 giờ. Thời gian nằm hồi sức trung bình là 2,19 ±2,62 ngày; thời gian nằm bệnh viện trung bình là 16,40 ±7,69 ngày. 
Kết luận: Sự ra đời của các thuốc mê mới có thời gian tiềm phục nhanh, thời gian tác dụng ngắn cho phép việc thực hiện đặt NKQ nhanh chóng khi dẫn mê, duy trì huyết động ổn định, thức tỉnh sớm sau mổ, bảo đảm được sự an toàn trong quá trình gây mê trên các bệnh nhân có bệnh lý mạch vành ngay cả trong các trường hợp mổ cấp cứu hoặc trên các bệnh nhân có chức năng tim kém

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment