HIỆU QUẢ HỖ TRỢ CỦA TRANG THIẾT BỊ TRONG ĐIỀU TRỊ NỘI NHA: NGHIÊN CỨU IN VITRO VÀ LÂM SÀNG

HIỆU QUẢ HỖ TRỢ CỦA TRANG THIẾT BỊ TRONG ĐIỀU TRỊ NỘI NHA: NGHIÊN CỨU IN VITRO VÀ LÂM SÀNG

HIỆU QUẢ HỖ TRỢ CỦA TRANG THIẾT BỊ TRONG ĐIỀU TRỊ NỘI NHA: NGHIÊN CỨU IN VITRO VÀ LÂM SÀNG.Ngày nay, với sự phát triển ngày càng nhanh của khoa học công nghệ, ngành Răng Hàm Mặt đã được hưởng lợi rõ rệt nhờ vào việc áp dụng những thành tựu đó. Rất nhiều những phương pháp tiên tiến đã được sử dụng để phục hồi và thay thế cho răng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Đôi khi, chúng ta quá đề cao ưu điểm của những phục hình hay implant mà quên mất rằng, chỉ răng thật mới có thể có chức năng và thẩm mỹ hoàn hảo nhất. Vì vậy, nội nha, với mục đích là giữ lại tối đa răng thật, vẫn luôn là một chuyên ngành rất quan trọng và không thể thay thế được.
Tỉ lệ thành công của điều trị nội nha khi sử dụng hoàn toàn bằng trâm tay là 90,6% [89]. Nhằm nâng cao hơn nữa tỉ lệ này, sự thay đổi từ việc sử dụng trâm tay sang trâm máy để sửa soạn ống tuỷ chính là sự phát triển bước ngoặt của nội nha. Từ đó có thể thấy, giai đoạn sửa soạn ống tuỷ đóng vai trò quan trọng như thế nào trong chuyên ngành này. Trên cơ sở đó, rất nhiều trang thiết bị và vật liệu đã được phát triển để hỗ trợ cho việc sửa soạn ống tuỷ, với mục đích sau cùng chính là nâng cao hiệu quả điều trị nội nha.


Để sửa soạn ống tuỷ đạt hiệu quả cao, bác sĩ cần có một kế hoạch điều trị tốt, trong đó số lượng, chiều hướng cũng như giải phẫu ống tuỷ là rất quan trọng. Tiếp theo, chiều dài ống tuỷ cần phải được xác định chính xác, sao cho mọi công việc sửa soạn ống tuỷ đều kết thúc ngay tại nút chặn chóp. Sau đó, ống tuỷ cần phải được tạo dạng một cách tôn trọng giải phẫu nhất có thể, có nghĩa là duy trì trục và không di chuyển ống tuỷ. Và cuối cùng, kết quả cần đạt được chính là sự lành thương và hết đau hoàn toàn.
Để đạt được những yêu cầu trên, nhiều phương pháp và trang thiết bị đã được phát triển nhằm hỗ trợ cho giai đoạn sửa soạn ống tuỷ. Cụ thể, hình ảnh chụp cắt lớp điện toán chùm tia hình nón được ứng dụng ngày càng nhiều trong nha khoa nói chung và nội nha nói riêng, hỗ trợ cho việc lập kế hoạch điều trị [22], [39]. Chiều dài ống tuỷ được đo bằng máy định vị chóp điện tử, và gần đây được đo bằng hình ảnh chụp cắt lớp điện toán chùm tia hình nón cũng cho những kết quả rất đáng quan tâm2 [79], [88]. Nói về khả năng tạo dạng, phương pháp dùng trâm quay liên tục và trâm quay qua lại là phổ biến nhất, tuy nhiên việc đánh giá phương pháp nào tốt hơn vẫn còn đang có sự tranh cãi giữa các nghiên cứu trên thế giới [53], [59], [69]. Ngoài ra, thao tác của Bác sĩ có ảnh hưởng đến khả năng tạo dạng ống tuỷ hay không, thì vẫn chưa có nghiên cứu trên thế giới nào đề cập đến vấn đề này. Và sau cùng, kết quả điều trị khi có sự hỗ trợ của những phương pháp này khi đánh giá trên lâm sàng là không thể không nhắc tới.
Các nghiên cứu trên thế giới thường chỉ đề cập đến một vài khía cạnh, mà chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách toàn diện giai đoạn sửa soạn ống tuỷ, cũng như vẫn còn những vấn đề mới, gây tranh cãi, hoặc chưa từng được nghiên cứu. Vì những lý do đó, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm đánh giá toàn diện giai đoạn sửa soạn ống tuỷ khi được hỗ trợ bởi các trang thiết bị. Qua đó, nghiên cứu này cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà khoa học cũng như các nhà lâm sàng một cách đầy đủ và có hệ thống.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Hiệu quả điều trị nội nha với sự hỗ trợ của các trang thiết bị trong giai đoạn
sửa soạn ống tủy có khác nhau hay không?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. So sánh chiều dài ống tuỷ răng cối lớn được xác định bằng máy định vị chóp, hình ảnh chụp cắt lớp điện toán chùm tia hình nón và chiều dài thực của ống tuỷ, thực hiện trên thử nghiệm in vitro.
2. So sánh khả năng tạo dạng ống tuỷ răng cối lớn (tỉ lệ duy trì trục, mức độ di chuyển ống tủy) ở mức cách chóp 2mm, 3mm, 4mm giữa các nhóm Bác sĩ, giữa hai phương pháp quay liên tục và quay qua lại, thực hiện trên thử nghiệm in vitro.
3. So sánh các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước-trong-sau điều trị và kết quả điều trị sau cùng giữa hai phương pháp quay liên tục và quay qua lại, thực hiện trên răng vĩnh viễn có chỉ định nội nha, thử nghiệm lâm sàng

MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ANH – VIỆT …………………….i
DANH MỤC BẢNG……………………………………………………………………………………. ii
DANH MỤC HÌNH …………………………………………………………………………………….iv
DANH MỤC BIẺU ĐỒ ……………………………………………………………………………….vi
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………………………..1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………………………3
1.1. Các định nghĩa cơ học, vật lý sử dụng trong nội nha ……………………………………..3
1.2. Các công cụ sửa soạn ống tuỷ…………………………………………………………………….6
1.2.1. Các công cụ đo chiều dài ống tuỷ ……………………………………………………………6
1.2.2. Các công cụ tạo dạng ống tuỷ……………………………………………………………….12
1.3. Đánh giá sửa soạn ống tuỷ………………………………………………………………………25
1.3.1. Đánh giá đo chiều dài ống tuỷ ………………………………………………………………25
1.3.2. Đánh giá khả năng tạo dạng ống tuỷ………………………………………………………26
1.3.3. Đánh giá đau ………………………………………………………………………………………32
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………..36
2.1. Thử nghiệm in vitro…………………………………………………………………………………..36
2.2. Thử nghiệm lâm sàng ………………………………………………………………………………..52
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ……………………………………………………………………………..65
3.1. Thử nghiệm đo chiều dài ống tuỷ – in vitro…………………………………………………..65
3.2. Thử nghiệm đánh giá khả năng tạo dạng – in vitro ………………………………………..68
3.3. Thử nghiệm lâm sàng ………………………………………………………………………………..77
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN…………………………………………………………………………84
4.1. Thử nghiệm đo chiều dài ống tuỷ – in vitro ………………………………………………..85
4.2. Thử nghiệm đánh giá khả năng tạo dạng – in vitro ………………………………………..90
4.3. Thử nghiệm lâm sàng ………………………………………………………………………………..96
Hạn chế của đề tài………………………………………………………………………………………113
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………114
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………………..115TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤ

DANH MỤC HÌNH
HÌNH
NỘI DUNG
A. Hình thái chóp răng; B. Hình ảnh lâm sàng của lỗ chóp
Phần mềm đọc phim CBCT đo chiều dài ống tuỷ theo ba chiều
Sơ đồ biểu diễn sự chuyển pha Austenite và Martensite của hợp
kim NiTi
Tính chất siêu đàn hồi của hợp kim NiTi
Tính chất nhớ hình dạng hợp kim NiTi
Đồ thị thể hiện quá trình chuyển pha Martensite
Sự biến đổi pha NiTi
Khả năng biến dạng của thép không gỉ và hợp kim siêu đàn hồi
NiTi
Biến đổi theo lực và độ biến dạng của NiTi và thép không gỉ
Thiết diện cắt ngang của trâm PTN dùng phương pháp quay liên
tục
Thiết diện cắt ngang của trâm WOG dùng phương pháp quay
qua lại
Sự điều chỉnh của Weine
Mô tả cấu trúc ống tủy nhờ vào độ phân giải cao của micro-CT
Hình ảnh trên CBCT với pixel 0,075 x 0,075mm
Đo chiều dài thực bằng trâm K-file số 10
Dùng thước kẹp để đo chiều dài sau khi lấy trâm ra khỏi ống tuỷ
Đo chiều dài ống tuỷ bằng máy định vị chóp
Khuôn nhựa chứa răng được chụp CBCT
Các thông số trên màn hình máy chụp phim CBCT
Phân tích hình ảnh CBCT
Chiều dài ống tuỷ đo bằng CBCT trên lát cắt 2 chiều
Chiều dài ống tuỷ đo theo 3 chiều
TRANG
Răng khô được đặt vào mẫu hàm Nissin để chuẩn bị sửa soạn,
cố định xung quanh răng bằng cao su đặc
Mẫu hàm Nissin được gắn vào đầu phantom để chuẩn bị sửa
soạn
Phương pháp đo bề dày ngà trước và sau sửa soạn
Chụp phim quanh chóp kỹ thuật số theo kỹ thuật song song
Hình minh hoạ các chỉ số PAI trên phim quanh chóp
Chiều dài ống tuỷ được xác định bằng CBCT theo 3 chiều không
gian
Đo mức độ mở rộng ống tuỷ bằng hình ảnh CBCT trước và sau
sửa soạn
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ NỘI DUNG TRANG
3.1 Biểu đồ Bland-Altman về sự nhất quán giữa chiều dài 67
thực với chiều dài của các phương pháp đo khác
4.1 Tỉ lệ duy trì trục ống tủy theo chiều gần-xa 93
4.2 Tỉ lệ duy trì trục ống tủy theo chiều ngoài-trong 93
4.3 Mức độ di chuyển ống tủy theo chiều gần-xa 94
4.4 Mức độ di chuyển ống tủy theo chiều ngoài-trong 94
4.5 Đặc điểm mẫu của thử nghiệm lâm sàng 101
4.6 Tỉ lệ sưng mô mềm quanh chóp 103
4.7 Tỉ lệ lỗ dò 103
4.8 Tỉ lệ lung lay độ I 104
4.9 Tỉ lệ đau khi cắn hai hàm 104
4.10 Tỉ lệ đau khi gõ 105
4.11 Chỉ số PAI trung bình 106
4.12 Mức độ đau trung bình tại các thời điểm 107
4.13 Kết quả điều trị sau cùng 11

HIỆU QUẢ HỖ TRỢ CỦA TRANG THIẾT BỊ TRONG ĐIỀU TRỊ NỘI NHA: NGHIÊN CỨU IN VITRO VÀ LÂM SÀNG

Leave a Comment