Hiệu quả phát âm sau phẫu thuật tạo hình thành hầu ở bệnh nhân khe hở vòm miệng có thiểu năng vòm-hầu
Hiệu quả phát âm sau phẫu thuật tạo hình thành hầu ở bệnh nhân khe hở vòm miệng có thiểu năng vòm-hầu
Nguyễn Việt Anh, Lâm Hoài Phương, Ngô Thị Quỳnh Lan
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm đánh giá sự cải thiện phát âm, lành thương sau phẫu thuật tạo hình thành hầu ở bệnh nhân khe hở vòm miệng có tình trạng thiểu năng vòm-hầu. Mẫu nghiên cứu gồm 15 bệnh nhân phẫu thuật tại Bệnh Viện Chuyên Khoa Răng Hàm Mặt – Tạo hình Mỹ Thiện từ tháng 12/2021 – 3/2022. Kết quả: 100% bệnh nhân trước phẫu thuật đều có thoát khí mũi và tăng âm mũi; trong đó 73,7% rối loạn phát âm ở mức nặng; 26,3% rối loạn mức trung bình. Sau phẫu thuật 3 tháng, 46,67% có rối loạn phát âm nhẹ; 53,33% rối loạn trung bình. Điểm rối loạn phát âm giảm 39,4% sau 1 tháng, và sau 3 tháng giảm 62,6%. Sau phẫu thuật, tất cả trường hợp đều đạt lành thương tốt. Như vậy, thoát khí mũi và tăng âm mũi là hai đặc điểm chính ở bệnh nhân khe hở vòm miệng có thiểu năng vòm – hầu. Phẫu thuật tạo hình thành hầu giúp cải thiện khả năng phát âm của bệnh nhân, giảm giọng mũi và giảm thoát khí qua mũi khi nói, với thời gian phẫu thuật ngắn và ít biến chứng sau phẫu thuật.
Khe hở vòm miệng là dị tật bẩm sinh của sọ mặt phổ biến, chiếm tỷ lệ 1/500 – 1/700 ở các nước châu Á,1 gây ảnh hưởng không chỉ đến thẩm mỹ khuôn mặt mà còn lên chức năng ăn nhai, và đặc biệt là phát âm của bệnh nhân. Sau phẫu thuật đóng kín khe hở vòm thì đầu (vào khoảng thời gian trẻ 12 – 18 tháng tuổi), thiểu năng vòm – hầu là một di chứng khá phổ biến, chiếm tỉ lệ 20 – 30%.2Thiểu năng vòm – hầu là thuật ngữ chung để chỉ sự mất khả năng đóng kín của khoang vòm hầu khi nói; biểu hiện bằng nói ngọng, tăng giọng mũi và thoát khí qua đường mũi.1,3,4Chính điều này khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong học tập, sinh hoạt và hòa nhập với cộng đồng. Từ đó, việc điều trị cải thiện phát âm luôn là vấn đề rất cần được quan tâm ở bệnh nhân thiểu năng vòm – hầu. Phẫu thuật tạo hình thành hầu là một phương pháp hiệu quả để sửa chữa những khiếm khuyết còn lại ở những bệnh nhân bị thiểu năng do cấu trúc giải phẫu vòm mềm. Nguyên tắc chung của phẫu thuật là làm giảm diện tích khoang hầu họng, làm tăng độ đóng mở của vòm thắt, giúp điều khiển luồng khí tốt hơn khi phát âm. Phẫu thuật đã được nhiều Trung tâm điều trị khe hở môi vòm trên thế giới thực hiện với nhiều phương pháp, phụ thuộc vào kinh nghiệm của phẫu thuật viên.5,6 Ở Việt Nam, đã có những nghiên cứu về phẫu thuật tạo hình thành hầu, tuy nhiên mức độ cải thiện phát âm còn nhiều khác biệt. Hơn nữa, thời gian hậu phẫu và những biến chứng có thể gặp như hẹp đường thở, chảy máu khiến phẫu thuật chưa được nhiều bệnh viện áp dụng rộng rãi.2,7 Tại Bệnh Viện Chuyên Khoa Răng Hàm Mặt – Tạo Hình Mỹ Thiện,
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thiểu năng vòm-hầu, phẫu thuật tạo hình thành hầu, phát âm, thoát khí mũi, tăng âm mũi
Tài liệu tham khảo
1. Lâm Hoài Phương. Dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt. Nhà xuất bản Y Học Hà Nội., tr105-126. 2007.
2. Đặng Hoàng Thơm. Đánh giá kết quả phẫu thuật Furlow điều trị thiểu sản vòm hầu trên bệnh nhân di chứng khe hở vòm. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 22: tr. 58-62. 2018.
3. Nguyễn Hoàng Oanh. Đánh giá kết quả điều trị ngữ âm ở trẻ sau phẫu thuật khe hở môi – vòm miệng. Luận án Tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2021.
4. Nguyễn Thị Thanh Châm. Đánh giá chức năng phát âm của bệnh nhân Khe Hở Môi Vòm Miệng sau phẫu thuật 6 tháng tại Bệnh Viện Việt Nam-Cu Ba Năm 2012, Luận văn Thạc Sĩ Y Học, Trường Đại Học Y Hà Nội. 2012.
5. Seo HJ, Denadai R, Pascasio DCG, Lo LJ. Modified double-opposing Z-plasty for patients with Veau I cleft palate: Are lateral relaxing incisions necessary? Medicine. 2019 Dec;98(50):e18392. doi: 10.1097/MD.0000000000018392.
6. Yamaguchi K, Lonic D, Lee CH, Wang SH, Yun C, Lo LJ. A Treatment Protocol for Velopharyngeal Insufficiency and the Outcome. Plast Reconstr Surg. 2016 Aug; 138(2): 290e-299e. doi: 10.1097/PRS.0000000000002386.
7. Trần Thiết Sơn. Kết quả phẫu thuật tạo hình thành hầu cho bệnh nhân bị khe hở vòm miệng bẩm sinh có thiểu năng vòm-hầu. Tạp chí nghiên cứu Y học, 42: tr.1-5.2006.
8. Lohmander-Agerskov A. Speech outcome after cleft palate surgery with the Göteborg regimen including delayed hard palate closure. Scand J Plast Reconstr Surg Hand Surg. 1998 Mar; 32(1): 63-80. doi: 10.1080/02844319850158958.
9. Lê Ngọc Uyển. Góp phần đánh giá kết quả phẫu thuật khe hở vòm miệng theo phương pháp tạo hình chữ Z (Furlow). Luận văn Thạc Sỹ Y Học, Đại Học Y Hà Nội. 2000
10. Lê Văn Tứ. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, kết quả phẫu thuật khe hở vòm miệng bằng kỹ thuật 2 vạt chữ “Z” đảo ngược. Luận văn Bác sĩ Chuyên khoa cấp II, Đại Học Y Hà Nội. 2018.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com