Thực trạng và hiệu quả một số giải pháp can thiệp quản lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện đa khoa công lập
Luận án tiến sĩ y học Thực trạng và hiệu quả một số giải pháp can thiệp quản lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện đa khoa công lập.Chất thải y tế là chất thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở y tế [1]. Chất thải y tế ở dạng lỏng, dạng khí và dạng rắn. Chất thải y tế ở dạng rắn còn được gọi là chất thải rắn y tế. Chất thải rắn y tế có thể chứa các thành phần nguy hại như: vật sắc nhọn; vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh gây bệnh; chất phóng xạ và có thể chứa các bình áp suất, các khí có nguy cơ gây độc và gây cháy, nổ [2], [3].
Đối tượng có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ do chất thải y tế gồm: nhân viên y tế, nhân viên quản lý và xử lý chất thải y tế, người bệnh, người nhà người bệnh [3], [4]. Ước tính có khoảng 16 triệu người mỗi năm có các tổn thương liên quan đến chất thải rắn y tế. Những tổn thương này gây ra hàng năm 33.800 số nhiễm HIV mới, 1,7 triệu người nhiễm viêm gan B và 315.000 người nhiễm viêm gan C. Ở những người bị tổn thương do vật sắc nhọn có nguy cơ với HBV là 30%, với HCV là 1,8% và với HIV là 0,3% [2]. Chất thải rắn y tế trong dịch COVID-19 có thể chứa SARS-CoV-2 và làm gia tăng nguy cơ nhiễm SARSCoV-2 ở nhân viên y tế cao gấp 11,6 lần so với đối tượng khác [5].
Thành phần chất thải rắn y tế có khoảng 85% là chất thải thông thường, chỉ 15% là chất thải nguy hại có thể chứa các vi sinh vật nguy cơ gây bệnh, các hơn 10kg/ngày/giường [3]. Tại Việt Nam, thành phần chất thải rắn y tế với 13,63% là chất thải lây nhiễm, 0,91% chất thải nguy hại không lây nhiễm [6]. Phát sinh chất thải rắn y tế tuyến trung ương trung vị 1,71 kg/ngày/giường, trung bình 2,00±1,03 kg/ngày/giường; tuyến tỉnh trung vị 1,53 kg/ngày/giường, trung bình 1,63±0,79 kg/ngày/giường [6]. Trong dịch COVID-19, toàn bộ chất thải rắn khu vực điều trị người bệnh là chất thải lây nhiễm và gia tăng đột biến với 4,64kg/giường bệnh/ngày; đối với người bệnh cách ly tại cơ sở y tế là 3,86kg/giường bệnh/ngày; ước tính lượng chất thải rắn nguy cơ chứa SARS-CoV-2 khoảng 1486,1 tấn/năm [7].2
Tại Việt Nam, quản lý chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế được quy định tại Thông tư 20/2021/TT-BYT gồm các nội dung phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ, giảm thiểu, tái chế, bàn giao chất thải y tế, chế độ báo cáo và hồ sơ quản lý chất thải y tế [1]. Hoạt động quản lý chất thải y tế có 3 khía cạnh là an toàn, môi trường và kinh tế [3]. Giảm thiểu trong quản lý chất thải y tế là các biện pháp giảm nguy cơ đến sức khoẻ nhân viên y tế, cho người bệnh và môi trường; giảm thiểu trong quản lý chất thải y tế còn là các biện pháp tiết kiệm thuốc, vật tư, hoá chất trong điều trị người bệnh và giảm lượng phát sinh chất thải y tế mang lại lợi ích về giảm chi phí trong điều trị người bệnh [3].
Đã có một số nghiên cứu về nâng cao kiến thức quản lý chất thải y tế qua tập huấn [8], [9], [10], nghiên cứu về hiệu quả can thiệp giảm nguy cơ do chất thải rắn y tế [11], [12], nghiên cứu về hiệu quả giảm thiểu phát sinh chất thải trong phân loại, thu gom chất thải rắn y tế [6], [13], [14], [15]. Tuy nhiên cho đến nay, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào toàn diện về việc giảm thiểu chất thải y tế tại nguồn phát sinh; nghiên cứu về các biện pháp thu hồi, tái chế chất thải y tế. Bên cạnh đó, khi dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra, lượng chất thải lây nhiễm gia tăng là một thách thức lớn trong quản lý chất thải y tế. Để tìm hiểu thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại các bệnh viện đa khoa công lập như thế nào? Các biện pháp nào có thể áp dụng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giảm thiểu phát sinh chất thải, giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ, môi trường trong quản lý chất thải y tế? Chúng tôi tiến hành nghiên cứu với đề tài: “Thực trạng và hiệu quả một số giải pháp can thiệp quản lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện đa khoa công lập”, với 2 mục tiêu như sau:
1. Mô tả thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện đa khoa công lập tại Việt Nam năm 2017.
2. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp giảm thiểu chất thải rắn y tế tại 03 bệnh viện Đa khoa công lập từ 2018-2022
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐÊ ………………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1. TỔNG QUAN ………………………………………………………………………….. 3
1.1. Khái niệm, quy định pháp luật và nguy cơ của chất thải rắn y tế ………….. 3
1.1.1. Một số khái niệm ………………………………………………………………………………………. 3
1.1.2. Quy định trong quản lý chất thải rắn y tế …………………………………………………… 6
1.1.3. Nguy cơ của chất thải rắn y tế đến sức khoẻ con người và môi trường ……….. 7
1.2. Thực trạng quản chất thải rắn y tế ………………………………………………….. 11
1.2.1. Thực trạng phát sinh chất thải rắn y tế ……………………………………………………. 11
1.2.2. Thực trạng tuân thủ quy định trong quản lý chất thải rắn y tế ………………….. 13
1.2.3. Thực trạng giảm thiểu tại nguồn phát sinh chất thải rắn y tế …………………… 14
1.2.4. Thực trạng bao bì, thu gom, phân loại, lưu giữ chất thải rắn y tế …………….. 17
1.2.5. Thực trạng xử lý chất thải y tế trong khuôn viên các bệnh viện ………………… 20
1.3. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp giảm thiểu chất thải rắn y tế ……… 23
1.3.1. Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức quản lý chất thải rắn y tế của nhân viên
y tế ………………………………………………………………………………………………………………….. 23
1.3.2. Hiệu quả can thiệp giảm thiểu tại nguồn phát sinh chất thải rắn y tế ……….. 25
1.3.3. Hiệu quả can thiệp giảm nguy cơ ảnh hưởng của chất thải rắn y tế đối với sức
khoẻ nhân viên y tế ………………………………………………………………………………………….. 26
1.3.4. Hiệu quả can thiệp giảm phát sinh chất thải rắn y tế ……………………………….. 27
1.3.5. Hiệu quả can thiệp giảm chất thải nguy cơ chứa SARS-CoV-2 ………………… 30
1.3.6. Hiệu quả can thiệp trong xử lý chất thải rắn y tế……………………………………… 30
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………… 342.1. Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu ……………………………………. 34
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………………….. 34
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………………………………. 36
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ……………………………………………………………………………… 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………….. 37
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………………………… 37
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu trong nghiên cứu. …………………………………………………. 38
2.2.3. Biến số trong nghiên cứu ………………………………………………………………………… 42
2.2.4. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin ……………………………………………. 44
2.3. Các bước tiến hành và tiến trình nghiên cứu ……………………………………. 47
2.3.1. Các bước tiến hành nghiên cứu ………………………………………………………………. 47
2.3.2. Thông tin về địa điểm tiến hành nghiên cứu can thiệp ……………………………… 50
2.3.3. Biện pháp can thiệp ……………………………………………………………………………….. 51
2.4. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu và hạn chế sai số …………………….. 54
2.4.1. Xử lý số liệu …………………………………………………………………………………………… 54
2.4.2. Phân tích số liệu …………………………………………………………………………………….. 55
2.4.3. Sai số và biện pháp khắc phục ……………………………………………………… 56
2.5. Vấn đề đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………………. 56
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………….. 58
3.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện đa khoa công lập
ở Việt Nam …………………………………………………………………………………………. 58
3.1.1. Đặc điểm chung các bệnh viện ……………………………………………………………….. 58
3.1.2. Đặc điểm phát sinh chất thải rắn y tế ……………………………………………………… 59
3.1.3. Thực hiện quy định trong quản lý chất thải rắn y tế …………………………………. 60
3.1.4. Thực trạng giảm thiểu tại nguồn phát sinh chất thải rắn y tế …………………… 62
3.1.5. Thực trạng bao bì, phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải rắn y tế …………….. 66
3.1.6. Thực trạng xử lý chất thải y tế trong khuôn viên bệnh viện ………………………. 713.2. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp giảm thiểu chất thải rắn y tế tại 03
bệnh viện đa khoa công lập ………………………………………………………………….. 73
3.2.1. Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức quản lý chất thải rắn y tế của nhân viên
y tế ………………………………………………………………………………………………………………….. 73
3.2.2. Hiệu quả giảm nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ nhân viên y tế liên quan đến chất
thải rắn y tế ……………………………………………………………………………………………………… 79
3.2.3. Hiệu quả nâng cao thực hành và giảm chất thải rắn y tế tại các khoa lâm sàng
và cận lâm sàng tại bệnh viện Đa khoa Đức Giang ………………………………………….. 86
3.2.4. Hiệu quả giảm chất thải rắn y tế nguy cơ chứa SARS-CoV-2…………………… 88
3.2.5. Hiệu quả khử nhiễm, thu hồi và tái chế chất thải lây nhiễm ……………………… 90
Chương 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………. 92
4.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện đa khoa công lập
ở Việt Nam …………………………………………………………………………………………. 92
4.1.1. Đặc điểm chung các bệnh viện ……………………………………………………………….. 92
4.1.2. Đặc điểm phát sinh chất thải rắn y tế ……………………………………………………… 92
4.1.3. Thực hiện quy định trong quản lý quản lý chất thải rắn y tế …………………….. 94
4.1.4. Thực trạng giảm thiểu tại nguồn phát sinh chất rắn thải y tế …………………… 96
4.1.5. Thực trạng bao bì, phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải rắn y tế …………….. 99
4.1.6. Thực trạng xử lý chất thải rắn y tế trong khuôn viên bệnh viện ………………. 104
4.2. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp giảm thiểu chất thải rắn y tế tại 03
bệnh viện đa khoa công lập ………………………………………………………………… 105
4.2.1. Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức quản lý chất thải rắn y tế của nhân viên
y tế ………………………………………………………………………………………………………………… 106
4.2.2. Hiệu quả giảm nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ nhân viên y tế liên quan đến chất
thải rắn y tế ……………………………………………………………………………………………………. 112
4.2.3. Hiệu quả can thiệp nâng cao thực hành và giảm chất thải rắn y tế ………… 1154.2.4. Hiệu quả giảm chất thải rắn y tế nguy cơ chứa SARS-CoV-2 khu vực điều trị
người bệnh COVID-19 ………………………………………………………………………………….. 119
4.2.5. Hiệu quả khử nhiễm, thu hồi và tái chế chất thải lây nhiễm ……………………. 120
4.3. Điểm nổi bật và hạn chế của nghiên cứu ……………………………………….. 123
4.3.1. Điểm nổi bật của nghiên cứu ………………………………………………………………… 123
4.3.2. Hạn chế của nghiên cứu ……………………………………………………………………….. 124
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………….. 126
KHUYẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………… 128
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1. Cỡ mẫu đánh giá hiệu quả khử nhiễm bằng clo hoạt tính …………….. 40
Bảng 3.1. Đặc điểm tuyến, hạng bệnh viện ………………………………………………… 58
Bảng 3.2. Lượng phát sinh chất thải rắn y tế theo kg/ngày/giường ………………. 59
Bảng 3.3. Lượng phát sinh chất thải rắn y tế theo tuyến bệnh viện ………………. 60
Bảng 3.4. Thực hiện quy định tổ chức trong quản lý chất thải rắn y tế …………. 60
Bảng 3.5. Thực hiện quy định pháp luật trong quản lý chất thải rắn y tế ………. 61
Bảng 3.6. Thực trạng mua sắm xanh, mua sắm thân thiện môi trường ………….. 62
Bảng 3.7. Thực trạng thông tin, chỉ dẫn của nhà cung cấp về tính chất nguy hại,
độc tính từ các sản phẩm phát sinh chất thải rắn y tế …………………… 63
Bảng 3.8. Thông tin về thời gian sản xuất, hạn sử dụng đối với các loại trang thiết
bị, thuốc, vật tư, hoá chất phát sinh chất thải rắn y tế ………………….. 64
Bảng 3.9. Giảm CTRYT trong quản lý trang thiết bị, vật tư, thuốc, hoá chất …. 65
Bảng 3.10. Giảm CRYT trong các quy trình chuyên môn …………………………….. 65
Bảng 3.11. Thực trạng bao bì, dụng cụ lưu, chứa CTRYT tại các khoa/phòng . 66
Bảng 3.12. Thực trạng phân loại CTRYT tại các khoa/phòng ………………………. 67
Bảng 3.13. Thực trạng thu gom chất thải rắn y tế tại các khoa/phòng ………….. 68
Bảng 3.14. Cơ sở vật chất khu vực lưu giữ chất thải rắn y tế ………………………. 69
Bảng 3.15. Dụng cụ, thiết bị và thời gian lưu chứa chất thải rắn y tế …………… 70
Bảng 3.16. Đánh giá về các thiết bị, hoá chất xử lý chất thải rắn y tế …………… 71
Bảng 3.17. Các biện pháp thu hồi tái chế chất thải rắn y tế tại các bệnh viện .. 72
Bảng 3.18. Lượng chất thải rắn y tế được thu hồi, tái chế …………………………… 72
Bảng 3.19. Kiến thức của nhân viên y tế trong quản lý chất thải rắn y tế ……… 73
Bảng 3.20. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức quản lý chất thải rắn y tế ở nhân
viên y tế ………………………………………………………………………………….. 74
Bảng 3.21. Hiệu quả nâng cao kiến thức cơ bản quản lý chất thải rắn y tế của
nhân viên y tế ………………………………………………………………………….. 75Bảng 3.22. Hiệu quả nâng cao kiến thức phân định chất thải rắn y tế của nhân
viên y tế ………………………………………………………………………………….. 75
Bảng 3.23. Hiệu quả nâng cao kiến thức màu sắc túi, dụng cụ lưu chứa chất thải
rắn y tế của nhân viên y tế ………………………………………………………… 76
Bảng 3.24. Hiệu quả nâng cao kiến thức về cảnh báo chất thải rắn y tế của nhân
viên y tế ………………………………………………………………………………….. 76
Bảng 3.25. Hiệu quả nâng cao kiến thức bao bì, dụng cụ lưu chứa chất thải rắn y
tế của nhân viên y tế …………………………………………………………………. 77
Bảng 3.26. Hiệu quả nâng cao kiến thức về thu gom chất thải rắn y tế của nhân
viên y tế ………………………………………………………………………………….. 77
Bảng 3.27. Hiệu quả nâng cao kiến thức về phòng hộ của nhân viên y tế ……… 78
Bảng 3.28. Một số tổn thương do chất thải sắc nhọn ở nhân viên y tế …………… 80
Bảng 3.29. Nguy cơ tổn thương do chất thải sắc nhọn ở nhân viên y tế ………… 81
Bảng 3.30. Mắc bệnh truyền nhiễm ở nhân viên y tế liên quan chất thải y tế …. 82
Bảng 3.31. Tỷ lệ tiêm vắc xin ở nhân viên y tế ……………………………………………. 82
Bảng 3.32. Quản lý nguy cơ trước, trong và sau khi nhân viên khi bị tổn thương
do chất thải sắc nhọn ……………………………………………………………….. 84
Bảng 3.33. Giảm triệu chứng tiếp xúc đến chất thải rắn y tế ở nhân viên y tế .. 85
Bảng 3.34. Cải thiện túi, dụng cụ thu gom, lưu trữ chất thải rắn y tế tại các khoa
tại bệnh viện Đa khoa Đức Giang ……………………………………………… 86
Bảng 3.35. Cải thiện thực hành phân loại chất thải rắn y tế tại các khoa/phòng
tại bệnh viện đa khoa Đức Giang ………………………………………………. 87
Bảng 3.36. Giảm thiểu lượng chất thải rắn y tế tại các khoa tại bệnh viện Đa khoa
Đức Giang ………………………………………………………………………………. 87
Bảng 3.37. Thực hành quản lý CTRYT nguy cơ chứa SARS-CoV-2 ………………. 88
Bảng 3.38. Can thiệp giảm lượng chất thải nguy cơ chứa SARS-CoV-2 ……….. 89
Bảng 3.39. Kết quả khử nhiễm chất thải lây nhiễm bằng chloramin……………… 90Bảng 3.40. Kết quả khử nhiễm chất thải lây nhiễm bằng thiết bị hấp chất thải. 90
Bảng 3.41. Hiệu quả thu hồi tái chế chất thải rắn y tế ………………………………… 91
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Thành phần chất thải rắn y tế ………………………………………………… 59
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ có thông tin, chỉ dẫn của nhà cung cấp với trang thiết bị, thuốc,
vật tư, hoá chất phát sinh CTRYT tại các tuyến bệnh viện …………….. 64
Biểu đồ 3.3. Xử lý chất thải rắn y tế theo mô hình cụm ……………………………….. 69
Biểu đồ 3.4. Thực trạng một số biện pháp xử lý chất thải tại các bệnh viện …… 71
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ đạt kiến thức chung trong quản lý CTRYT ở nhân viên y tế . 73
Biểu đồ 3.6. Hiệu quả nâng cao kiến thức quản lý CTYT của NVYT …………….. 79
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ tổn thương do chất thải sắc nhọn ở NVYT ……………………….. 79
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ tổn thương do chất thải sắc nhọn ở NVYT trước và sau can
thiệp ……………………………………………………………………………………….. 83
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ mức độ tổn thương do chất thải sắc nhọn ở nhân viên y tế … 83
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ NVYT mắc các bệnh truyền nhiễm trước và sau can thiệp .. 84
Biểu đồ 3.11. Thực hành quản lý chất thải nguy cơ chứa SARS-CoV-2 …………. 89
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Khung lý thuyết nghiên cứu quản lý chất thải rắn y tế ………………….. 33
Hình 2. 1 Địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………………… 36
Hình 2. 2 Sơ đồ nghiên cứu ……………………………………………………………………… 4
Nguồn: https://luanvanyhoc.com