HIỆU QUẢ QUẢN LÝ BỆNH NHÂN SỐT RÉT TRONG ĐIỀU TRỊ CÓ GIÁM SÁT TRỰC TIẾP TRÊN NGƯỜI NHIỄM PLASMODIUM FALCIPARUM

HIỆU QUẢ QUẢN LÝ BỆNH NHÂN SỐT RÉT TRONG ĐIỀU TRỊ CÓ GIÁM SÁT TRỰC TIẾP TRÊN NGƯỜI NHIỄM PLASMODIUM FALCIPARUM

HIỆU QUẢ QUẢN LÝ BỆNH NHÂN SỐT RÉT TRONG ĐIỀU TRỊ CÓ GIÁM SÁT TRỰC TIẾP TRÊN NGƯỜI NHIỄM PLASMODIUM FALCIPARUM CHƯA BIẾN CHỨNG TẠI HUYỆN KRÔNG PA TỈNH GIA LAI, NĂM 2019-2020
Đoàn Đức Hùng1, Đặng Đức Anh2, Hồ Văn Hoàng1, Nguyễn Duy Sơn1
1 Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn
2 Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu can thiệp có đối chứng với mục đích đánh giá hiệu quả quản lý người đơn nhiễm P.falciparum (P.fal) chưa biến chứng giữa nhóm “điều trị có quan sát trực tiếp”-DOT và “điều trị tự quản lý”-SAT tại 4 xã thuộc huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai năm 2019 -2020. 180 bệnh nhân ở hai nhóm là người đơn nhiễm P.fal chưa biến chứng được xác định bằng lam máu nhuộm Giem sa soi trên kính hiển vi, được điều trị bằng thuốc Pyronaridine–artesunate (Pyramax®) uống trong 3 ngày liên tiếp kết hợp với primaquine liều duy nhất vào ngày đầu tiên. Kết quả cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị ở nhóm DOT là 100%, cao hơn so với nhóm SAT là 68,89%. Thời gian cắt sốt ở nhóm DOT là 24,5 ± 3,1 giờ, ngắn hơn so với nhóm SAT là 48,8 ± 13,2 giờ. Thời gian làm sạch P.fal ở nhóm DOT là 48,6 ± 15,2 giờ, ngắn hơn ở nhóm SAT là 87,1 ± 11,7 giờ. Hiệu quả làm sạch P.fal ở ngày D3 ở nhóm DOT là 95,56%, cao hơn nhóm SAT là 78,89%. Bệnh nhân ở nhóm SAT có khả năng còn tồn tại P.fal ở ngày D3 cao hơn 5,75 lần với 95%CI (1,87-17,68) so với nhóm DOT, (p = 0,002). Tỷ lệ tái phát P.fal ở nhóm DOT là 0%, thấp hơn nhiều so với nhóm SAT là 24,44%. Chỉ số hiệu quả giảm tỷ lệ P.fal ở nhóm DOT là 97,03% (giảm từ 2,02% xuống còn 0,06%), p <0,0001; ở nhóm SAT thấp hơn nhiều, chỉ có 71,28% (giảm từ 2,02% xuống còn 0,58%), p<0,0001. Hiệu quả can thiệp ở nhóm DOT cao hơn nhóm SAT. Hiệu quả can thiệp đạt 25,75%.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
P. falciparum, Pyronaridine-artesunate, điều trị DOT, Krông Pa, Gia Lai

Tài liệu tham khảo
1. Viện Sốt rét-Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương. Báo cáo tổng kết công tác phòng chống và loại trừ sốt rét năm 2017 và triển khai kế hoạch năm 2018. Báo cáo Hội nghị. 2018; 6-12. 
2. Bộ Y tế (2018), Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sốt rét, Ban hành kèm theo Quyết định số 4845 QĐ/BYT ngày 08/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Hà Nội, tr. 7-50. 
3. Phạm Ngọc Đính (2013), Dịch tễ học, giáo trình giảng dạy sau đại học, Nhà xuất bản Y học, tr. 241, 243. 
4. Nguyễn Xuân Xã (2016), Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét và hiệu quả của truyền thông phòng chống sốt rét cho cộng đồng người Gia Rai huyện Đức Cơ tỉnh Gia Lai, Luận án tiến sỹ chuyên ngành ký sinh trùng và côn trùng y học, Viện sốt rét-KST-CT Trung ương. 
5. Tạ Thị Tĩnh, Bùi Quang Phúc, Huỳnh Hồng Quang và cs., (2013). Hiệu lực của một số thuốc sốt rét có thành phần là dẫn chất của artemisinin (ACTs) trong điều trị sốt rét do P.falciparum chưa biến chứng tại một số vùng sốt rét lưu hành giai đoạn 2005-2012. Tạp chí PCSR và các bệnh KST, ISSN 0868-3735, số 6-2013, trang 90-96. 
6. Huỳnh Hồng Quang, Phạm Thanh Hiền (2019), Đánh giá hiệu lực và tính an toàn của phát đồ Pyramax® trong điều trị bệnh nhân sốt rét do P.falciparum chưa biến chứng tại huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai, năm 2019. Báo cáo nghiệm thu đề tài khoa học cấp cơ sở. Quy Nhơn, tr. 29-74. 
7. Quách Ái Đức (2016), Nghiên cứu thực trạng mắc sốt rét, đánh giá hiệu lực và hiệu quả điều trị của DHA trên cộng đồng thuộc vùng sốt rét lưu hành nặng của tỉnh Bình Phước giai đoạn 2009-2013, Luận án tiến sĩ y học, tr. 117-118. 
8. Nguyễn Đức Mạnh và ctv (2019), Điều trị Pyramax cho người nhiễm P.vivax và P.falciparum kháng với

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment