HIỆU QUẢ SỬ DỤNG HUYẾT THANH KHÁNG NỌC RẮN Ở BỆNH NHÂN BỊ RẮN LỤC TRE CẮN
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG HUYẾT THANH KHÁNG NỌC RẮN Ở BỆNH NHÂN BỊ RẮN LỤC TRE CẮN
Vũ Thị Diễm Quỳnh1, Nguyễn Văn Thủy2, Vũ Thị Thuỷ1, Nguyễn Thu Hằng1
1 Trường Đại học Y khoa Vinh
2 Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Điều trị đặc hiệu bằng huyết thanh kháng nọc rắn là biện pháp tốt nhất để giảm triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và tỷ lệ biến chứng do rắn lục cắn. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An từ 05/2021 – 05/2022 với mục tiêu đánh giá kết quả điều trị đặc hiệu huyết thanh kháng nọc rắn lục tre ở bệnh nhân bị rắn lục tre cắn. Trên 30 bệnh nhân được sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn, sau 12 giờ và 24 giờ triệu chứng sưng nề cải thiện 96,8% và 100%; triệu chứng xuất huyết cải thiện 92,3% và 100%. PT, INR, aPTT, Fibrinogen và tiểu cầu cải thiện có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tỉ lệ xuất hiện tác dụng không mong muốn là 3,3%
Rắn lục tre cắn là một cấp cứu ngộ độc thường gặp ở nước ta và trên toàn thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp rắn độc cắn thuộc danh mục các bệnh nhiệt đới dễ bị bỏ sót[1]. Ở Việt Nam ước tính số người bị rắn cắn khoảng 30.000 người/năm, với tỷ lệ tử vong hàng năm cao (80/1.000.000 người) [2]. Theo tác giả Võ Văn Thắng (2020), trong 450 bệnh nhân nhập viện vì rắn cắn tại Bệnh viện Quân Y 121 trong năm 2017 có tới 414 trường hợp (chiếm 92%) có nguyên nhân từ vết cắn của rắn lục tre [3]. Điều trị đặc hiệu bằng huyết thanh kháng nọc rắn(HTKNR)là biện pháp được khuyến cáo. Tuy nhiên, với việc điều trị huyết thanh càng muộn thì triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng càng nặng và hiệu quả càng giảm. Do vậy nhiều bệnh nhân không còn chỉ định điều trị huyết thanh, để lại di chứng nặng nề, tàn phế hoặc đe dọa tử vong. Hiện nay, ở nước ta đã đưa vào điều trị có 2 loại huyết thanh kháng nọc rắn là huyết thanh kháng nọc rắn dành cho rắn hổ đất và huyết thanh kháng nọc rắn dành cho rắn lục tre [4].Sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn lục tre tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An từ tháng 12/2020 đã làm giảm triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và tỷ lệ biến chứng cũng như thời gian nằm viện tạo ra bước chuyển biến lớn trong quản lý và điều trị bệnh nhân rắn độc cắn. Tuy nhiên, tại Nghệ An vẫn chưa có nghiên cứu nào về hiệuqủa của việc sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn lục tre, do đó chúng tôi thực hiện đề tài này nhằmđánh giá kết quả điều trị đặc hiệu huyết thanh kháng nọc rắn lục tre ở bệnh nhânbị rắn lục tre cắn tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com