Hiệu quả và tính khả thi của mô hình cộng tác viên phòng chống sốt xuất huyết tại xã Hương Mỹ (Bến Tre)
Tên bài báo:Hiệu quả và tính khả thi của mô hình cộng tác viên phòng chống sốt xuất huyết tại xã Hương Mỹ (Bến Tre)
Tác giả:Nguyễn Thị Kim Tiến, Nguyễn Trọng Toàn, Lương Chấn Quang, Vũ Thị Quế Hương, Lưu Lệ loan, Rom Marchand
Tên tạp chí:Y học thực hành
Năm xuất bản:2006Số:5Trang:69-72
Tóm tắt:Năm 2002, xã Hương Mỹ (Mỏ Cày, Bến Tre) đã được chọn để xây dựng lại mô hình cộng tác viên (CTV) phòng chống sốt xuất huyết (PCSXH) theo đúng tiêu chuẩn của Dự án Quốc gia PCSXH. Theo mô hình chuẩn, mỗi CTV chỉ phụ trách 50-75 hộ gia đình để vãng gia hàng tháng, được phụ cấp 25.000 đồng/tháng, đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát. Một xã khác trong huyện được chọn làm xã chứng (Tân Trung). Các chỉ số côn trùng của xã có CTV diễn biến đều đặn hơn xã chứng. Chỉ số Breteau của xã có CTV chỉ dao động trong khoảng 35-55 (mùa khô) đến 65-180 (mùa mưa); trong khi xã chứng lần lượt là 40-110 và 55-340. Sau 1 năm nghiên cứu, hầu hết các chỉ số côn trùng của xã có CTV đều giảm mạnh, chỉ số lăng quăng giảm đáng kể từ 73% xuống còn 48%, chỉ số Breteau từ 213 xuống 104. Tính chung, tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh sau 1 năm của xã có CTV chỉ ở mức 15,7%, thấp hơn gần 1 nửa so với xã chứng (25%). Điều này chứng tỏ mức độ lan truyền virut trong cộng đồng ở xã có CTV thấp hơn xã chứng.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất