Hóa-xạ trị đồng thời ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III
Luận án Hóa-xạ trị đồng thời ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III.Ung thư phổi nguyên phát (UTPNP) hiện vẫn đang là một vấn đề sức khỏe phổ biến ở cả nam và nữ giới, chiếm tỉ lệ gần 13% tổng số bệnh nhân ung thư mới và gây tử vong cho khoảng 1,2 triệu người mỗi năm trên toàn cầu [79]. Tại Hoa Kỳ, số bệnh nhân tử vong do ung thư phổi còn lớn hơn tử suất của các bệnh lý ung thư thường gặp khác là ung thư vú, ung thư đại trực tràng và ung thư tiền liệt tuyến cộng lại [21]. Tại Việt nam, các kết quả ghi nhận ung thư quần thể bước đầu cũng cho thấy UTPNP có xuất độ cao ở cả hai giới, ước tính mỗi năm có hơn 20.000 bệnh nhân UTPNP mới xuất hiện trên phạm vi cả nước. Đây thật sự là gánh nặng cho ngành y tế và cho cả xã hội [3], [5].
Ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) chiếm 75 – 80% số bệnh nhân ung thư phổi. Đối với bệnh nhân giai đoạn sớm, điều trị ngoại khoa có thể đạt được tỉ lệ sống còn 5 năm đến 40%. Tuy nhiên, đáng tiếc là phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, trong đó giai đoạn III chiếm khoảng 35%. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong điều trị nhưng tiên lượng của bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn này vẫn còn rất khiêm tốn với tỉ lệ sống còn 5 năm chỉ từ 10 – 15% [79]. Trong thập niên 1980, xạ trị đơn thuần là phương pháp điều trị được chọn lựa khi bệnh nhân quá chỉ định phẫu thuật; tuy nhiên, tỉ lệ sống còn 5 năm thường là dưới 10% [92], [120]. Những thập niên 1990 – 2000 chứng kiến trào lưu tiến hành nhiều nghiên cứu pha III phối hợp hóa và xạ trị theo kiểu lần lượt (hóa-xạ trị tuần tự) và kiểu cùng lúc (hóa-xạ trị đồng thời). Hầu hết các nghiên cứu đều cho kết quả sống còn cải thiện rõ rệt so với xạ trị đơn thuần [23], [49], [92].
Auperin và cộng sự (2010) thực hiện phân tích gộp sáu thử nghiệm lâm sàng khác nhau trên 1205 bệnh nhân UTPKTBN so sánh hóa-xạ trị đồng thời và hóa-xạ trị tuần tự. Kết quả cho thấy hóa-xạ trị đồng thời làm giảm nguy cơ tử vong tương đối đến 16%, tăng tuyệt đối tỉ lệ sống còn sau 3 năm lên 5,7% và tỉ lệ sống còn 5 năm lên đến 4,5% [22]. Vì vậy, phối hợp hóa-xạ trị đồng thời hiện nay được xem là liệu pháp điều trị chuẩn cho bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn III không phẫu thuật đuợc trong các huớng dẫn thực hành lâm sàng ở châu Âu và Hoa Kỳ [137], [142].
Vấn đề gây trở ngại cho việc ứng dụng rộng rãi HXTĐT trên lâm sàng chính là do độc tính liên quan điều trị, nhất là khi sử dụng các thuốc hóa trị thế hệ 2 [45], [55], [57]. Với nỗ lực tối uu hóa hiệu quả của HXTĐT, gần đây các tác giả tập trung nghiên cứu việc sử dụng các thuốc hóa trị mới (thế hệ thứ 3). Trong xu huớng đó, phối hợp bộ đôi Paclitaxel-Carboplatin cho kết quả sống còn khả quan với độc tính tuơng đối thấp hơn so với các phác đồ hóa trị có platinum khác trong nhiều thử nghiệm lâm sàng pha III đa trung tâm ở Mỹ và châu Âu [26], [75], [138]. Tại Nhật bản, Paclitaxel-Carboplatin cũng đuợc xem là một trong những phác đồ mang tính tham khảo trong các nghiên cứu pha III của nhóm Ung buớu lồng ngực Tây Nhật bản [143].
Ở nuớc ta do phuơng tiện xạ trị còn thiếu thốn, việc áp dụng phối hợp hóa-xạ trị đồng thời trong điều trị ung thu nói chung còn nhiều mới mẻ và thách thức. Câu hỏi đặt ra là thực hiện hóa-xạ trị đồng thời cho bệnh nhân UTPKTBN trong điều kiện y tế nuớc ta có thực sự đem lại ích lợi hơn hay không? Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Hóa-xạ trị đồng thời ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III nhằm đánh giá hiệu quả và tính an toàn của liệu pháp mới này, từ đó, tăng thêm lựa chọn phuơng pháp điều trị UTPKTBN tại các cơ sở y tế của nuớc ta.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục…………………………………………………………..………………….
Danh mục các chữ viết tắt………..……………………………………..…………..
Bảng đối chiếu thuật ngữ Việt – Anh……………………………………….……..….
Danh mục các hình, biểu đồ và sơ đồ….……..…………………………………..….
Danh mục các bảng………….………………………………………………….……
ĐẶT VẤN ĐỀ………………..…………………………………..………………….
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU……………….………………….……………………
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU………..………………………………………..
1.1. Đặc điểm dịch tễ học…………………………………….……….…………..
1.2. Đặc điểm lâm sàng ……………………………………….……..…….……..
1.3. Chẩn đoán giai đoạn bệnh ..……………………………….…………..…….
1.4. Đặc điểm mô bệnh học …………………………………….…………………
1.5. Đặc điểm điều trị UTPKBN …………….…………………..……………….
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ………………………………………….….…………
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………….………………….
2.3. Các bƣớc tiến hành…………………………………………….…………….
2.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu………………………………….………………
2.5. Phƣơng pháp thống kê ……………………………………………..….…….
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..……………………………………….
3.1. Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và giai đoạn bệnh ……………………….….
3.2. Đặc điểm điều trị ………………………………………………………….….
3.3. Độc tính liên quan điều trị ……………………………………………..……
3.4. Đáp ứng điều trị ……………………. …………….……………….……..…
3.5. Thời gian sống còn…………………………………………….…………….
3.6. Các yếu tố tiên lƣợng sống còn………………………………..………………
Trang
3.7. Các dạng thất bại điều trị …………………………………………..………..
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN …………………………………………………………….
4.1. Nhận định về các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và mô bệnh học…………..
4.2. Nhận định về các đặc điểm điều trị và tính an toàn…………………………………..
4.3. Đánh giá đáp ứng điều trị và thời gian sống còn ………………..…………..
4.4. Nhận định về tính ứng dụng HXTĐT trong thực hành lâm sàng…………….
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………………………
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH……………………………………………….
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
- Lê Tuấn Anh, Nguyễn Ngọc Bảo Hoàng (2013), “Đặc điểm chẩn đoán và điều trị 1158 bệnh nhân ung thƣ phổi”. Y học lâm sàng, số 17, tr. 96 -99.
- Hàn Thị Thanh Bình, Nguyễn Bá Đức, Trần Văn Thuấn (2013), “So sánh hiệu quả điều trị hóa chất phác đồ Paclitaxel-Cisplatin và Etoposide-Cisplatin trên bệnh nhân ung thƣ phổi không phải tế bào nhỏ giai đoạn IIIB – IV”. Ung thư học Việt Nam, số 4, tr. 180-188.
- Bùi Diệu, Nguyễn Bá Đức, Trần Văn Thuấn, Nguyễn Thị Hoài Nga, Nguyễn Chấn Hùng, Lê Hoàng Minh, Phạm Xuân Dũng (2013), “Gánh nặng bệnh ung thƣ và chiến lƣợc phòng chống ung thƣ quốc gia đến năm 2020”. Y học lâm sàng, số17, tr. 13 -19.
- Nguyễn Lam Hòa, Lƣơng Đình Hạ (2013), “Nhận xét bƣớc đầu kết quả nội soi phế quản có sinh thiết và chọc u xuyên thành ngực để chẩn đoán ung thƣ phổi tại Trung tâm Ung bƣớu Hải phòng”. Y học lâm sàng, số 17, tr. 325 -330.
- Nguyễn Chấn Hùng, Lê Hoàng Minh và cs (2006). “Gánh nặng ung thƣ tại TP Hồ Chí Minh”. Y học TPHCM, (phụ bản số 4) tr. 1-8.
- Mai Trọng Khoa, Lê Hoàng Minh, Trần Văn Ngọc, Nguyễn Hữu Lân và cs (2013), “Nghiên cứu dịch tễ học phân tử đột biến gen tăng trƣởng biểu bì (EGFR) ở bệnh nhân Việt Nam ung thƣ phổi biểu mô tuyến giai đoạn tiến triển”. Y học lâm sàng, số 17, tr. 233 -238.
- Nguyễn Tuấn Khôi (2007), “Điều trị ung thƣ phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa tại chỗ”. Luận án tốt nghiệp chuyên khoa cấp II ung thư học, Đại học Y dƣợc TP. Hồ Chí Minh.
- Lê Hoàng Minh, Phạm Xuân Dũng, Đặng Huy Quốc Thịnh và cs (2013), “Xuất độ ung thƣ Thành phố Hồ Chí Minh: kết quả từ ghi nhận ung thƣ quần thể 2007- 2011”. Ung thư học Việt Nam, số 4, tr. 19-27.
- Trần Mai Phƣơng (2009), “Đánh giá kết quả hóa-xạ trị đồng thời ung thƣ phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB tại bệnh viện K”. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
- Đỗ Quyết, Đặng Đức Cảnh (2003), “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh ung thƣ phổi nguyên phát trên phim X-quang chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc”. Y học lâm sàng, số 17, tr. 250 -257.
- Trần Đình Thanh (2011), “Chẩn đoán và điều trị ung thƣ phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa ở ngƣời trên sáu mƣơi tuổi”. Luận án tốt nghiệp chuyên khoa cấp II Ung thư học, Đại học Y dƣợc TP Hồ Chí Minh.
- Trần Đình Thanh, Hoàng Thị Quý và cs (2008). “Kết quả hóa trị ung thƣ trong lồng ngực 2005 – 2007 tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch”. Y học TP.HCM, tập 12, phụ bản số 4, tr. 212- 218.
- Bùi Công Toàn, Trần Văn Thuấn, Lê Thanh Đức và cs (2013), “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị trong ung thƣ phổi không tế bào nhỏ bằng hóa-xạ trị đồng thời”. Y học thực hành, số 12, tr.47-52.
- Bùi Công Toàn, Nguyễn Việt Long và cs (2012), “Đáp ứng điều trị và thời gian sống thêm của ung thƣ phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III theo phác đồ hóa-xạ trị đồng thời”. Nghiên cứu y học, phụ trƣơng 30 (3C), tr. 162-168.
- Hồ Văn Trung (2005), “Xạ trị ung thƣ phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển tại vùng”. Luận án tốt nghiệp chuyên khoa cấp II Ung thư học, Đại học Y dƣợc TP. Hồ Chí Minh.
- Bùi Chí Viết, Lê Văn Cƣờng, Nguyễn Chấn Hùng (2010) “Khảo sát những đặc điểm lâm sàng và điều trị ung thƣ phổi không tế bào nhỏ”, Y học TPHCM tập 14, phụ bản số 4, tr. 386-396.
- Vũ Văn Vũ (2006), “Hóa liệu pháp ung thƣ phổi không phải tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa”. Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y dƣợc TP Hồ Chí Minh
Nguồn: https://luanvanyhoc.com